47 công trình được trao Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam 2023

VOV.VN - Tối 30/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2023.

Tham dự chương trình có ông Trần Lưu Quang, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, đại diện các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 

Giải thưởng sáng tạo khoa học - công nghệ Việt Nam được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh các nhà khoa học, các nhà sáng tạo trên toàn quốc đã có các công trình khoa học xuất sắc, đạt hiệu quả cao. Năm 2023, Ban Tổ chức Giải thưởng quyết định khen thưởng cho 47 công trình gồm: 4 giải Nhất, 10 giải Nhì, 16 giải Ba và 17 giải Khuyến khích; Đồng thời khen thưởng 4 đơn vị và 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức Giải thưởng.

TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Quỹ Vifotec, Trưởng Ban Tổ chức Giải thưởng cho biết: "Những kết quả đạt được của Giải thưởng năm 2023 chính là sự tiếp nối kết quả của các năm trước, là nền tảng quan trọng tạo đà trong giai đoạn mới. Giải thưởng từng bước khẳng định được uy tín trong lĩnh vực sáng tạo khoa học, công nghệ, góp phần động viên phong trào thi đua yêu nước, nghiên cứu sáng tạo khoa học và công nghệ trong cả nước".

Có 4 công trình đoạt giải Nhất đó là: công trình Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống dẫn đường quán tính cho tàu hải quân sử dụng công nghệ cảm biến sợi quang của nhóm tác giả Đại tá, PGS.TS Trịnh Đăng Khánh; Trung tá, GV.TS Nguyễn Đình Tĩnh; Thiếu tá, GV.ThS Phạm Văn Hùng và các cộng sự Khoa vô tuyến điện tử - Học viện Kỹ thuật quân sự, Bộ Quốc phòng; Công trình Ứng dụng công nghệ nghiền khô siêu mịn sản xuất gạch ngói cao cấp, siêu mỏng, tiết kiệm năng lượng của tác giả AHLĐ Nguyễn Quang Mâu, ThS. Nguyễn Duy Tấn, Nguyễn Văn Thành – Công ty CP kinh doanh – Xuất nhập khẩu Gốm Đất Việt; Công trình Nghiên cứu công nghệ và xây dựng nhà máy sản xuất nhựa polyester không no công suất 25.000 tấn/năm phục vụ sản xuất đá nhân tạo gốc thạch anh của tác giả PGS.TS Hồ Xuân Năng; GS.TSKH Trần Vĩnh Diệu và các cộng sự - Công ty CP Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A và công trình Giống cà phê vối lai TRS1 của tác giả ThS Đinh Thị Tiếu Oanh; TS. Trần Vinh, ThS. Nguyễn Thị Thanh Mai và các cộng sự - Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, tỉnh Đăk Lăk.

Đại diện cho các nhóm tác giả đoạt giải Nhất, anh hùng lao động Nguyễn Quang Mâu, Tổ hợp công ty cổ phần Gốm Đất Việt, tỉnh Quảng Ninh bày tỏ: "Để giữ vững được lá cờ đầu của đất sét nung Việt Nam, giữ vững được chất lượng số 1 Việt Nam ngang tầm với thế giới thì chúng tôi phải tiếp tục đầu tư cho nguồn nhân lực tốt nhất …."

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ông Trần Lưu Quang, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ ghi nhận những nỗ lực của các nhà khoa học, có nhiều công trình ứng dụng trong thực tiễn, góp phần tháo gỡ khó khăn cho mọi hoạt động của đời sống xã hội: "Nhân dịp này chúng tôi đề nghị Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam, Quỹ hỗ trợ sáng tạo, các ban bộ ngành tiếp tục nghiên cứu các nghị định, nghị quyết.. để tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp, phấn đấu mục tiêu xây dựng đội ngũ trí thức và phát triển khoa học công nghệ"

Phát động Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tin tưởng Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2024 sẽ tiếp tục được các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu cũng như những cá nhân đam mê sáng tạo trong cả nước nhiệt tình ủng hộ và tham gia.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều vướng mắc pháp lý khi phát triển doanh nghiệp KHCN trong trường đại học
Nhiều vướng mắc pháp lý khi phát triển doanh nghiệp KHCN trong trường đại học

VOV.VN - Các doanh nghiệp KHCN trong các trường đại học, viện nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do cơ sở pháp lý chưa được hoàn thiện, cụ thể như chưa có quy định về hỗ trợ cho các tổ chức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khuyến khích cá nhân đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp KHCN, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo...

Nhiều vướng mắc pháp lý khi phát triển doanh nghiệp KHCN trong trường đại học

Nhiều vướng mắc pháp lý khi phát triển doanh nghiệp KHCN trong trường đại học

VOV.VN - Các doanh nghiệp KHCN trong các trường đại học, viện nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do cơ sở pháp lý chưa được hoàn thiện, cụ thể như chưa có quy định về hỗ trợ cho các tổ chức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khuyến khích cá nhân đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp KHCN, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo...

Bộ KH&CN đặt ưu tiên tài trợ các đề tài nghiên cứu chip bán dẫn
Bộ KH&CN đặt ưu tiên tài trợ các đề tài nghiên cứu chip bán dẫn

VOV.VN - Bộ KH&CN thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học, công nghệ lĩnh vực chip bán dẫn trước mắt là ưu tiên tài trợ các đề tài nghiên cứu về chip bán dẫn.

Bộ KH&CN đặt ưu tiên tài trợ các đề tài nghiên cứu chip bán dẫn

Bộ KH&CN đặt ưu tiên tài trợ các đề tài nghiên cứu chip bán dẫn

VOV.VN - Bộ KH&CN thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học, công nghệ lĩnh vực chip bán dẫn trước mắt là ưu tiên tài trợ các đề tài nghiên cứu về chip bán dẫn.

Bộ KH&CN nói gì về “bẫy” đào tạo nhân lực trong công nghiệp vi mạch bán dẫn?
Bộ KH&CN nói gì về “bẫy” đào tạo nhân lực trong công nghiệp vi mạch bán dẫn?

VOV.VN - Ước tính đến năm 2030, Việt Nam cần khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế, 35.000 kỹ sư làm việc trong các nhà máy sản xuất chip bán dẫn; đồng thời sẽ tạo ra 154.000 việc làm gián tiếp, đóng góp 360.000 tỷ đồng vào GDP.

Bộ KH&CN nói gì về “bẫy” đào tạo nhân lực trong công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Bộ KH&CN nói gì về “bẫy” đào tạo nhân lực trong công nghiệp vi mạch bán dẫn?

VOV.VN - Ước tính đến năm 2030, Việt Nam cần khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế, 35.000 kỹ sư làm việc trong các nhà máy sản xuất chip bán dẫn; đồng thời sẽ tạo ra 154.000 việc làm gián tiếp, đóng góp 360.000 tỷ đồng vào GDP.