TP.HCM huy động y tế tư nhân tích cực tham gia chăm sóc F0 tại nhà

VOV.VN - TP.HCM đang huy động lực lượng y tế tư nhân tham gia chống dịch san sẻ gánh nặng cho các trạm y tế.

Trước tình hình gia tăng cao số ca F0 mỗi ngày tại TP.HCM, dù đã huy động nhân lực từ nhiều bệnh viện để thành lập trạm y tế lưu động, san sẻ gánh nặng cho các trạm y tế, song thành phố vẫn đối mặt với nguy cơ thiếu nhân lực theo dõi, hỗ trợ điiều trị cho F0. Để tháo gỡ khó khăn này, TP.HCM đang huy động lực lượng y tế tư nhân tham gia chống dịch.

Phát triển mô hình y tế tư nhân chăm sóc F0 tại Quận 7

Những ngày qua, tại Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Tân Thuận (Quận 7, TP.HCM), các y bác sĩ vừa khám bệnh thông thường, vừa lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân trong Khu chế xuất Tân Thuận, thực hiện các thủ tục cho F0 là người lao động để hưởng Bảo hiểm xã hội theo quy định, và trực điện thoại tư vấn từ xa cho các F0 tại nhà. Phòng khám này là một trong hơn 20 trạm y tế lưu động do các phòng khám tư nhân trên địa bàn Quận 7 phụ trách. Quận 7 là đơn vị đầu tiên thí điểm áp dụng mô hình thành lập trạm y tế lưu động tại các cơ sở y tế tư nhân để hỗ trợ kịp thời cho F0.

Bác sĩ Trịnh Minh Hòa - Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Tân Thuận cho biết, từ khi thành lập trạm y tế tại Khu Chế xuất Tân Thuận, người lao động được tiếp cận để khám sàng lọc, tư vấn điều trị nhanh và chủ động hơn. Số F0 được phát hiện cũng tương đương so với thời điểm tháng 8 và tháng 9, trung bình 100 ca F0 mỗi ngày. Tuy nhiên, hầu hết là các ca bệnh nhẹ, đa số đã tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine nên phần lớn cách ly tại nhà.

Bác sĩ Hòa cho biết: "Khi phát hiện F0, nếu bệnh nhân tiêm ngừa hai mũi và không có triệu chứng gì thì sẽ lập hồ sơ để cách ly tại nhà. Nếu có triệu chứng thì tùy theo nguyện vọng của bệnh nhân có thể cách ly tập trung. Một kíp của trạm y tế lưu động chúng tôi gồm 4 người, một bác sĩ và 3 điều dưỡng thay phiên nhau, 24/24h luôn, làm liên tục như vậy".

Theo Dược sĩ Nguyễn Tuấn Anh - chuyên viên Phòng Y tế quận 7, TP.HCM, việc chăm sóc F0 thì chủ đạo vẫn là trạm y tế phường, tuy nhiên với nhân lực từ 4-5 người/trạm y tế, vừa phải phụ trách phòng chống dịch, vừa phụ trách 13-18 chương trình y tế khác khiến y tế phường đang quá tải. Vì vậy lãnh đạo quận 7 muốn hệ thống y tế tư nhân sẽ đảm nhiệm chính trong vấn đề tư vấn, khám, quản lý F0, cấp phát thuốc cho người dân. Quận 7 hiện có 21 trạm y tế lưu động đang hoạt động, trong đó có 12 phòng khám đa khoa và 1 bệnh viện tham gia chăm sóc, điều trị F0. Quận sẽ thành lập thêm các trạm y tế lưu động từ các cơ sở y tế tư nhân để chăm sóc bệnh nhân COVID-19. 

Ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết: "Trong tuần này, quận sẽ thành lập thêm 20 trạm y tế lưu động nữa, dựa vào hệ thống phòng khám tư nhân của các bác sĩ trên địa bàn quận, vận động được 57 bác sĩ, sẽ phân về cho 10 phường, cùng với hệ thống các tình nguyện viên của Hội Chữ thập đỏ, ban ngành đoàn thể ở phường. Như vậy quận 7 sẽ có tổng cộng 41 trạm y tế lưu động".

Huy động y tế y nhân chăm sóc cho F0

TPHCM hiện có hơn 70.000 F0 điều trị tại nhà và nơi cư trú; khoảng 20.000 bệnh nhân điều trị trong các cơ sở y tế. Để quản lý, theo dõi và điều trị cho số bệnh nhân này, thành phố chủ yếu dựa vào lực lượng y tế nhà nước với 9.000 bác sĩ và trên 19.600 điều dưỡng. Tuy nhiên, lực lượng y tế nhà nước không chỉ có nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 mà còn đảm trách việc chăm sóc sức khỏe nói chung cho người dân.

Trong khi đó, thành phố hiện có 64 bệnh viện tư nhân, 215 phòng khám đa khoa và hơn 6.220 phòng khám chuyên khoa. Nếu lực lượng này tham gia chăm sóc và điều trị bệnh nhân COVID-19 sẽ góp phần không nhỏ trong việc tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống dịch.

Để sớm bổ sung lực lượng y tế cho phòng, chống dịch COVID-19, Sở Y tế TP.HCM đã có công văn kiến nghị UBND thành phố cho phép ngành Y tế thí điểm huy động y tế tư nhân tham gia chăm sóc, điều trị F0 tại bệnh viện, tại nhà hoặc các cơ sở cách ly tập trung có thu phí, trên cơ sở tự nguyện, có thỏa thuận giữa người bệnh và cơ sở cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Bác sĩ Phạm Thị Xuân Linh, Phòng khám Victoria, quận Phú Nhuận cho biết, trong thời gian dịch bệnh, nhất là từ đầu tháng 8 đến nay, bác sĩ Linh và các đồng nghiệp của phòng khám luôn tích cực tham gia công tác tư vấn, điều trị cho F0. Hiện tại, song song với thực hiện công việc tại phòng khám, bác sĩ Linh vẫn tham gia là thành viên của trạm y tế lưu động phường 13, quận Phú Nhuận với tinh thần sẵn sàng tự nguyện hỗ trợ cộng đồng.

