Vụ vỡ ống nước Sông Đà: Luật sư hỏi điều tra viên về văn bản dấu mật

VOV.VN - Ngoài ra, Luật sư nhắc lại cáo trạng dự án không có tham ô và mong HĐXX xem xét, áp dụng quy định tại Điều 25 BLHS 2015 tuyên bị cáo không phạm tội.

Chỉ là rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng?

Sáng 8/3, phiên xét xử vụ án “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan sự việc 18 lần vỡ đường ống nước Sông Đà – Hà Nội tiếp tục. 

Trước đó, VKS đưa ra mức án đề nghị với bị cáo Vũ Thanh Hải từ 30 – 36 tháng tù.

Luật sư Trần Bình Tuấn bào chữa cho bị cáo Vũ Thanh Hải (cựu Trưởng phòng sản xuất, cựu Quản đốc phân xưởng, cựu PGĐ Công ty cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex) mong HĐXX xem xét sâu xa sự việc để tìm câu trả lời cho việc tại sao một dự án nhân văn, thiết thực cùng các cán bộ, kỹ sư đầy kinh nghiệm, được đào tạo chính quy từ những năm 70 của thế kỷ trước, có đóng góp nhiều cho ngành xây dựng lại vướng vào vòng lao lý?

Dự án nước sông Đà sử dụng nguyên liệu, vật liệu mới, lần đầu áp dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nước sạch. Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, hậu quả vụ án đã được xem xét thấu tình đạt lý, do vậy luật sư đề nghị HĐXX áp dụng quy định tại Điều 25 BLHS 2015 “Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tuyên hành vi gây ra thiệt hại trong việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, mặc dù đã tuân thủ đúng quy định của pháp luật của bị cáo,.. áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa thì không coi là phạm tội".

Luật sư cũng nhắc lại quá trình điều tra, truy tố đã khẳng định “Dự án này không có tham ô, tham nhũng và không có mục đích cá nhân”.

Dự án cấp nước Sông Đà đầu tư theo hình thức Xây dựng - kinh doanh- Sở hữu (BOO) được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư. Thực hiện dự án chủ yếu do các đơn vị trong Tổng công ty chia nhau làm trên cơ chế chỉ định thầu.

Để thực hiện dự án này Vinaconex sử dụng vốn tự có và vốn vay thương mại, không sử dụng ngân sách Nhà nước cấp. Qua báo cáo của chủ đầu tư, Dự án Sông Đà - Hà Nội đã mang lại lợi nhuận riêng cho Vinaconex là 1.166 tỷ đồng.

Số tiền thiệt hại cho sự cố vỡ ống là 16,618 tỷ đồng, số tiền này nằm trong kế hoạch chi phí bảo dưỡng sửa chữa đã kiểm toán và không yêu cầu cá nhân, tổ chức có liên quan bồi thường thiệt hại số chi phí đã sửa chữa này (Công văn 08/2018 ngày 12/02/2018).

Điều tra viên Bộ công an trả lời tại tòa

Trước đó, luật sư Trần Đình Triển cũng bào chữa cho bị cáo Vũ Thanh Hải đã đặt câu hỏi với điều tra viên xung quanh kết luận giám định.

VKS đề nghị mức án với các bị cáo.

Theo luật sư Triển, có 2 bản kết luận giám định, trong đó có Công văn số 107 nằm trong hồ sơ vụ án. Bản giám định này đóng dấu mật. Luật sư đề nghị điều tra viên cho biết hiện vụ án đã xét xử công khai, vậy văn bản đóng dấu mật này đã được giải mật chưa?

Trả lời câu hỏi, Thiếu tá Nguyễn Văn Trung, điều tra viên cao cấp Bộ Công an cho hay, ông tham gia vụ án ngay từ giai đoạn đầu, quá trình điều tra, sau khi đường ống nước sông Đà tiếp tục vỡ, cơ quan công an đã ra ban hành 2 quyết định trưng cầu giám định gửi Bộ Xây dựng.

Theo điều tra viên, Bộ Xây dựng là cơ quan quản lý chuyên môn cao nhất trong ngành xây dựng. Vì vậy, để làm rõ vụ án, nguyên nhân vỡ, chất lượng…, cơ quan điều tra đã gửi hồ sơ, phối hợp với cơ quan giám định này trong quá trình thực hiện giám định.

Điều tra viên cho rằng đây là vụ án có tính đặc thù, công trình đang sử dụng, không thể dừng cấp nước nên cơ quan điều tra phải phối hợp với chủ đầu tư, cơ quan giám định, các đơn vị liên quan để xác định rõ nguyên nhân.

Từ thời điểm trưng cầu đến khi đưa ra kết luận lần thứ nhất là 8 tháng. Sau đó, cơ quan điều tra nhận thấy còn một số vấn đề cần làm rõ nên ban hành quyết định trưng cầu giám định bổ sung gửi Bộ Xây dựng.

“Bộ Xây dựng đã có văn bản số 107 trả lời, trên văn bản thể thức văn bản không ban hành kết luận giám định nhưng nội dung văn bản trả lời 6 ý kiến trưng cầu giám định của cơ quan điều tra, trên văn bản thể hiện đóng dấu mật. Tôi đã làm việc với đơn vị ban hành văn bản và người ta chịu trách nhiệm với việc ban hành quyết định này”, điều tra viên nói trước Tòa.

