Vụ chìm ca nô ở Cần Giờ: Sau gần 5 năm, đã đủ cơ sở kết thúc vụ án?

VOV.VN -Việc Công an TP HCM phục hồi điều tra vụ án chìm ca nô ở Cần Giờ đang gây khó cho cơ quan tố tụng khi “bài toán” của Tòa đưa ra chưa có lời giải đáp.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM đã ra quyết định phục hồi điều tra vụ án “Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn – theo điều 214 Bộ luật Hình sự năm 1999” – mà dư luận hay còn gọi là vụ án chìm ca nô ở huyện Cần Giờ. Như vậy, sau gần 5 năm điều tra, 3 năm tạm đình chỉ, vụ án liệu đã có thể kết thúc?

Quay lại vụ án, vào ngày 2/8/2013, xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thủy khiến 9 người tử nạn. Do tài công điều khiển ca nô bị nạn BP 12-04-02 tử vong, cơ quan cảnh sát điều tra đình chỉ điều tra tội “Vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường thủy”.

Ông Vũ Văn Đảo cho rằng, nguyên nhân tai nạn đã sáng tỏ, đủ căn cứ để đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can.

Tuy nhiên, người sản xuất ca nô là ông Vũ Văn Đảo - Giám đốc Công ty Công nghệ Việt Séc và Đinh Văn Quyết - Giám đốc Công ty Vũng Tàu - Maria bị khởi tố về tội “Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”.

Ngày 17/10/2014, Viện Kiểm sát Nhân dân TP HCM hoàn tất cáo trạng truy tố 2 ông Vũ Văn Đảo và Đinh Văn Quyết theo điều 214, Bộ luật hình sự.

Tuy nhiên, cáo trạng của VKS bị Tòa án Nhân dân TP HCM hai lần yêu cầu điều tra bổ sung để làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn có phải do ca nô BP 12-04-02 không đảm bảo an toàn hay không?

Đây cũng là mấu chốt về cơ sở khoa học pháp lý để cáo buộc tội danh “Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn” đối với ông Vũ Văn Đảo và Đinh Văn Quyết.

Lập luận của VKS là, ca nô BP 12-04-02 (Ca nô thuộc sở hữu của lực lượng biên phòng) không được Cục Đăng kiểm Việt Nam cho phép đăng kiểm tức là “không đảm bảo an toàn”. Lập luận này bị TAND TP HCM bác bỏ vì ca nô BP 12-04-02 của lực lượng quốc phòng đã được Phòng Đăng kiểm Hải quân – Bộ Tư lệnh Hải quân đăng kiểm và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật.

3 năm trong quá trình tạm đình chỉ điều tra vụ án, cơ quan điều tra 3 lần thực hiện giám định tư pháp. Mấu chốt trong các yêu cầu giám định là “Nguyên nhân tai nạn lật phương tiện BP 12-04-02 là do không đáp ứng tiêu chuẩn ổn định cân bằng từ khi sản xuất và trước khi vận hành (tức là ca nô không đảm bảo an toàn-PV), hay còn có tác nhân trong quá trình vận hành?”.

Theo kết luận giám định bổ sung: Căn cứ hồ sơ, tài liệu do cơ quan trưng cầu giám định cung cấp, đối chiếu các quy định của pháp luật có liên quan xác định, trong tài liệu do cơ quan trưng cầu giám định cung cấp không có hồ sơ giám sát kỹ thuật đối với quá trình đóng mới phương tiện BP 12-04-02 và tại thời điểm xảy ra tai nạn ca nô BP 12-04-02 chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sử dụng cho việc thiết kế, đóng và đăng kiểm phương tiện có thân vỏ chế tạo bằng vật liệu PPC, nên không có đủ cơ sở khẳng định BP 12-04-02 có đáp ứng tiêu chuẩn ổn định cân bằng ngay từ khi sản xuất và trước khi vận hành hay không.

Kết luận giám định cũng cho biết, các tác nhân liên quan đến vụ tai nạn của BP 12-04-02 có thể là: “Phương tiện chở quá số người cho phép, phương tiện gặp thời tiết bất lợi tại thời điểm xảy ra tai nạn”.

Sau 3 năm, bài toán của Tòa vẫn chưa có lời giải

Theo các kết luận giám định, giám định bổ sung cho thấy không có sự sai sót về kỹ thuật dẫn đến vụ tai nạn. Điều này cũng được nêu tại Công văn số 2273/ĐKVN-TB của Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng như Báo cáo điều tra số 3849/CHHVN-ATANHH của Cục Hàng hải Việt Nam về nguyên nhân vụ tai nạn là do: Ca nô chở quá số lượng người cho phép, ca nô hành trình trong vùng có cấp sóng vượt quá giới hạn…

Vụ án chìm ca nô ở Cần Giờ sau 5 năm vẫn chưa có lời giải.
Với những căn cứ trên, có thể khẳng định “hành vi phạm tội xảy ra hay không” đối với hai ông Vũ Văn Đảo và Đinh Văn Quyết về tội “Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”. Vì để cáo buộc được hành vi này thì phải có yếu tố “ca nô không đáp ứng tiêu chuẩn ổn định cân bằng từ khi sản xuất và trước khi vận hành”. Đây cũng là bài toán mà TAND TP HCM đưa ra và yêu cầu VKS, Công an phải có đáp án.

Sau 3 năm tạm đình chỉ vụ án, cơ quan điều tra Công an TP HCM vẫn quyết định phục hồi điều tra vụ án.

