Luật sư Trần Đình Triển nói gì về vụ ông Trần Văn Thêm và án oan sai?

VOV.VN - Theo luật sư, những sự việc xem xét lại để bảo đảm đúng chân lý chưa được làm đến nơi đến chốn dẫn đến tình trạng dân kêu oan hàng chục năm trời.

Khi dư âm của những vụ án oan sai Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén gây rúng động cả nước vẫn còn thì những ngày qua, dư luận lại hướng sự quan tâm đến một số vụ án oan sai như của ông Trần Văn Thêm (81 tuổi, ở xã Yên Phụ, huyện Yên Phong (Bắc Ninh); vụ án có dấu hiệu oan sai của ông Trần Văn Vót ở Lý Nhân, Hà Nam. Gần hết một đời người bị ngồi tù oan, mặc dù gia đình đã nhiều lần có đơn kháng cáo, cơ quan Viện kiểm sát đã có đơn kháng nghị nhưng chưa được giải quyết.

Về vấn đề này, phóng viên VOV phỏng vấn Tiến sĩ, Luật sư Trần Đình Triển – Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội – Trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân.

Luật sư Trần Đình Triển (Ảnh: VP Luật sư Vì dân).

PV: Nhìn lại một số vụ án oan, sai thời gian qua cho thấy: Điểm chung của những vụ án này là hành trình kêu oan vô cùng gian nan. Có vụ kéo dài hàng chục năm trời trong hoàn cảnh gia đình khánh kiệt, ly tán. Có vụ, dù đã có đơn kháng nghị của Viện kiểm sát nhưng đường tìm công lý vẫn bế tắc. Tại sao lại như vậy, thưa ông?

Luật sư Trình Đình Triển: Vụ án oan sai có nhiều nguyên nhân khác nhau, một là về công tác tổ chức, hai là những sự việc xem xét lại để bảo đảm đúng chân lý thì chưa được làm đến nơi đến chốn, chưa có quy trình làm đúng mực để xem xét lại chứng cứ, hồ sơ dẫn đến dân kêu oan không chỉ 1 năm mà kéo dài hàng chục năm.

Chúng ta phải thừa nhận rằng đó là một sự thiếu sót trong quá trình xem xét lại những vụ án mà theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm, thậm chí có trường hợp có văn bản kháng nghị của Viện kiểm sát nhưng cũng bị tòa án bác bỏ. Đó là việc cần phải xem xét lại trình tự đánh giá về chứng cứ của hồ sơ cũng như xem xét lại toàn bộ hồ sơ, quá trình tiến hành tố tụng, thu thập chứng cứ và có những tình tiết mới phải được đánh giá một cách khách quan. Tôi cho rằng, ở đây có lỗi mang tính chất hệ thống.

PV: Khi bản án được  cấp sơ thẩm tuyên còn bộc lộ dấu hiệu vi phạm, gia đình bị cáo thường trông chờ bản án được xem xét lại theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm. Tuy nhiên, việc giải quyết đơn kháng cáo, kháng nghị đầy khó khăn như vậy thì trách nhiệm thuộc về ai, thưa ông?

Luật sư Trình Đình Triển: Theo tôi, trước hết trách nhiệm thuộc về cơ quan điều tra, cơ quan truy tố là Viện kiểm sát, đến các cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Để giải quyết được vấn đề này, cơ chế trong luật quy định rõ là kiểm sát viên độc lập chỉ tuân theo pháp luật, hội đồng xét xử độc lập tuân theo pháp luật. Cũng có tình trạng lâu nay là họp ba ngành, hay còn gọi là họp liên ngành, trao đổi án…làm cho tính vô tư, khách quan bị mất đi.

Thứ hai, khi ba ngành đã trao đổi với nhau thì cứ thế quyết và khi đã quyết rồi thì ngoài hồ sơ vụ án được công khai thì có hồ sơ có những ý kiến khác, dẫn đến tính độc lập xét xử không có.

PV: Việc xem xét phúc thẩm, giám đốc thẩm trong không ít trường hợp là y án sơ thẩm. Có nhiều người lo ngại ở khâu nghiên cứu hồ sơ vụ án chưa kỹ lưỡng, thậm chí điền theo mẫu đơn chung. Ông có nhận định như thế nào về việc này?

Luật sư Trần Đình Triển: Khi xem xét phúc thẩm, trong trường hợp bình thường thì trách nhiệm ở đây là ở 3 thẩm phán; còn trường hợp mức án tử hình thì 3 thẩm phán và 2 hội thẩm nhân dân.

