Nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng GPBank bị đề nghị mức án 14 năm tù

VOV.VN - Viện kiểm sát cho rằng Tạ Bá Long và Đoàn Văn An là chủ mưu, trực tiếp tìm cách rút tiền ngân hàng, gây thiệt hại nên cần đề nghị mức án nghiêm khắc.

Ngày 21/12, TAND TP Hà Nội tiếp tục mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án thiệt hại 4.758 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu (GPBank). Phiên tòa bước vào phần tranh luận, VKSND đưa ra căn cứ luận tội và đề nghị mức án với từng bị cáo.

Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.

Tại phiên tòa sơ thẩm sáng 21/12, Viện kiểm sát nêu lên căn cứ luận tội đối với bị cáo Tạ Bá Long (SN 1955) – nguyên Chủ tịch HĐQT GPBank và Đoàn Văn An (SN 1958) – nguyên Phó Chủ tịch GPBank cùng nhóm liên quan sở hữu 90% cổ phần của GPBank (vốn điều lệ năm 2014 là 3.018 tỷ đồng) và các bị cáo đồng phạm.

Phạm Quyết Thắng (SN 1973, phường Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội) - cựu Tổng giám đốc GPBank, Nghiêm Tiến Sỹ (SN 1973, trú ở phường Định Công, quận Hoàng Mai) – nguyên Phó tổng giám đốc, Nguyễn Anh Dung (SN 1978, ở phường Thịnh Liệt, Hà Nội) – cựu Kế toán trưởng và Nguyễn Ngọc Nam (SN 1976, trú tại phường Đống Mác, Hai Bà Trưng, Hà Nội) – cựu Giám đốc công ty Sao Bắc là cấp dưới của Long và An.

Các bị cáo trên hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng lâu năm, đủ khả năng điều khiển hành vi của hai bị cáo nhưng lại không ngăn cản mà thực hiện theo chỉ đạo của Long. Việc làm trên góp phần dẫn đến hậu quả thiệt hại 3.900 tỷ đồng tiền gốc và 858 tỷ đồng tiền lãi tại GPBank.

Căn cứ vào hồ sơ vụ án, VKS nhận định: Trong các năm 2009 và 2010, bị cáo Tạ Bá Long và Đoàn Văn An sử dụng 3 công ty gồm (Công ty Thành Trung, công ty Đại Lải và công ty Chí Linh để phát hành trái phiếu, bán cho Công ty Tài chính CP Điện lực (EVNFinance) được 3.380 tỷ đồng.

Sau khi được ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ GPBank lên 3.018 tỷ đồng, do không có tiền để trả gốc và lãi cho công ty tài chính Cổ phần điện lực, Long và An đã bàn cách rút tiền của GPBank để trả nợ.

Năm 2011, các bị cáo ký thỏa thuận đặt cọc để GPBank mua 58% diện tích tại tòa nhà Capital Tower từ Công ty Thành Trung với giá 2.200 tỷ đồng.

Hành vi của Tạ Bá Long và Đoàn Văn An vi phạm quy định tại Điều 140, luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, gây thiệt hại cho GPBank số tiền 3.900 tỷ đồng và 858 tỷ đồng tiền lãi (tính đến ngày 13/7/2015), phạm vào tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (khoản 3, Điều 165, BLHS) với vai trò là người chủ mưu, trực tiếp thực hiện phạm tội, với sự giúp sức của các bị cáo đồng phạm trong cùng vụ án này.

Từ các căn cứ trên, Viện kiểm sát đề nghị các mức án đối với các bị cáo: Đoàn Văn An từ 13 đến 14 năm tù, Tạ Bá Long từ 7 đến 8 năm tù, Phạm Quyết Thắng và Nghiêm Tiến Sỹ cùng mức án từ 5 đến 6 năm tù, Nguyễn Anh Dung từ 4 đến 5 năm tù, Nguyễn Ngọc Nam từ 3 đến 4 năm tù.

Sáng mai (22/12), phiên tòa sẽ tiếp tục./.

Bài học từ vụ đại án Phạm Công Danh

VOV.VN - Đại án tại Ngân hàng Xây dựng được coi là thiệt hại lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng, từ đó rút ra nhiều bài học về đào tạo, sử dụng cán bộ
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại án Oceanbank: Phạm Công Danh dùng tiền, Hứa Thị Phấn thụ hưởng
Đại án Oceanbank: Phạm Công Danh dùng tiền, Hứa Thị Phấn thụ hưởng

VOV.VN -500 tỷ đồng vay trái quy định tại Oceanbank được Phạm Công Danh sử dụng, và người được tòa xác định thụ hưởng là Hứa Thị Phấn.

Đại án Oceanbank: Phạm Công Danh dùng tiền, Hứa Thị Phấn thụ hưởng

Đại án Oceanbank: Phạm Công Danh dùng tiền, Hứa Thị Phấn thụ hưởng

VOV.VN -500 tỷ đồng vay trái quy định tại Oceanbank được Phạm Công Danh sử dụng, và người được tòa xác định thụ hưởng là Hứa Thị Phấn.

Đại án Phạm Công Danh: Vay vốn một đàng, sử dụng một nẻo
Đại án Phạm Công Danh: Vay vốn một đàng, sử dụng một nẻo

VOV.VN - Bảo lãnh cho 12 công ty vay 4.700 tỷ đồng mua bán vật liệu xây dựng, nhưng khi tiền vào tài khoản, Phạm Công Danh lại chuyển về tăng vốn cho VNCB.

Đại án Phạm Công Danh: Vay vốn một đàng, sử dụng một nẻo

Đại án Phạm Công Danh: Vay vốn một đàng, sử dụng một nẻo

VOV.VN - Bảo lãnh cho 12 công ty vay 4.700 tỷ đồng mua bán vật liệu xây dựng, nhưng khi tiền vào tài khoản, Phạm Công Danh lại chuyển về tăng vốn cho VNCB.

Hà Văn Thắm và Phạm Công Danh “đẩy” trách nhiệm khoản vay 500 tỷ
Hà Văn Thắm và Phạm Công Danh “đẩy” trách nhiệm khoản vay 500 tỷ

VOV.VN - Hà Văn Thắm đồng quan điểm với Phạm Công Danh cho rằng nhóm bà Hứa Thị Phấn sử dụng và phải chịu trách nhiệm về khoản vay 500 tỷ đồng.

Hà Văn Thắm và Phạm Công Danh “đẩy” trách nhiệm khoản vay 500 tỷ

Hà Văn Thắm và Phạm Công Danh “đẩy” trách nhiệm khoản vay 500 tỷ

VOV.VN - Hà Văn Thắm đồng quan điểm với Phạm Công Danh cho rằng nhóm bà Hứa Thị Phấn sử dụng và phải chịu trách nhiệm về khoản vay 500 tỷ đồng.

Làm giả sổ tiết kiệm, "rút ruột" ngân hàng hơn 6 tỷ đồng
Làm giả sổ tiết kiệm, "rút ruột" ngân hàng hơn 6 tỷ đồng

(VOV) -Chỉ trong vòng 1 tháng, hai giao dịch viên đã thông đồng làm giả sổ tiết kiệm để rút của ngân hàng hơn 6 tỷ đồng.

Làm giả sổ tiết kiệm, "rút ruột" ngân hàng hơn 6 tỷ đồng

Làm giả sổ tiết kiệm, "rút ruột" ngân hàng hơn 6 tỷ đồng

(VOV) -Chỉ trong vòng 1 tháng, hai giao dịch viên đã thông đồng làm giả sổ tiết kiệm để rút của ngân hàng hơn 6 tỷ đồng.

Làm giả hàng chục sổ đỏ rút ruột ngân hàng hơn 100 tỷ đồng
Làm giả hàng chục sổ đỏ rút ruột ngân hàng hơn 100 tỷ đồng

Từ tháng 3/2010 đến tháng 11/2011, Nguyễn Đăng Hải cùng đồng phạm đã làm giả và sử dụng 55 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn ở 6 ngân hàng.

Làm giả hàng chục sổ đỏ rút ruột ngân hàng hơn 100 tỷ đồng

Làm giả hàng chục sổ đỏ rút ruột ngân hàng hơn 100 tỷ đồng

Từ tháng 3/2010 đến tháng 11/2011, Nguyễn Đăng Hải cùng đồng phạm đã làm giả và sử dụng 55 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn ở 6 ngân hàng.