Với quyết định này, phải chăng cơ quan điều tra vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố là: Hành vi sai phạm của Vũ Văn Đảo thể hiện xuyên suốt ý thức chủ quan: Vũ Văn Đảo đưa công nghệ và vật liệu mới Polypropylen Copolymer (PPC) vào sản xuất tàu thuyền tại Việt Nam…. Vũ Văn Đảo đã chuyển hướng bán cho lực lượng vũ trang và ký hợp đồng với Đăng kiểm Hải quân để đưa tàu thuyền sản xuất bằng PPC vào lưu thông…”. Hay là đẩy trách nhiệm đình chỉ vụ án sang VKS (!?).

Và nếu VKS và cơ quan cảnh sát điều tra đồng quan điểm, TAND TP HCM khó đưa ra phán quyết khi bài toán họ đặt ra không có lời giải!./.

Ông Vũ Văn Đảo: “Căn cứ vào nguyên nhân tai nạn được các cơ quan chuyên môn của Bộ Giao thông Vận tải xác định và được các cơ quan tố tụng thừa nhận trong kết luận điều tra và cáo trạng thì không có nguyên nhân nào do chất lượng phương tiện hay công nghệ vật liệu mới PPC kém chất lượng dẫn đến tai nạn. Tôi và ông Đinh Văn Quyết không phải là chủ thể của Điều 214 Bộ luật hình sự năm 1999 vì tàu BP12-04-02 đã được bàn giao cho chủ phương tiện và được Phòng Đăng kiểm Hải quân đăng kiểm để cho phép đưa vào sử dụng.

Từ khi tạm đình chỉ điều tra vụ án năm 2015 đến nay, Cơ quan điều tra đã nhiều lần trưng cầu giám định phương tiện bị tai nạn BP12-04-02 và nguyên nhân tai nạn cũng đã sáng tỏ, đủ căn cứ để đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can.

Tôi mong rằng các cơ quan tố tụng tôn trọng các quy định của pháp luật, tôn trọng quyền con người để nhanh chóng đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ án chìm ca nô ở Cần Giờ: Doanh nhân 4 năm kêu oan trong thất vọng
Vụ án chìm ca nô ở Cần Giờ: Doanh nhân 4 năm kêu oan trong thất vọng

VOV.VN -Kể từ khi được tại ngoại, ông Vũ Văn Đảo đội đơn kêu oan khắp nơi. 4 năm trôi qua, nhưng những lá đơn của ông cứ như rơi tõm vào hư vô.

Vụ án chìm ca nô ở Cần Giờ: Doanh nhân 4 năm kêu oan trong thất vọng

Vụ án chìm ca nô ở Cần Giờ: Doanh nhân 4 năm kêu oan trong thất vọng

VOV.VN -Kể từ khi được tại ngoại, ông Vũ Văn Đảo đội đơn kêu oan khắp nơi. 4 năm trôi qua, nhưng những lá đơn của ông cứ như rơi tõm vào hư vô.

Vụ án chìm ca nô ở huyện Cần Giờ, TP.HCM còn “phủ bụi” đến bao giờ?
Vụ án chìm ca nô ở huyện Cần Giờ, TP.HCM còn “phủ bụi” đến bao giờ?

VOV.VN -Mặc cho ông giám đốc nhiều lần phải gửi đơn cầu cứu khắp nơi đề nghị sớm giải quyết dứt điểm vụ án, cơ quan điều tra vẫn đang giữ quan điểm… “treo” án?.

Vụ án chìm ca nô ở huyện Cần Giờ, TP.HCM còn “phủ bụi” đến bao giờ?

Vụ án chìm ca nô ở huyện Cần Giờ, TP.HCM còn “phủ bụi” đến bao giờ?

VOV.VN -Mặc cho ông giám đốc nhiều lần phải gửi đơn cầu cứu khắp nơi đề nghị sớm giải quyết dứt điểm vụ án, cơ quan điều tra vẫn đang giữ quan điểm… “treo” án?.

Kết quả mới về giám định trong vụ án chìm ca nô ở huyện Cần Giờ
Kết quả mới về giám định trong vụ án chìm ca nô ở huyện Cần Giờ

VOV.VN -Cơ quan của Bộ Quốc phòng trả lời kết quả giám định của Công an TP.HCM khẳng định, việc đăng kiểm là đúng với quy định của pháp luật.

Kết quả mới về giám định trong vụ án chìm ca nô ở huyện Cần Giờ

Kết quả mới về giám định trong vụ án chìm ca nô ở huyện Cần Giờ

VOV.VN -Cơ quan của Bộ Quốc phòng trả lời kết quả giám định của Công an TP.HCM khẳng định, việc đăng kiểm là đúng với quy định của pháp luật.

Vi phạm tố tụng trong vụ Chìm ca nô ở Cần Giờ, chuyện lớn
Vi phạm tố tụng trong vụ Chìm ca nô ở Cần Giờ, chuyện lớn

VOV.VN - Ông Vũ Văn Đảo – người bị điều tra, truy tố trong vụ án Chìm ca nô ở huyện Cần Giờ chỉ ra hàng loạt vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong vụ án.

Vi phạm tố tụng trong vụ Chìm ca nô ở Cần Giờ, chuyện lớn

Vi phạm tố tụng trong vụ Chìm ca nô ở Cần Giờ, chuyện lớn

VOV.VN - Ông Vũ Văn Đảo – người bị điều tra, truy tố trong vụ án Chìm ca nô ở huyện Cần Giờ chỉ ra hàng loạt vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong vụ án.