Người cán bộ quan hệ quốc tế ở Đài TNVN ngày ấy...

VOV.VN - Bài viết của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Trưởng phòng Quan hệ quốc tế của Đài TNVN, về những ngày đầu làm nhiệm vụ này ở Đài 

Từ sau kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, Bác Hồ và Chính phủ về thủ đô. Và Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) nhận làm nhiệm vụ phát thanh, rồi sau đó chỉ ít năm, làm cả truyền hình tại 3 tòa nhà Nga-my (tên gọi từ thời Pháp thuộc) đồ sộ và rất đẹp của Pháp để lại ở khu đất số 58 phố Quán Sứ. Tại đấy, một thế hệ mới của Ủy ban Phát thanh và Truyền hình Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng để thực hiện những nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới của đất nước.

Phòng Quan hệ Quốc tế lúc bấy giờ do anh Lê Quý - Ủy viên Bộ Biên tập- chỉ đạo trực tiếp. Anh Lê Tiến, phụ trách trưởng phòng của chúng tôi mới đầu chỉ có 4-5 người, trong đó có tôi và anh Vương Thịnh, về sau nhanh chóng phát triển thêm hàng chục người. Công việc cứ lớn dần lên theo nhiệm vụ của Đài.

Chúng tôi làm cả việc tổ chức cho Lãnh đạo đi họp quốc tế đến việc đón khách quốc tế sang thăm Việt Nam và đưa, dẫn các đoàn phóng viên, biên tập các đài phát thanh và truyền hình các nước anh em đi làm việc tại các địa phương, các tỉnh thành trong nước ta. Các chuyến đi này nhằm giới thiệu tình hình kinh tế, đời sống của nhân dân ta qua các thời kỳ chiến tranh và hòa bình nhằm tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của quốc tế đối với đất nước còn nhiều khó khăn sau chiến tranh.

Chúng tôi cũng tổ chức làm những chương trình phát thanh đặc biệt, giới thiệu Việt Nam ra quốc tế vào những dịp kỷ niệm lớn của đất nước; tổ chức các chương trình tiếng Nga có thu băng gửi đi trao đổi và nhận lại các chương trình thu băng của các nước XHCN Liên Xô, Đông Âu trong tổ chức phát thanh truyền hình quốc tế như Liên Xô, Ba Lan, Hungary, Bungary, Rubani, Tiệp Khắc...

Việc làm thì nhiều, bộn bề, bao gồm đón và đuổi theo tình hình chính trị và thời sự của đất nước. Kể lại thì chỉ có vậy, nhưng đó là một thời của những công việc mang theo cả dấu ấn lịch sử thời đại, một thời mà chúng tôi không bao giờ có thể quên.

Xin kể ra một vài sự kiện lớn mà chúng tôi từng có dịp tham gia, như:

- Cuộc tiếp xúc và làm việc với anh Nguyễn Đình Thi và chị Madeleine Riffaud- một mối tình không biên giới - tại cuộc họp giao ban buổi sáng của Bộ Biên tập Đài ở 58 Quán Sứ. Hồi ấy, chị Madeleine Riffaud được Bác Hồ chính thức mời trở lại thăm Hà Nội.

-  Cùng với Thông tấn xã Việt Nam làm việc với cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở Đài phát xạ Mễ Trì sau vụ máy bay Mỹ oanh tạc tan hoang.

- Làm việc với Đại sứ quán Nga và nhà nữ du hành vũ trụ Liên Xô Valentina Tereshkova sang thăm Việt Nam. Lần ấy chị được tặng danh hiệu “Anh Hùng Lao Động”.

- Dự và phản ánh lễ vinh danh chủ tịch Tôn Đức Thắng do Chính phủ và Đại sứ quán Liên Xô tổ chức vào đúng ngày kỷ niệm thành lập Đài, ngày 07/09/1978.

Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ: một thủy thủ, thợ máy trẻ tuổi người Việt - Tôn Đức Thắng trên chiến hạm của Pháp ngày 19 tháng 04 năm 1919 đã dũng cảm kéo cờ ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga. Điều này đã bảo hiện khởi đầu sự nổi dậy của tất cả các chiến hạm của quân đội viễn chinh Pháp, đòi Chính phủ Pháp phải ra lệnh rút khỏi biển Đen, khỏi Odessa vào đầu tháng 5 năm 1919.

Hồi ấy, phía Chính phủ Liên Xô có ý định tặng Bác Tôn một huân chương cao quý, nhưng Bác không đồng ý nhận, vì Bác cho rằng Bác đã làm việc ấy cùng với các thủy thủ trẻ của nước Pháp. Bác muốn chúng ta nhớ việc ấy, cũng như tất cả các hoạt động của nhân dân Việt Nam, đã ghi dấu son rực rỡ về một mối tình đoàn kết quốc tế hoàn toàn trong sáng đã diễn ra trong lịch sử tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Liên Xô.

 

Được gần gũi với Bác Hồ, Bác Tôn và Bác Đồng lúc bấy giờ, tôi được hiểu các cụ đã xử lý việc tế nhị ấy trong quan hệ ngoại giao một cách tài tình và khéo léo đến chừng nào...

Tôi lúc ấy mới chỉ là một trưởng đoàn chuyên gia Việt Nam đã từng làm việc gần 8 năm ở Đài phát thanh Moscow, Ban Phát Thanh tiếng Việt và trưởng phòng phát thanh tiếng Nga, Đài Tiếng nói Việt Nam; đã nhận thức được trách nhiệm và tình cảm làm quan hệ quốc tế một cách chân thành, giản dị và khiêm nhường như vậy của các cụ…

Năm 1983, khi Ủy ban Phát thanh Truyền hình Việt Nam tách ra làm 2 cơ quan Phát thanh và Truyền hình riêng, tôi được Bộ Biên tập phân công làm trưởng phòng quan hệ quốc tế của Đài phát thanh. Tôi hiểu rằng, làm công tác quan hệ quốc tế của cơ quan lớn cuối cùng cũng chỉ là làm quan hệ quốc tế giữa con người và con người. Trình độ hiểu biết, học thức, thế giới quan phong phú của mỗi người, mỗi nước tuy có khác nhau nhưng điều cốt lõi vẫn là đạo đức, là nhân cách, là lòng yêu vô bờ bến, là tinh thần phụng sự đất nước mình, dân tộc mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Năm 2018, Đài TNVN đoạt nhiều giải báo chí lớn
Năm 2018, Đài TNVN đoạt nhiều giải báo chí lớn

VOV.VN -Chiều nay (22/1), Liên chi hội Nhà báo Đài TNVN tổ chức công tác tổng kết hoạt động 2018 và triển khai nhiệm vụ 2019.

Năm 2018, Đài TNVN đoạt nhiều giải báo chí lớn

Năm 2018, Đài TNVN đoạt nhiều giải báo chí lớn

VOV.VN -Chiều nay (22/1), Liên chi hội Nhà báo Đài TNVN tổ chức công tác tổng kết hoạt động 2018 và triển khai nhiệm vụ 2019.

Đài TNVN tiếp nhận 100 cây hoa Anh đào do Nhật Bản trao tặng
Đài TNVN tiếp nhận 100 cây hoa Anh đào do Nhật Bản trao tặng

VOV.VN - 100 cây hoa Anh đào đã được Tập đoàn Kairinjuku của Nhật Bản trao tặng cho Đài Tiếng Nói Việt Nam.

Đài TNVN tiếp nhận 100 cây hoa Anh đào do Nhật Bản trao tặng

Đài TNVN tiếp nhận 100 cây hoa Anh đào do Nhật Bản trao tặng

VOV.VN - 100 cây hoa Anh đào đã được Tập đoàn Kairinjuku của Nhật Bản trao tặng cho Đài Tiếng Nói Việt Nam.