Trách nhiệm lâu nay mà tôi cảm nhận thấy là thụ lý một vụ án, ngồi xét xử phúc thẩm là 3 thẩm phán nhưng hầu như người nghiên cứu vụ án này chỉ có chủ tọa phiên tòa, còn hai thẩm phán ở hai bên hầu như chỉ tham gia phụ. Vì vậy tại phiên tòa nhiều khi hỏi những câu không nằm trong vụ án. Điều đó chứng tỏ nghiên cứu hồ sơ rất cẩu thả, hệ thống pháp luật của ta có sự nể nang từ cấp trên, cấp dưới, cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm, thậm chí trong cùng một hệ thống bảo vệ pháp luật từ điều tra đến kiểm sát. Họ có niềm tin và thậm chí họ cảm thấy ở cấp sơ thẩm đã xem xét rồi thì xử phúc thẩm cũng đọc cho qua loa để xem có gì kháng nghị, kháng cáo thì xem xét chứ không đọc một cách tổng thể vụ án.

Thực tế vừa qua, tôi đánh giá rất cao các thẩm phán của tòa cấp cao của 3 miền Bắc-Trung-Nam, họ đã đưa lại niềm tin cho dân, họ nghiên cứu xem xét hồ sơ rất đầy đủ. Không những vậy, ra phiên tòa họ đưa những đánh giá chứng cứ phù hợp, không có tình trạng khi làm sơ thẩm như trước đây. Sự đổi mới đó không chỉ ở tòa cấp cao ở Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM mà cần được quán triệt toàn bộ hệ thống tòa án từ cấp tỉnh đến cấp quận/huyện thì mới tránh được sự oan sai.

Ông Trần Văn Thêm trong buổi công khai xin lỗi.

PV: Như trong vụ án ông Trần Văn Thêm, khi bị oan, ông Thêm đã cùng người nhà kêu oan nhưng trong tay lại không có bất cứ một giấy tờ nào liên quan đến vụ án, kể cả cáo trạng hay bản án hai phiên tòa kết tội ông. Từ vụ việc cụ thể này, việc bảo đảm quyền lợi của người bị kết án, gia đình của họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ tham gia quá trình giải quyết đơn kháng cáo, kháng nghị đã được pháp luật quy định cụ thể chưa, thưa ông?

Luật sư Trần Đình Triển: Theo quy định của pháp luật, khi đang trong quá trình điều tra và kết thúc điều tra thì cơ quan điều tra phải cung cấp kết luận điều tra đó cho bị can. Khi chuyển kết luận điều tra sang Viện kiểm sát hoàn thành cáo trạng thì Viện kiểm sát phải cấp cáo trạng đó cho bị can và luật sư (nếu có). Khi xét xử sơ thẩm có bản án sơ thẩm thì cũng phải cấp cho bị cáo.

Tuy nhiên, trong thực tế có không ít trường hợp khi kết luận xong điều tra thì không cung cấp cho bị can, khi ra cáo trạng cũng không cấp cho bị cáo, khi có bản án cũng không cung cấp cho người bị án. Những trường hợp này hay xảy ra đối với những vụ án mà bị can, bị cáo, bị án không mời luật sư bào chữa. Vừa qua theo quy định là bản án sơ thẩm cung cấp cho luật sư nhưng cũng không được một số tòa thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Điều này vi phạm nghiêm trọng về mặt pháp luật.

Khi gia đình hay bị can, bị cáo làm đơn để xin giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì bản thân họ không có hồ sơ trong tay vì theo luật hiện nay là bị can, bị cáo không được sao chụp hồ sơ mà chỉ có luật sư hoặc người bào chữa, hoặc người trợ giúp pháp lý bào chữa cho họ tại phiên tòa mới được sao chụp hồ sơ. Nhiều trường hợp họ không có luật sư thì bản thân họ không có đầy đủ hồ sơ, chứng cứ để chứng minh, xem xét theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Thứ hai, hiện nay theo quy định của pháp luật chưa cho phép luật sư kiến nghị hay kháng nghị khi bản án có hiệu lực pháp luật. Do đó, luật sư chỉ tư vấn hoặc khi giải quyết theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì luật sư chưa được quy định là được quyền tham gia tại phiên giám đốc thẩm hay tái thẩm đó.

