12 ngày đêm năm ấy

(VOV) - Cuộc chiến “đất đối không” vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh Việt - Mỹ trên bầu trời Hà Nội, bắt đầu từ 19h45’ ngày 18/12/1972.

Cuộc chiến “đất đối không” vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh Việt - Mỹ trên bầu trời Hà Nội mà sau này cả thế giới đều biết đến với cái tên “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” bắt đầu từ 19h45’ ngày 18/12/1972. Còi báo động chưa dứt thì đã vang lên tiếng gầm rú của các loại máy bay cường kích và tiếng ì ì nặng  nề của B52.

Trong đêm 18 và rạng sáng ngày 19/12, máy bay địch tập trung đánh phá các sân bay Hoà Lạc, Nội Bài, Gia Lâm và các điểm trọng yếu của thành phố: Đông Anh, Yên Viên, Mễ Trì, Bạch Mai, Thủ đô suốt đêm chìm trong khói lửa. Hai đài phát sóng của Đài TNVN là đài Mễ Trì và đài Bạch Mai (trong đó có khu tập thể 128C Đại La) đều bị B52 rải thảm. Hai đài phát sóng bị phá huỷ hoàn toàn, khu tập thể bị thiệt hại nặng, 100 gia đình mất nhà cửa, nhưng không có thương vong. 

Hệ thống anten phát sóng Đài Mễ Trì trong những năm chiến tranh

Đài Mễ Trì bị sập, tiếng nói tạm ngừng làm cả nước hồi hộp lo âu. Nhưng chỉ 9 phút sau Tiếng nói Việt Nam lại vang lên từ các máy thu thanh nhờ các đài phát sóng dự phòng. Ngay đêm ấy, nhiều hãng thông tấn nước ngoài, đặc biệt là Hãng Kyodo của Nhật loan tin mặc dù B52 phá được Đài phát thanh Hà Nội nhưng các chương trình vẫn nghe được bình thường, không khác gì trước (nghe qua sóng ngắn định hướng sang Nhật và Tây Âu). Bài bút ký “9 phút làm nên lịch sử” của Nhà báo Lưu Quý Kỳ viết về sự kiện này được dịch ra nhiều thứ tiếng phát trong các chương trình đối ngoại đã gây tiếng vang lớn trong dư luận quốc tế.
 
Sau này, trong hồi ký của mình, bà Nguyễn Thị Định, Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam đã viết về 9 phút lịch sử ấy như sau: “Sáng ngày 19/12, tôi đang theo dõi buổi phát thanh của đài bỗng thấy đài ngừng tiếng nói. Tôi cảm thấy như tim mình ngừng đập, lòng xao xuyến hướng về Thủ đô – nơi Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Bác Tôn đang làm việc. Tôi rất lo nhưng không dám nói cho anh chị em biết. Nó đánh đài phát thanh rồi, không biết Hà Nội ra sao? Nhưng 9 phút sau Tiếng nói Việt Nam lại cất lên dõng dạc, đàng hoàng làm tôi mừng khôn xiết. Tôi vội báo cho anh chị em cơ quan biết. Mọi người lại vây quanh chiếc đài bán dẫn nhỏ vui mừng đón tin Hà Nội đã bắn rơi một máy bay B52, bắt sống giặc lái”.

Sóng chỉ mất có 9 phút, còn gần 100 ngôi nhà của khu tập thể 128C Đại La cũng chỉ sau 1 tháng đã được dựng lại nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của bà con nông dân thuộc 20 hợp tác xã của huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Đêm đầu tiên đối mặt với lũ giặc trời, cùng với quân dân Hà Nội, Tiếng nói Việt Nam vẫn ngẩng cao đầu.

Trong đêm 18, rạng sáng 19/12, ta bắn rơi 3 máy bay B52, một chiếc rơi xuống xã Phủ Lỗ, huyện Đông Anh, một chiếc rơi xuống cánh đồng xã Tân Hưng, huyện Thanh Oai và cũng trong đêm ấy không quân Việt Nam xuất kích. Anh hùng phi công, liệt sĩ Vũ Xuân Thiều lái Mic 21 bắn rơi một B52 trên bầu trời Sơn La. Ngày nay, tên anh được đặt cho một phố mới của quận Long Biên: phố Vũ Xuân Thiều. Mấy ngày tới chắc rằng phố này sẽ có nhiều hoa.