Luật sư Triển tiếp tục đặt câu hỏi tới điều tra viên: Văn bản đã đóng dấu mật thì có văn bản giải mật chưa? Điều tra viên vẫn đáp: Cơ quan ban hành trả lời thể thức văn bản có đóng dấu mật và chịu trách nhiệm./.

Theo kết luận giám định ngày 15/04/2015 của Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thì “Nguyên nhân gây ra việc vỡ ống truyền tải nước sạch của dự án là do chất lượng ống Composite cốt sợi thủy tinh được Viglafico sản xuất và cung cấp không đáp ứng được tiêu chuẩn sản xuất, yêu cầu thiết kế mà chủ đầu tư dự án đã phê duyệt, doanh nghiệp đã công bố và cam kết áp dụng, độ bền lâu của tuyến ống không đảm bảo 50 năm do đơn vị sản xuất đã không tiến hành thí nghiệm kiểm tra đầy đủ nguyên liệu đầu vào dùng cho quá trình sản xuất ống, không thực hiện các thí nghiệm kiểm tra chất lượng ống để xác định độ bền của ống.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngày mai, xét xử vụ vỡ đường ống nước sông Đà
Ngày mai, xét xử vụ vỡ đường ống nước sông Đà

Sáng 5/3, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử 9 bị cáo trong vụ vỡ đường ống nước Sông Đà. 

Ngày mai, xét xử vụ vỡ đường ống nước sông Đà

Ngày mai, xét xử vụ vỡ đường ống nước sông Đà

Sáng 5/3, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử 9 bị cáo trong vụ vỡ đường ống nước Sông Đà. 

Đang xét xử nhóm cựu cán bộ liên quan vụ vỡ đường ống nước sông Đà
Đang xét xử nhóm cựu cán bộ liên quan vụ vỡ đường ống nước sông Đà

VOV.VN - Cựu Giám đốc Ban Quản lý dự án cấp nước Sông Đà cùng 8 bị cáo liên quan hầu tòa sáng nay vì liên quan đến sự cố vỡ đường ống nước sông Đà.

Đang xét xử nhóm cựu cán bộ liên quan vụ vỡ đường ống nước sông Đà

Đang xét xử nhóm cựu cán bộ liên quan vụ vỡ đường ống nước sông Đà

VOV.VN - Cựu Giám đốc Ban Quản lý dự án cấp nước Sông Đà cùng 8 bị cáo liên quan hầu tòa sáng nay vì liên quan đến sự cố vỡ đường ống nước sông Đà.

Xét xử vụ vỡ đường ống nước sông Đà: Bước sang phần xét hỏi
Xét xử vụ vỡ đường ống nước sông Đà: Bước sang phần xét hỏi

VOV.VN - Luật sư bị cáo đề nghị hoãn phiên tòa để triệu tập người liên quan nhưng HĐXX xét thấy người vắng mặt đã có đơn, không ảnh hưởng đến phiên tòa.

Xét xử vụ vỡ đường ống nước sông Đà: Bước sang phần xét hỏi

Xét xử vụ vỡ đường ống nước sông Đà: Bước sang phần xét hỏi

VOV.VN - Luật sư bị cáo đề nghị hoãn phiên tòa để triệu tập người liên quan nhưng HĐXX xét thấy người vắng mặt đã có đơn, không ảnh hưởng đến phiên tòa.

Xét xử vụ vỡ ống nước Sông Đà: Ống “khuyết tật” vẫn được thi công
Xét xử vụ vỡ ống nước Sông Đà: Ống “khuyết tật” vẫn được thi công

VOV.VN - Đại diện giám định viên cho rằng qua kiểm tra cho thấy 40 đoạn ống khuyết tật nhưng vẫn được thi công, mẫu ống tại hiện trường qua kiểm tra không đạt.

Xét xử vụ vỡ ống nước Sông Đà: Ống “khuyết tật” vẫn được thi công

Xét xử vụ vỡ ống nước Sông Đà: Ống “khuyết tật” vẫn được thi công

VOV.VN - Đại diện giám định viên cho rằng qua kiểm tra cho thấy 40 đoạn ống khuyết tật nhưng vẫn được thi công, mẫu ống tại hiện trường qua kiểm tra không đạt.

Cựu GĐ BQL dự án cấp nước Sông Đà bị đề nghị mức án 36-42 tháng tù
Cựu GĐ BQL dự án cấp nước Sông Đà bị đề nghị mức án 36-42 tháng tù

VOV.VN - Ông Hoàng Thế Trung (cựu GĐ BQL DA đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà) chịu trách nhiệm toàn bộ hậu quả thiệt hại nên đối diện 36 – 42 tháng tù.

Cựu GĐ BQL dự án cấp nước Sông Đà bị đề nghị mức án 36-42 tháng tù

Cựu GĐ BQL dự án cấp nước Sông Đà bị đề nghị mức án 36-42 tháng tù

VOV.VN - Ông Hoàng Thế Trung (cựu GĐ BQL DA đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà) chịu trách nhiệm toàn bộ hậu quả thiệt hại nên đối diện 36 – 42 tháng tù.