Một vấn đề nữa là hiện nay về mặt tổ chức cấp Tòa án Nhân dân Tối cao xem xét lại trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm toàn bộ hệ thống. Trước đây, cấp quận/huyện thì giám đốc thẩm hoặc tái thẩm là cấp tòa án tỉnh/thành phố, còn bây giờ tất cả dồn hết cho Tòa án Nhân dân Tối cao trong khi bộ máy cán bộ từ nhân viên đến thẩm tra viên, thẩm phán rất ít, rất mỏng, mà hệ thống đơn xin giám đốc thẩm hay tái thẩm của cả nước thì hàng ngày có rất nhiều nên họ không có nhiều thời gian nghiên cứu đầy đủ, khách quan toàn bộ vụ án. Do đó có tình trạng đơn đã làm sẵn trong máy và trả lời ngắn gọn nói về bản án là đã nhận được đơn của ông/bà và không có căn cứ xem xét theo trình tự giám đốc thẩm hay tái thẩm. Vì áp lực công việc như vậy nên họ có đọc hết hồ sơ đâu.

PV: Những vụ án có kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm thường rất phức tạp. Theo ông cần có quy định như thế nào để đảm bảo minh bạch thông tin và giám sát quá trình giải quyết của các cơ quan tố tụng?

Luật sư Trần Đình Triển: Trước hết, phải nêu cao vai trò của luật sư. Bản thân họ tham gia vào vụ án ngay từ khi điều tra nên họ nắm được toàn bộ hệ thống thì vai trò kiến nghị của luật sư buộc tòa phải xem xét.

Một điều nữa, luật sư được quyền tham gia các phiên tòa giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Khi luật sư hay người dân gửi đơn yêu cầu xem xét theo trình tự giám đốc thẩm hay tái thẩm những nội dung cần được xem xét thì tòa phải căn cứ vào đó và trả lời từng điểm một. Tại sao điểm này ông, bà nêu ra để xin giám đốc thẩm hoặc tái thẩm là không có căn cứ vì tài liệu gì, căn cứ là gì chứ không thể có tình trạng trả lời một cách chung chung mà không có giải thích, trả lời từng điểm cụ thể.

Tôi mong Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp càng phải được thường xuyên, liên tục và quan tâm từng giây, từng phút để không chỉ trong quá trình xây dựng pháp luật mà còn trong quá trình thực thi, áp dụng pháp luật.

PV: Xin cảm ơn luật sư./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Huỳnh Văn Nén chưa được ứng trước 1 tỷ bồi thường oan sai
Ông Huỳnh Văn Nén chưa được ứng trước 1 tỷ bồi thường oan sai

VOV.VN - Cục Bồi thường Nhà nước đã gửi văn bản sang Tòa án Nhân dân tối cao để trao đổi và phối hợp, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi.

Ông Huỳnh Văn Nén chưa được ứng trước 1 tỷ bồi thường oan sai

Ông Huỳnh Văn Nén chưa được ứng trước 1 tỷ bồi thường oan sai

VOV.VN - Cục Bồi thường Nhà nước đã gửi văn bản sang Tòa án Nhân dân tối cao để trao đổi và phối hợp, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi.

Không quyết tâm sẽ khó giải án oan sai
Không quyết tâm sẽ khó giải án oan sai

VOV.VN - Viện KSND đã chủ động phối hợp tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ một số vụ án có dấu hiệu oan hoặc sai nghiêm trọng trong thời gian qua.

Không quyết tâm sẽ khó giải án oan sai

Không quyết tâm sẽ khó giải án oan sai

VOV.VN - Viện KSND đã chủ động phối hợp tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ một số vụ án có dấu hiệu oan hoặc sai nghiêm trọng trong thời gian qua.

Bị oan sai 16 năm, 2 người phụ nữ cần một lời xin lỗi
Bị oan sai 16 năm, 2 người phụ nữ cần một lời xin lỗi

16 năm qua, 2 phụ nữ ở Đồng Tháp bị oan sai vì tội chống người thi hành công vụ đang đợi một lời xin lỗi từ cơ quan chức năng để họ và người thân không tủi hổ với đời.

Bị oan sai 16 năm, 2 người phụ nữ cần một lời xin lỗi

Bị oan sai 16 năm, 2 người phụ nữ cần một lời xin lỗi

16 năm qua, 2 phụ nữ ở Đồng Tháp bị oan sai vì tội chống người thi hành công vụ đang đợi một lời xin lỗi từ cơ quan chức năng để họ và người thân không tủi hổ với đời.

Chủ tịch nước: Ngành Kiểm sát không để lọt tội phạm, không để oan sai
Chủ tịch nước: Ngành Kiểm sát không để lọt tội phạm, không để oan sai

VOV.VN - Chủ tịch nước đề nghị ngành Kiểm sát phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, không để lọt tội phạm, không để oan sai.

Chủ tịch nước: Ngành Kiểm sát không để lọt tội phạm, không để oan sai

Chủ tịch nước: Ngành Kiểm sát không để lọt tội phạm, không để oan sai

VOV.VN - Chủ tịch nước đề nghị ngành Kiểm sát phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, không để lọt tội phạm, không để oan sai.