Sáng 19/12, Bộ Chính trị họp tại Tổng hành dinh nghe Bộ Tổng Tham mưu báo cáo diễn biến trận đánh B52 đêm đầu tiên. Buổi chiều, Bộ Quốc phòng họp báo quốc tế tố cáo tội ác của Mỹ, 6 giặc lái vừa bị bắn rơi được đưa ra trình diện. Đêm 20 rạng sáng 21, Bộ đội tên lửa lập công xuất sắc, với 35 quả đạn bắn rơi 7 chiếc B52 trong đó có 5 chiếc rơi tại chỗ.

Ngày 25/12, Tổng thống Mỹ R. Nixon ra lệnh ngừng tập kích để đón Giáng sinh, thực chất là xả hơi sau  những trận đòn đau. Ta tổ chức cho phi công Mỹ đón Noel tại trại giam Hoả Lò mà báo chí Quốc tế gọi là Khách sạn Hilton Hà Nội. Chương trình phát thanh tiếng Anh của Đài TNVN đêm đó đã thu và phát đi tiếng nói của Glen. John Xten, đại uý hoa tiêu máy bay B52 bị bắt đêm trước lời nhắn của anh ta cho vợ: “Anh vẫn còn sống, được đối xử nhân đạo. Nhân dân Việt Nam không phải là kẻ thù của chúng ta. Mong cuộc chiến tranh chết tiệt này chóng kết thúc. Hôn em và con”. Nhờ có Đài TNVN mà vợ con anh ta ở tận nước Mỹ xa xôi biết được anh ta còn sống. Noel lại sắp tới, ở tuổi ngoài 60, nếu còn sống không biết giờ đây anh ta nghĩ gì về cái đêm Noel ở Khách sạn Hilton Hà Nội năm ấy?

Sau Giáng sinh, cuộc chiến càng ác liệt. Đêm 26/12, hàng trăm lần chiếc B52 rải bom huỷ diệt khu phố Khâm Thiên, Bệnh viện Bạch Mai và hơn 100 điểm dân cư trong nội thành làm hơn 1.000 người thương vong. Ngay sáng hôm sau, Bác Tôn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đến các nơi bị tàn phá thăm hỏi đồng bào. Trong đêm 26 và rạng sáng 27,  ta đã bắn rơi 13 máy bay địch, trong đó có 8 chiếc B52, Phạm Tuân lái Mic 21 bắn rơi 1 B52 trên bầu trời Tây Bắc lúc 22h22 phút.

Trong 12 ngày đêm từ 18 – 29/12/1972, quân và dân ta đã bắn rơi 77 máy bay các loại của Mỹ, trong đó có 38 chiếc B52, 5 chiếc F111, bắt sống hàng trăm giặc lái. Bị tổn thất nặng nề, ngày 29/12, Mỹ gửi Công hàm đề nghị ta họp lại theo nội dung đã được thoả thuận trong phiên họp ngày 18/10/1972. Đó là những thoả thuận mà đạt được sau 3 năm đàm phán, nhưng Mỹ lật lòng đòi bàn lại. Phía ta không chấp nhận, cuộc hoà đàm tạm ngừng.

Ngày 18/12, Cố vấn Lê Đức Thọ rời Paris về nước. Cũng vào thời điểm này Nixon gửi Công hàm như tối hậu thư hẹn trong 72 giờ ta phải trở lại bàn đàm phán theo những điều kiện của Mỹ. 16h45’ ngày 18/12, Cố vấn Lê Đức Thọ về tới Hà Nội, thì 19h45’, B52 bắt đầu dội bom Hà Nội. Giữa hai Công hàm của Mỹ ngày 18 và 29/12 là 12 ngày đêm Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không đúng như lời tiên đoán của Bác Hồ năm 1968 khi Người đến thăm Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân: “Sớm muộn rồi Mỹ cũng đưa B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua”.

40 năm sau nhớ lại, tôi nghĩ các anh chị cán bộ công nhân kỹ thuật, lái xe, phóng viên, biên tập viên của Đài TNVN những người có mặt ở Hà Nội trong 12 ngày đêm ấy hoàn toàn có quyền tự hào về sự đóng góp của mình trong trận đánh lịch sử này với tư cách là những người canh giữ, bảo vệ và tiếp sức cho Tiếng nói Việt Nam, Tiếng nói thân yêu của Tổ Quốc bay cao, bay xa trong lửa đạn chiến tranh vệ quốc.

