5 nhóm chính sách lớn trong Luật BHXH (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội là gì?

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Văn Hồi khẳng định, việc sửa đổi Luật BHXH năm 2014 là hết sức quan trọng và cần thiết hiện nay và đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023-2024. Những định hướng lớn nhất sửa đổi Luật BHXH là nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 28 và hướng đến bảm đảm an sinh xá hội toàn dân và bảo đảm an sinh xã hội cho toàn lực lượng lao động. 

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và năm 2024, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024). 

Nói về những định hướng và chính sách lớn của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Văn Hồi khẳng định, việc sửa đổi Luật BHXH năm 2014 là hết sức quan trọng và cần thiết hiện nay và đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023-2024. Những định hướng lớn nhất sửa đổi Luật BHXH là nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 28 và hướng đến bảm đảm an sinh xá hội toàn dân và bảo đảm an sinh xã hội cho toàn lực lượng lao động. 

Về đối tượng sửa đổi, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cho biết, Chính phủ đã đề xuất với Quốc hội bổ sung nhóm lực lượng lao động là chủ hộ gia đình, có khoảng 2 triệu chủ hộ gia đình có đăng ký kinh doanh và có đóng thuế. Đồng thời bổ sung nhóm đối tượng quản lý hợp tác xã và cơ sở kinh doanh; bổ sung nhóm chế độ hưu trí BHXH cho những người cao tuổi từ 75 tuổi trở lên. Qua đó, giúp gia tăng độ bao phủ chính sách BHXH.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi nêu rõ, có 5 nhóm chính sách lớn trong Luật BHXH (sửa đổi) trình lên Quốc hội, đáng chú ý là sửa đổi quy định mức đóng, mức hưởng BHXH, quy định thu - chi Quỹ BHXH; giải quyết việc trốn đóng BHXH; giải quyết việc rút BHXH một lần; cải cách hệ thống BHXH một cách hiệu quả hơn, công khai, minh bạch hơn; quy định về đầu tư an toàn, hiệu quả của Quỹ BHXH trong tương lai.

Trong thời gian qua, vấn đề gia tăng rút bảo hiểm xã hội một lần đang nhận được nhiều sự quan tâm, cần có sự sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan trong thời gian tới để khắc phục những vướng mắc hiện có. 

Làm rõ thực trạng của vấn đề này, những định hướng lớn về mặt giải pháp đưa vào trong Luật Bảo hiểm xã hội để hạn chế tình trạng này, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Văn Hồi cho hay, vấn đề rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Văn Hồi, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một thường rơi vào các trường hợp đóng dưới 5 năm (70%). Nguyên nhân là do người lao động chưa nhận thức được hết vai trò của bảo hiểm xã hội trong bảo đảm an sinh xã hội trong cả cuộc đời, một phần do hoàn cảnh khó khăn của người lao động…

Về các giải pháp trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi cho rằng, Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người lao động về bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, có các chính sách để tăng tính hấp dẫn của bảo hiểm xã hội; các chính sách hỗ trợ tạm thời cho người lao động trong các hoàn cảnh khó khăn trước mắt…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người lao động khó tìm việc làm mới sau khi thất nghiệp vì đâu?
Người lao động khó tìm việc làm mới sau khi thất nghiệp vì đâu?

VOV.VN - Từ phản hồi của nhiều doanh nghiệp, nhiều lao động vẫn chưa chú trọng việc bồi dưỡng cho bản thân những kỹ năng mềm, trình độ, thái độ làm việc. Trong khi đó, trong bối cảnh hội nhập, cách mạng công nghiệp 4.0, thì những điều này càng trở nên quan trọng.

Người lao động khó tìm việc làm mới sau khi thất nghiệp vì đâu?

Người lao động khó tìm việc làm mới sau khi thất nghiệp vì đâu?

VOV.VN - Từ phản hồi của nhiều doanh nghiệp, nhiều lao động vẫn chưa chú trọng việc bồi dưỡng cho bản thân những kỹ năng mềm, trình độ, thái độ làm việc. Trong khi đó, trong bối cảnh hội nhập, cách mạng công nghiệp 4.0, thì những điều này càng trở nên quan trọng.

Hỗ trợ cho lao động mất việc: Cần chú trọng việc đào tạo, duy trì việc làm bền vững
Hỗ trợ cho lao động mất việc: Cần chú trọng việc đào tạo, duy trì việc làm bền vững

VOV.VN - Trong bối cảnh thị trường lao động còn nhiều khó khăn, nhiều lao động mất việc, chuyên gia cho rằng, chính sách cần hoàn thiện theo hướng hỗ trợ nhiều hơn nữa, chú trọng vào đào tạo, duy trì việc làm cho người lao động một cách bền vững chứ không chỉ chú trọng trợ cấp cho họ khi mất việc làm.

Hỗ trợ cho lao động mất việc: Cần chú trọng việc đào tạo, duy trì việc làm bền vững

Hỗ trợ cho lao động mất việc: Cần chú trọng việc đào tạo, duy trì việc làm bền vững

VOV.VN - Trong bối cảnh thị trường lao động còn nhiều khó khăn, nhiều lao động mất việc, chuyên gia cho rằng, chính sách cần hoàn thiện theo hướng hỗ trợ nhiều hơn nữa, chú trọng vào đào tạo, duy trì việc làm cho người lao động một cách bền vững chứ không chỉ chú trọng trợ cấp cho họ khi mất việc làm.

Doanh nghiệp khó khăn, lao động mất việc: Cần chính sách hỗ trợ thực sự hiệu quả
Doanh nghiệp khó khăn, lao động mất việc: Cần chính sách hỗ trợ thực sự hiệu quả

VOV.VN - Hiện nay, doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng do ảnh hưởng chung từ những khó khăn toàn cầu như chính sách tiền tệ, sức mua sắm sụt giảm, bên cạnh đó chi phí sản xuất, giá nguyên liệu lại tăng mạnh.

Doanh nghiệp khó khăn, lao động mất việc: Cần chính sách hỗ trợ thực sự hiệu quả

Doanh nghiệp khó khăn, lao động mất việc: Cần chính sách hỗ trợ thực sự hiệu quả

VOV.VN - Hiện nay, doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng do ảnh hưởng chung từ những khó khăn toàn cầu như chính sách tiền tệ, sức mua sắm sụt giảm, bên cạnh đó chi phí sản xuất, giá nguyên liệu lại tăng mạnh.

Lương cao nhưng vì sao nhiều lao động phía Nam không mặn mà xuất khẩu lao động?
Lương cao nhưng vì sao nhiều lao động phía Nam không mặn mà xuất khẩu lao động?

VOV.VN - Nhiều người lao động khu vực phía Nam chưa mặn mà với các chương trình xuất khẩu lao động do tâm lý ngại thay đổi, ngại đi xa gia đình và còn nhiều nghi ngại khi đi làm việc ở nước ngoài.

Lương cao nhưng vì sao nhiều lao động phía Nam không mặn mà xuất khẩu lao động?

Lương cao nhưng vì sao nhiều lao động phía Nam không mặn mà xuất khẩu lao động?

VOV.VN - Nhiều người lao động khu vực phía Nam chưa mặn mà với các chương trình xuất khẩu lao động do tâm lý ngại thay đổi, ngại đi xa gia đình và còn nhiều nghi ngại khi đi làm việc ở nước ngoài.

Người lao động trục lợi bảo hiểm thất nghiệp: Do vô tình hay cố ý?
Người lao động trục lợi bảo hiểm thất nghiệp: Do vô tình hay cố ý?

VOV.VN - Lao động vi phạm trục lợi BHTN hầu hết là công nhân làm việc tại các khu công nghiệp vừa và nhỏ, các khu chế xuất. Đội ngũ cán bộ nhân sự tại các doanh nghiệp cũng chưa nằm vững các quy định về pháp luật lao động để tư vấn cho người lao động, dẫn tới hướng dẫn và thực hiện chưa đúng các quy định.

Người lao động trục lợi bảo hiểm thất nghiệp: Do vô tình hay cố ý?

Người lao động trục lợi bảo hiểm thất nghiệp: Do vô tình hay cố ý?

VOV.VN - Lao động vi phạm trục lợi BHTN hầu hết là công nhân làm việc tại các khu công nghiệp vừa và nhỏ, các khu chế xuất. Đội ngũ cán bộ nhân sự tại các doanh nghiệp cũng chưa nằm vững các quy định về pháp luật lao động để tư vấn cho người lao động, dẫn tới hướng dẫn và thực hiện chưa đúng các quy định.