Vì sao ông Trần Văn Thêm phải chờ hơn 40 năm mới được minh oan?
Vì sao ông Trần Văn Thêm phải chờ hơn 40 năm mới được minh oan?

VOV.VN - Ra khỏi trại giam năm 1976 vì được xác định không giết em họ, nhưng phải 40 năm sau, tử tù Trần Văn Thêm mới chính thức được công bố vô tội.

Vì sao ông Trần Văn Thêm phải chờ hơn 40 năm mới được minh oan?

Vì sao ông Trần Văn Thêm phải chờ hơn 40 năm mới được minh oan?

VOV.VN - Ra khỏi trại giam năm 1976 vì được xác định không giết em họ, nhưng phải 40 năm sau, tử tù Trần Văn Thêm mới chính thức được công bố vô tội.

Chánh án TAND Tối cao: 5 năm có 3 trường hợp bị kết án oan sai
Chánh án TAND Tối cao: 5 năm có 3 trường hợp bị kết án oan sai

VOV.VN - Mặc dù hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt kết quả trong các mặt công tác trong nhiệm kỳ qua, song trong xét xử án hình sự có 3 trường hợp kết án oan sai.

Chánh án TAND Tối cao: 5 năm có 3 trường hợp bị kết án oan sai

Chánh án TAND Tối cao: 5 năm có 3 trường hợp bị kết án oan sai

VOV.VN - Mặc dù hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt kết quả trong các mặt công tác trong nhiệm kỳ qua, song trong xét xử án hình sự có 3 trường hợp kết án oan sai.

Tòa án tỉnh Bình Thuận thương lượng với ông Nén để bồi thường oan sai
Tòa án tỉnh Bình Thuận thương lượng với ông Nén để bồi thường oan sai

VOV.VN - Sáng 20/5, TAND tỉnh Bình Thuận có cuộc làm việc với ông Nén và các luật sư để thương lượng việc bồi thường án oan sai hơn 17 năm của ông này

Tòa án tỉnh Bình Thuận thương lượng với ông Nén để bồi thường oan sai

Tòa án tỉnh Bình Thuận thương lượng với ông Nén để bồi thường oan sai

VOV.VN - Sáng 20/5, TAND tỉnh Bình Thuận có cuộc làm việc với ông Nén và các luật sư để thương lượng việc bồi thường án oan sai hơn 17 năm của ông này

Sau 46 năm, xác nhận ông Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh bị oan sai
Sau 46 năm, xác nhận ông Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh bị oan sai

VOV.VN - Cơ quan tiến hành tố tụng khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục công bố quyết định đình chỉ bị can với ông Trần Văn Thêm và công khai xin lỗi, bồi thường.

Sau 46 năm, xác nhận ông Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh bị oan sai

Sau 46 năm, xác nhận ông Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh bị oan sai

VOV.VN - Cơ quan tiến hành tố tụng khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục công bố quyết định đình chỉ bị can với ông Trần Văn Thêm và công khai xin lỗi, bồi thường.

Ngày mai, ông Trần Văn Thêm chính thức được minh oan
Ngày mai, ông Trần Văn Thêm chính thức được minh oan

VOV.VN - Ông Thêm bị cáo buộc giết em họ để cướp của. Ông bị tuyên án tử hình cho hai tội danh. Quá trình tiến hành tố tụng, ông liên tục kêu oan.

Ngày mai, ông Trần Văn Thêm chính thức được minh oan

Ngày mai, ông Trần Văn Thêm chính thức được minh oan

VOV.VN - Ông Thêm bị cáo buộc giết em họ để cướp của. Ông bị tuyên án tử hình cho hai tội danh. Quá trình tiến hành tố tụng, ông liên tục kêu oan.

Công bố đình chỉ điều tra, công khai xin lỗi ông Trần Văn Thêm
Công bố đình chỉ điều tra, công khai xin lỗi ông Trần Văn Thêm

VOV.VN - Liên ngành tư pháp Trung ương đã tổ chức lễ công khai xin lỗi, đình chỉ điều tra bị can đối với ông Trần Văn Thêm – người mang án oan ở Bắc Ninh.

Công bố đình chỉ điều tra, công khai xin lỗi ông Trần Văn Thêm

Công bố đình chỉ điều tra, công khai xin lỗi ông Trần Văn Thêm

VOV.VN - Liên ngành tư pháp Trung ương đã tổ chức lễ công khai xin lỗi, đình chỉ điều tra bị can đối với ông Trần Văn Thêm – người mang án oan ở Bắc Ninh.