Giờ đây, ngồi ôn lại sự kiện này trong căn phòng nhỏ của khu tập thể 128C Đại La, trong tôi lại vang lên Bài ca Hà Nội của nhạc sĩ Vũ Thanh “Ta đi trên đường Hà Nội rực rỡ chiến công, đường thênh thang Ba Đình lịch sử, đường tấp nập Hoàn Kiếm, Đồng Xuân, nghe náo nức trong lòng Thủ đô ta sục sôi đánh Mỹ”. Thủ đô ta ngày ấy đúng là như vậy đấy: Bình tĩnh, lạc quan và bất khuất kiên cường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tìm lại ký ức 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không"
Tìm lại ký ức 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không"

(VOV) - Để có được những thước phim, các tài liệu... những người thực hiện phải lặn lội khắp nơi trong 2 năm...

Tìm lại ký ức 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không"

Tìm lại ký ức 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không"

(VOV) - Để có được những thước phim, các tài liệu... những người thực hiện phải lặn lội khắp nơi trong 2 năm...

"Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" - bài ca chiến thắng
"Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" - bài ca chiến thắng

(VOV) - Bài hát “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” của nhạc sỹ Phạm Tuyên đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, cổ vũ quân dân ta giành chiến thắng.

"Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" - bài ca chiến thắng

"Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" - bài ca chiến thắng

(VOV) - Bài hát “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” của nhạc sỹ Phạm Tuyên đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, cổ vũ quân dân ta giành chiến thắng.

“Điện Biên Phủ trên không” – Biểu tượng bản lĩnh Việt Nam
“Điện Biên Phủ trên không” – Biểu tượng bản lĩnh Việt Nam

(VOV) -Hội thảo về “Điện Biên Phủ trên không” sắp diễn ra sẽ cho chúng ta thấy được tầm cao, bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam.

“Điện Biên Phủ trên không” – Biểu tượng bản lĩnh Việt Nam

“Điện Biên Phủ trên không” – Biểu tượng bản lĩnh Việt Nam

(VOV) -Hội thảo về “Điện Biên Phủ trên không” sắp diễn ra sẽ cho chúng ta thấy được tầm cao, bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam.

40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"
40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

(VOV) -Những câu chuyện, những nhân chứng sẽ góp phần tái hiện trang sử hào hùng của quân và dân Hà Nội

40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

(VOV) -Những câu chuyện, những nhân chứng sẽ góp phần tái hiện trang sử hào hùng của quân và dân Hà Nội

Điện Biên Phủ trên không: 9 phút lịch sử
Điện Biên Phủ trên không: 9 phút lịch sử

(VOV) - Trái tim nhân dân cả nước như ngừng đập khi B52 đánh bom vào thủ đô, nhà máy B bị sập hoàn toàn, đài phát thanh ngừng sóng…

Điện Biên Phủ trên không: 9 phút lịch sử

Điện Biên Phủ trên không: 9 phút lịch sử

(VOV) - Trái tim nhân dân cả nước như ngừng đập khi B52 đánh bom vào thủ đô, nhà máy B bị sập hoàn toàn, đài phát thanh ngừng sóng…

Điện Biên Phủ trên không: Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam
Điện Biên Phủ trên không: Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam

(VOV) -Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” chứng minh một điều, cường quốc lớn vẫn có thể ngã quỵ trước sức mạnh dân tộc.

Điện Biên Phủ trên không: Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam

Điện Biên Phủ trên không: Tầm cao trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam

(VOV) -Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” chứng minh một điều, cường quốc lớn vẫn có thể ngã quỵ trước sức mạnh dân tộc.

Chuyên gia Liên Xô viết về "Điện Biên Phủ trên không"
Chuyên gia Liên Xô viết về "Điện Biên Phủ trên không"

(VOV) - Những hình ảnh về dân tộc anh hùng được chuyên gia Liên Xô - Nga ghi lại trong cuốn sách “Chiến tranh Việt Nam là thế đó”.

Chuyên gia Liên Xô viết về "Điện Biên Phủ trên không"

Chuyên gia Liên Xô viết về "Điện Biên Phủ trên không"

(VOV) - Những hình ảnh về dân tộc anh hùng được chuyên gia Liên Xô - Nga ghi lại trong cuốn sách “Chiến tranh Việt Nam là thế đó”.

Hội thảo khoa học về chiến thắng Điện Biên Phủ trên không
Hội thảo khoa học về chiến thắng Điện Biên Phủ trên không

(VOV) - Các tham luận khẳng định, Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không cho thấy tầm nhìn chiến lược của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hội thảo khoa học về chiến thắng Điện Biên Phủ trên không

Hội thảo khoa học về chiến thắng Điện Biên Phủ trên không

(VOV) - Các tham luận khẳng định, Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không cho thấy tầm nhìn chiến lược của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh.