Vụ án Chìm ca nô ở Cần Giờ: Điều tra, truy tố chưa khách quan?

VOV.VN -Phạm vi thụ lý vụ việc là của đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Công an TP HCM lại “ôm án”, bị can kêu oan, khẳng định việc điều tra, truy tố thiếu khách quan.

Ông Vũ Văn Đảo – Giám đốc Công ty CP Việt Séc và ông Đinh Văn Quyết – Giám đốc Công ty Vũng Tàu-Maria – người đang bị Viện Kiểm sát Nhân dân TP HCM cáo buộc là bị can trong vụ án Chìm ca nô ở huyện Cần Giờ TP HCM có đơn kiến nghị gửi Tòa án Nhân dân Tối cao, Tòa án Cấp cao tại TP HCM và Tòa án Nhân dân TP HCM kiến nghị đình chỉ vụ án, đồng thời kêu oan.

Hai ông Đảo và Quyết đang bị VKS cáo buộc tội “Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”.

Ông Vũ Văn Đảo khẳng định bị oan sai

Vụ việc xảy ra cách đây 5 năm, tai nạn khiến 9 người tử vong. Do lái ca nô tử nạn nên cơ quan điều tra đình chỉ vụ án Vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường thủy.

Ca nô BP 12-04-02 - phương tiện tai nạn là của lực lượng biên phòng, đơn vị duy nhất có khả năng điều động để đưa ca nô vào sử dụng – yếu tố để cấu thành tội Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên cơ quan điều tra lại xác định ông Đảo giữ vai trò điều động và truy tố tội danh trên. Ông Vũ Văn Đảo cho rằng, trong vụ án này, cơ quan điều tra, viện kiểm sát đã không khách quan trong việc chứng minh tội phạm.

Khi xác định ca nô BP 12-04-02 là của lực lượng biên phòng, được Phòng Đăng kiểm Hải quân thực hiện đăng kiểm, cơ quan điều tra cho rằng, hành vi sai phạm trong việc đăng kiểm ca nô BP12-04-02 không thể tách rời khi xử lý hành vi phạm tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn” nhưng không thuộc thẩm quyền của Cơ quan cảnh sát điều tra.

Cơ quan điều tra chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra hình sự Quân chủng Hải quân thực hiện điều tra theo thẩm quyền. Tuy nhiên, ngày 16/1/2015, Cơ quan điều tra hình sự Hải quân đã có công văn trả lời không khởi tố vụ án hình sự vì đăng kiểm không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn.

Trước đó, do xác định không thuộc thẩm quyền điều tra, Công an TP HCM quyết định chuyển hồ sơ vụ án sang Cơ quan điều tra hình sự Bộ đội Biên phòng để xử lý nhưng Cơ quan điều tra hình sự Bộ đội Biên phòng không tiếp nhận vụ án. Lẽ ra đến đây các cơ quan tố tụng TP HCM cần đình chỉ vụ án vì khi thụ lý vụ việc không đúng thẩm quyền thì sẽ làm không khách quan, toàn diện dẫn đến oan sai.

Điều đáng nói, tại hai quyết định trả hồ sơ của TAND TP HCM chỉ rõ các nguyên nhân được viện dẫn không có nguyên nhân nào chứng minh hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra là do đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy rõ ràng không bảo đảm an toàn. Với quyết định trả hồ sơ lần thứ nhất Tòa án đã chỉ rõ là không có ai phạm tội Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn vì không có quan hệ nhân quả.

Cơ quan điều tra của Biên phòng không thụ lý, cơ quan điều tra Hải quân xác định không có vụ án hình sự, tòa án xác định không có quan hệ nhân quả - tức là với những nguyên nhân VKS đưa ra thì không có vụ án này, nhưng cơ quan điều tra vẫn quyết định truy tố bị can.

Việc cơ quan điều tra chuyển hồ sơ vụ án sang cơ quan điều tra của Biên phòng rồi sau đó là cơ quan điều tra Hải quân là có cơ sở, vì khi truy xét vấn đề điều động, xác định ca nô là tài sản của Biên phòng thì trách nhiệm xử lý là của cơ quan điều tra quân đội. Đấy là vấn đề pháp lý được cơ quan điều tra xác định trong quá trình thụ lý vụ án.

Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra của quân đội, một không tiếp nhận vụ án, cơ quan thứ hai xác định không có vụ án hình sự thì cơ quan điều tra lại “ôm việc” khi tiếp tục truy tố bị can tội Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn với hành vi sử dụng công nghệ quá mới – vật liệu PPC mà chưa được đăng kiểm Việt Nam cho phép.

Việc phát triển công nghệ mới đang được khuyến khích bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị dư luận, các chuyên gia lên án gay gắt. Cục Đăng kiểm cũng xác định là ca nô của lực lượng quân đội nên không có chức năng đăng kiểm. Rồi sau 3 năm tạm đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ bị can, cơ quan điều tra quay lại cáo buộc ông Đảo và ông Quyết có hành vi điều động ca nô gây tai nạn.

