12 giáo viên ở Phú Yên được bồi thường tiền lương và bảo hiểm

VOV.VN - Bị đơn phải bồi thường cho mỗi giáo viên có bằng Đại học 72 triệu đồng và hơn 65 triệu đồng đối với mỗi giáo viên có bằng Cao đẳng.

Sáng 19/4, TAND huyện Tây Hòa, Phú Yên đã tuyên án sơ thẩm vụ tranh chấp hợp đồng lao động, giữa nguyên đơn là 12 giáo viên bị Phòng GD&ĐT huyện Tây Hòa - đơn vị ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc vào năm 2017 và bị đơn là Phòng GD&ĐT huyện này.

Theo đó, TAND huyện không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn, bao gồm: yêu cầu hủy bỏ thông báo thôi hợp đồng lao động đối với các nguyên đơn, yêu cầu nhận các nguyên đơn vào giảng dạy và chuyển sang ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Đồng thời, TAND huyện yêu cầu bị đơn bồi thường 72 triệu đồng đối với mỗi giáo viên có bằng Đại học (8 người), hơn 65 triệu đồng đối với mỗi giáo viên có bằng Cao đẳng (4 người) vì đã chấm dứt hợp đồng lao động không đúng luật.

Người bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn trình bày tại toà. (Ảnh: CAND)

Theo hồ sơ khởi kiện, các giáo viên cho rằng Phòng GD&ĐT huyện ra thông báo chấm dứt hợp đồng lao động không đúng luật. Các giáo viên yêu cầu tòa tuyên hủy thông báo này, tiếp nhận trở lại làm việc. Ngoài ra, bị đơn phải bồi thường các khoản thiệt hại từ ngày bị chấm dứt hợp đồng lao động đến nay.

Phía bị đơn cho rằng, việc ra thông báo chấm dứt hợp đồng lao động đối với 51 giáo viên là do phải tuân theo Quyết định của UBND tỉnh về việc thu hồi tuyển dụng 100 lao động trong ngành giáo dục của huyện Tây Hòa. Việc phải chấm dứt hợp đồng lao động là vì tình hình học sinh trên địa bàn huyện giảm, giáo viên bị thừa so với quy định. Đến nay, do không còn vị trí việc làm nên Phòng GD&ĐT không thể nhận lại các giáo viên.

Trước đó, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tây Hoà cũng xác nhận đã đến từng nhà giáo viên bị chấm dứt hợp đồng lao động vận động, thương lượng hỗ trợ 72 triệu đồng đối với mỗi người có bằng Đại học.

Với giáo viên có bằng Cao đẳng sẽ hỗ trợ hơn 65 triệu đồng để các giáo viên này rút đơn khởi kiện. Theo bị đơn, việc hỗ trợ này nhằm giúp các giáo viên tìm việc làm mới nhưng tất cả giáo viên đều không chấp nhận./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gần 300 giáo viên ở Sóc Sơn có nguy cơ mất việc: Đề xuất giải pháp
Gần 300 giáo viên ở Sóc Sơn có nguy cơ mất việc: Đề xuất giải pháp

VOV.VN - Cần có giải pháp vừa đúng quy định pháp luật nhưng vẫn hợp tình, hợp lý cho gần 300 giáo viên hợp đồng lâu năm ở Sóc Sơn có nguy cơ mất việc làm.

Gần 300 giáo viên ở Sóc Sơn có nguy cơ mất việc: Đề xuất giải pháp

Gần 300 giáo viên ở Sóc Sơn có nguy cơ mất việc: Đề xuất giải pháp

VOV.VN - Cần có giải pháp vừa đúng quy định pháp luật nhưng vẫn hợp tình, hợp lý cho gần 300 giáo viên hợp đồng lâu năm ở Sóc Sơn có nguy cơ mất việc làm.

Bất cập trong thi giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm lớp giỏi
Bất cập trong thi giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm lớp giỏi

VOV.VN - Cuộc thi giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm lớp giỏi còn bất cập là áp lực thông qua cuộc thi liên quan đến thi đua thành tích của đơn vị, của tập thể.

Bất cập trong thi giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm lớp giỏi

Bất cập trong thi giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm lớp giỏi

VOV.VN - Cuộc thi giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm lớp giỏi còn bất cập là áp lực thông qua cuộc thi liên quan đến thi đua thành tích của đơn vị, của tập thể.

Vụ giáo viên hợp đồng 3 tháng, không BHXH: Huyện Mỹ Đức đã phạm luật?
Vụ giáo viên hợp đồng 3 tháng, không BHXH: Huyện Mỹ Đức đã phạm luật?

VOV.VN - Hàng chục năm nay, giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức chỉ được ký hợp đồng 3 tháng 1, không có BHXH cũng như bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác.

Vụ giáo viên hợp đồng 3 tháng, không BHXH: Huyện Mỹ Đức đã phạm luật?

Vụ giáo viên hợp đồng 3 tháng, không BHXH: Huyện Mỹ Đức đã phạm luật?

VOV.VN - Hàng chục năm nay, giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức chỉ được ký hợp đồng 3 tháng 1, không có BHXH cũng như bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác.