200.000 người bị tâm thần được trợ cấp hàng tháng

Huy động sự tham gia của xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng trợ giúp về vật chất, tinh thần, phục hồi chức năng cho người tâm thần.

Sau hơn 1 năm thực hiện đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011- 2020 (đề án 12115), hiện đã có 200.000 người bệnh tâm thần được giải quyết trợ cấp hàng tháng.

Ông Tô Đức, Trưởng Phòng Công tác xã hội, Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết khoảng 10.000 người tâm thần nặng đang được chăm sóc và phục hồi chức năng trong 26 Trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần tại 20 tỉnh, thành phố và một số cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp khác.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đề án 1215 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011 với mục tiêu huy động sự tham gia của xã hội nhất là gia đình, cộng đồng trợ giúp về vật chất, tinh thần, phục hồi chức năng cho người tâm thần để ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng, phòng ngừa người rối nhiễu tâm trí, tâm thần.

Mục tiêu cụ thể của Đề án 90% số người tâm thần có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và số người tâm thần lang thang được phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở bảo trợ xã hội; 90% số người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần, người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội khác; 100% gia đình có người tâm thần, 70% người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần được nâng cao nhận thức, trợ giúp và phục hồi chức năng.

Hình thành các nhóm cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội kết hợp với nhân viên y tế trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần tại xã, phường, thị trấn có đông đối tượng.

Đến nay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã hoàn thiện việc quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012- 2020.

Theo đó, quy hoạch mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần đến năm 2010 đạt công suất phục vụ 20.000 đối tượng.

Giai đoạn 2012- 2015 sẽ nâng cấp, mở rộng và nâng công suất chăm sóc đối vơi 15 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí của tỉnh, thành phố. Xây dựng 5 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí của tỉnh, thành phố. Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, phương tiện chuyên dùng cho tối thiểu 40% cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí.

Giai đoạn 2016- 2020 nâng cấp, mở rộng và nâng công suất chăm sóc đối vớ 11 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí của tỉnh, thành phố. Xây dựng 19 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí của tỉnh, thành phố. Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, phương tiện chuyên dùng cho 50% cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần.

Theo các chuyên gia, để công tác này sớm đạt được hiệu quả trong thời gian sớm nhất cần xây dựng cơ chế, chính sách đổi mới và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí. Sửa đổi, bổ sung chính sách trợ giúp xã hội cho người tâm thần, gồm trợ cấp xã hội, học nghề, việc làm, trợ giúp y tế và trợ giúp xã hội khác. Xây dựng cơ chế phát triển mô hình chăm sóc sức khoẻ tâm thần toàn diện.

Ban hành quy trình phục hồi chức năng luân phiên cho người tâm thần tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Xây dựng chính sách, chế độ phụ cấp cho đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

Số liệu điều tra người tâm thần năm 2010, do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tiến hành tại các tỉnh, thành phố cho thấy, số người tâm thần có hành vi nguy hiểm đến cộng đồng (đập phá tài sản, đánh người, tự đánh bản thân, đi lang thang) bị nhốt, xích tại gia đình chiếm 77%.

Số người tâm thần được chăm sóc và phục hồi chức năng trong các cơ sở bảo trợ xã hội chiếm 3% và số người tâm thần không có hành vi nguy hiểm sống tại gia đình chiếm 20%.

Chính vì vậy, việc sớm triển khai các biện pháp để thực hiện Quyết định 1215 của Thủ tướng Chính phủ là điều hết sức cần thiết./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người khuyết tật gian nan tìm việc
Người khuyết tật gian nan tìm việc

(VOV) -Việt Nam mất đi 3% GDP mỗi năm vì thị trường lao động hạn chế tiếp nhận người khuyết tật.

Người khuyết tật gian nan tìm việc

Người khuyết tật gian nan tìm việc

(VOV) -Việt Nam mất đi 3% GDP mỗi năm vì thị trường lao động hạn chế tiếp nhận người khuyết tật.

Giám đốc Đài PTTH Long An chết trong tư thế treo cổ
Giám đốc Đài PTTH Long An chết trong tư thế treo cổ

Dư luận tại địa phương cho rằng ông Vân đang gặp nhiều chuyện buồn trong công việc lẫn gia đình.

Giám đốc Đài PTTH Long An chết trong tư thế treo cổ

Giám đốc Đài PTTH Long An chết trong tư thế treo cổ

Dư luận tại địa phương cho rằng ông Vân đang gặp nhiều chuyện buồn trong công việc lẫn gia đình.

Người dân xới rừng tìm rễ cây mua
Người dân xới rừng tìm rễ cây mua

(VOV) - Điều đáng nói là thương lái chỉ thu mua phần rễ nhập sang Trung Quốc, còn nguồn dược liệu từ lá, cành, thân thì bỏ phí…

Người dân xới rừng tìm rễ cây mua

Người dân xới rừng tìm rễ cây mua

(VOV) - Điều đáng nói là thương lái chỉ thu mua phần rễ nhập sang Trung Quốc, còn nguồn dược liệu từ lá, cành, thân thì bỏ phí…