Bác sĩ Phạm Thị Xuân Linh cho biết: "Khi nào cần, ví dụ như cần 1 buổi thì mình lên 1 buổi, còn trong tuần khi nào cần tư vấn online thì họ cho bệnh nhân số điện thoại, bệnh nhân sẽ gọi để mình tư vấn dùng thuốc hoặc nhập viện. Tuần ghé phường 1 ngày hoặc là nhiều hơn thì tùy lúc phường cần".

Bác sĩ Trần Vĩnh Khanh, Giám đốc Phòng khám đa khoa Trần Diệp Khanh (quận Gò Vấp) bày tỏ tinh thần sẵn sàng tham gia chăm sóc F0 như trạm y tế lưu động nếu có các quy định hợp lý. Trước đây, thời gian cao điểm của dịch, phòng khám "chia lửa" trên mặt trận chống dịch COVID-19 bằng nhiều hoạt động. Tuy nhiên, TP.HCM đang bước vào giai đoạn thích ứng với dịch, do đó, phòng khám sẵn sàng tham gia nếu có quy định cụ thể, rõ ràng về mức chi phí dịch vụ chăm sóc F0 để duy trì hoạt động.

Trong khi đó, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức, đơn vị vẫn duy trì cơ số giường phù hợp và sẵn sàng tiếp nhận điều trị F0 để góp phần cùng thành phố chống dịch. Theo các chuyên gia, việc tận dụng nguồn lực y tế tư nhân vừa có chuyên môn, vừa có sẵn cơ sở vật chất là việc hợp lý. Tuy nhiên, hiện nay y tế cơ sở chưa được đãi ngộ hợp lý, trong khi họ phải "gánh" công việc trong thời gian dịch bệnh kéo dài. Vì vậy, cần tăng mức độ đãi ngộ để họ tiếp tục đảm nhận tốt nhiệm vụ quản lý, chăm sóc F0./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM nói gì trước dư luận người bệnh không nhận được thuốc Molnupiravir?
TP.HCM nói gì trước dư luận người bệnh không nhận được thuốc Molnupiravir?

VOV.VN - “TP.HCM được phân bổ bao nhiêu liều thuốc kháng virus Molnupiravir và việc sử dụng được quản lý như thế nào?” là điều dư luận quan tâm khi có thông tin nhiều bệnh nhân không tiếp cận được thuốc.

TP.HCM nói gì trước dư luận người bệnh không nhận được thuốc Molnupiravir?

TP.HCM nói gì trước dư luận người bệnh không nhận được thuốc Molnupiravir?

VOV.VN - “TP.HCM được phân bổ bao nhiêu liều thuốc kháng virus Molnupiravir và việc sử dụng được quản lý như thế nào?” là điều dư luận quan tâm khi có thông tin nhiều bệnh nhân không tiếp cận được thuốc.

TP.HCM có thêm một quận "vùng vàng"
TP.HCM có thêm một quận "vùng vàng"

VOV.VN - Trong kết quả đánh giá cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn vừa công bố, UBND TP.HCM cho biết, địa phương này có thêm quận 1 là "vùng vàng", còn "vùng cam" duy nhất là quận 4 vẫn không giảm cấp độ dịch.

TP.HCM có thêm một quận "vùng vàng"

TP.HCM có thêm một quận "vùng vàng"

VOV.VN - Trong kết quả đánh giá cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn vừa công bố, UBND TP.HCM cho biết, địa phương này có thêm quận 1 là "vùng vàng", còn "vùng cam" duy nhất là quận 4 vẫn không giảm cấp độ dịch.

Học sinh TP.HCM đến trường diễn tập chuẩn bị đi học trực tiếp
Học sinh TP.HCM đến trường diễn tập chuẩn bị đi học trực tiếp

VOV.VN - Nhiều trường tại TP.HCM tổ chức cho học sinh lớp 9 và 12 đến trường trong hôm nay (10/12) để chuẩn bị cho việc đi học trực tiếp vào ngày 13/12 tới.

Học sinh TP.HCM đến trường diễn tập chuẩn bị đi học trực tiếp

Học sinh TP.HCM đến trường diễn tập chuẩn bị đi học trực tiếp

VOV.VN - Nhiều trường tại TP.HCM tổ chức cho học sinh lớp 9 và 12 đến trường trong hôm nay (10/12) để chuẩn bị cho việc đi học trực tiếp vào ngày 13/12 tới.

TP.HCM bắt đầu tiêm vaccine mũi 3 cho lực lượng tuyến đầu
TP.HCM bắt đầu tiêm vaccine mũi 3 cho lực lượng tuyến đầu

VOV.VN - Sáng 10/12, một số quận huyện tại TP.HCM tiến hành tiêm vaccine ngừa COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại cho lực lượng tuyến đầu như nhân viên y tế, công an, quân đội, người suy giảm miễn dịch...

TP.HCM bắt đầu tiêm vaccine mũi 3 cho lực lượng tuyến đầu

TP.HCM bắt đầu tiêm vaccine mũi 3 cho lực lượng tuyến đầu

VOV.VN - Sáng 10/12, một số quận huyện tại TP.HCM tiến hành tiêm vaccine ngừa COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại cho lực lượng tuyến đầu như nhân viên y tế, công an, quân đội, người suy giảm miễn dịch...