“Điều động” ca nô hay “đưa phương tiện không đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật” là hai yếu tố cấu thành tội phạm Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn theo điều 214 Bộ Luật hình sự.

Tuy nhiên, “điều động” hay “đưa phương tiện không đảm bảo an toàn” thì khi ca nô là của quân đội thì trách nhiệm xác định có hay không hành vi vi phạm pháp luật là của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. Trong quá trình điều tra, ông Đảo cũng đã đưa ra những hồ sơ, chứng cứ chứng minh ca nô là của lực lượng Biên phòng.

Khi những đơn vị này xác định không có vụ án hình sự thì phải đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can. Vậy, việc cơ quan điều tra Công an TP HCM “ôm án” để vụ việc kéo dài hơn 5 năm liệu có uẩn khúc (?!). Và chính vì vậy, ông Vũ Văn Đảo cho rằng, vụ việc đang bị xử lý một cách thiếu khách quan, bị can khẳng định mình bị oan sai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bị ngâm án 5 năm, bị can vụ chìm ca nô ở Cần Giờ viết thư cầu cứu Thủ tướng
Bị ngâm án 5 năm, bị can vụ chìm ca nô ở Cần Giờ viết thư cầu cứu Thủ tướng

VOV.VN -Ông Đảo cho rằng, vụ án Chìm ca nô ở huyện Cần Giờ cách đây 5 năm, ông liên tục kêu oan nhưng cơ quan tố tụng vẫn quy buộc ông trách nhiệm hình sự.

Bị ngâm án 5 năm, bị can vụ chìm ca nô ở Cần Giờ viết thư cầu cứu Thủ tướng

Bị ngâm án 5 năm, bị can vụ chìm ca nô ở Cần Giờ viết thư cầu cứu Thủ tướng

VOV.VN -Ông Đảo cho rằng, vụ án Chìm ca nô ở huyện Cần Giờ cách đây 5 năm, ông liên tục kêu oan nhưng cơ quan tố tụng vẫn quy buộc ông trách nhiệm hình sự.

Vụ án Chìm ca nô ở Cần Giờ từng được đề nghị chuyển cho Bộ Quốc phòng
Vụ án Chìm ca nô ở Cần Giờ từng được đề nghị chuyển cho Bộ Quốc phòng

VOV.VN - Công an TP HCM từng xác định, ca nô BP 12-04-02 là tài sản quân đội nên vụ án này phải do Cơ quan điều tra hình sự quân đội xử lý.

Vụ án Chìm ca nô ở Cần Giờ từng được đề nghị chuyển cho Bộ Quốc phòng

Vụ án Chìm ca nô ở Cần Giờ từng được đề nghị chuyển cho Bộ Quốc phòng

VOV.VN - Công an TP HCM từng xác định, ca nô BP 12-04-02 là tài sản quân đội nên vụ án này phải do Cơ quan điều tra hình sự quân đội xử lý.

Vụ chìm ca nô ở Cần Giờ: Tại sao không coi trọng vật chứng vụ án?
Vụ chìm ca nô ở Cần Giờ: Tại sao không coi trọng vật chứng vụ án?

VOV.VN - Luật sư cho rằng: Việc điều tra vụ án sẽ không khách quan, toàn diện khi cơ quan tố tụng đã xem phương tiện gây tai nạn không phải là vật chứng của vụ án.

Vụ chìm ca nô ở Cần Giờ: Tại sao không coi trọng vật chứng vụ án?

Vụ chìm ca nô ở Cần Giờ: Tại sao không coi trọng vật chứng vụ án?

VOV.VN - Luật sư cho rằng: Việc điều tra vụ án sẽ không khách quan, toàn diện khi cơ quan tố tụng đã xem phương tiện gây tai nạn không phải là vật chứng của vụ án.

Quá trình tố tụng kỳ lạ trong vụ án chìm ca nô ở huyện Cần Giờ
Quá trình tố tụng kỳ lạ trong vụ án chìm ca nô ở huyện Cần Giờ

VOV.VN -Mọi hoạt động tố tụng hình sự buộc phải thực hiện theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự, tuy nhiên, quá trình tố tụng vụ án chìm ca nô ở Cần Giờ tạo nên một quy trình kỳ lạ không giống ai (?!)  

Quá trình tố tụng kỳ lạ trong vụ án chìm ca nô ở huyện Cần Giờ

Quá trình tố tụng kỳ lạ trong vụ án chìm ca nô ở huyện Cần Giờ

VOV.VN -Mọi hoạt động tố tụng hình sự buộc phải thực hiện theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự, tuy nhiên, quá trình tố tụng vụ án chìm ca nô ở Cần Giờ tạo nên một quy trình kỳ lạ không giống ai (?!)