Tính cách của 12 con giáp

Theo truyền thuyết của Trung Quốc, cách đây gần 5.000 năm, vị đế đầu tiên cai quản xã hội Trung Hoa là Hoàng Đế. Ông này sai bề tôi là Đại Náo làm lịch pháp.

Đại Náo xem khi tượng trời đất và quy luật vận hành của tinh tú trên trời, sự đổi thay của đất đai sông biển, đặt ra thập can và thập nhị chi để tính toán ghi nhớ ngày, giờ, năm, tháng.

Can là thân, chi là cành. Người xưa quan niệm trời đất kết hợp nương tựa nhau để tạo ra muôn vật, giống như thân với cành kết hợp nương tựa nhau tạo ra hoa lá. Trời là can, đất là chi, nên gọi là thiên can, địa chi.

Để ghi nhớ và truyền lại lâu dài, Đại Náo đặt ra 10 can với những tên như sau: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý và 12 chi là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Theo quy luật vận hành, cứ 12 năm một chặng gọi là một giáp. Mỗi can ghép với một chi thành tên một năm. Thí dụ: Giáp ghép với Tý thành Giáp Tý. Ất ghép với Sửu thành Ất Sửu… Cứ như vậy tiếp tục đến cuối, lại quay trở lại. Đặt 10 can với 12 chi để có sự so le không trùng lặp, phải đến 60 năm mới lặp lại.

Biểu tượng 12 con giáp tương ững với 12 con vật

Hứa Thận đời Hán giải thích: Giáp là vỏ, muôn vật sinh ra phải phá vỡ vò mà ra. Ất là uốn mềm, vạn vật từ mềm mại uốn quanh co mà lớn lên dần. Bính là sáng, vạn vật được mặt trời sưởi ấm, chiếu sáng mà phát triển…

Vậy nên mới có thơ rằng:

Thiên can mười chữ rõ ràng chẳng sai

Giáp là vỏ cứng bên ngoài

Phá vỡ để lớn, giống nòi tự nhiên

Ất là mềm mại tính quen

Đứng đi uyển chuyển tiến lên không ngừng

Bính là ánh sáng tưng bừng

Sưởi ấm vạn vật nâng từng bước đi

Đinh là sức mạnh diệu kỳ

Làm cho vạn vật ngày ngày khoẻ ra

Mậu là hạo khí chan hoa

Tốt tươi rậm rạp, đẫy đà tiến nhanh

Kỷ là ghi nhớ đinh ninh

Vạn vật đã được định hình từ đây

Canh là liên tục đổi thay

Theo luật phát triển vòng quay trưởng thành

Tân là cái mới nảy sinh

Thay cho cái cũ, tươi cành tốt hoa

Nhâm là mầm mới nhú ra

Đời con nối tiếp đời cha ấy mà

Quý là cái cũ tiêu ma

Nhường cho cái mới được đà tiến lên!

Còn việc đặt ra 12 con vật trong 12 chi là để dễ nhớ vì các con vật đó gần gũi, quen thuộc với con người. Cũng có thuyết nói đúng 12 con vật để tượng trưng cho các tính cách thông thường của con người. Thí dụ: Chuột (Tý) láu lỉnh, lanh lẹ, trâu (Sửu) chậm chạp nhưng chắc chắn, hổ (Dần) mạnh mẽ, hung dữ.

12 con vật là 12 tính cách:

Chuột thì láu lỉnh, tinh nhanh

Trâu thì chậm chạp, hiền lành, dễ thương

Hổ thì hung dữ, kiên cường

Mèo thì nhút nhát, nhẹ nhàng, khôn ngoan

Rồng thì sáng suốt, cao sang

Rắn thì mềm mại, manh gian khó lường

Ngựa thì nhanh nhẹn, kỷ cương

Dê thì khờ khạo, đực thường cường dương

Khỉ thì mưu mẹo tinh tường

Gà thì nông cạn, khiêm nhường, hớ hênh

Chó thì tận tuỵ, trung thành

Lợn thì lười nhác, nặng phần háu ăn!

Can chi hợp lại tạo thành

Muôn loài tiến hoá, sản sinh không ngừng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên