6 xã biên giới ở Long An mòn mỏi chờ có đường nhựa từ huyện về trung tâm

VOV.VN - Tại huyện Tân Hưng (Long An) vẫn còn 6 xã chưa có đường nhựa từ huyện về trung tâm xã. Người dân nơi đây vẫn phải di chuyển trên những cung đường xuống cấp bụi mù và lầy lội để từ huyện về đến xã.

Thời gian qua, tỉnh Long An đã tập trung nhiều nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông đường bộ, nhất là các trục đường về khu vực nông thôn, biên giới. Tuy nhiên, tại huyện Tân Hưng vẫn còn 6 xã chưa có đường nhựa từ huyện về trung tâm xã. Người dân nơi đây vẫn phải di chuyển trên những cung đường xuống cấp bụi mù và lầy lội để từ huyện về đến xã. Dù đã nhiều lần phản ảnh, kiến nghị, nhưng qua nhiều lần hứa hẹn của ngành chức năng tỉnh, bà con mòn mỏi chờ đợi mà nhưng đường vẫn chưa được hoàn thành.

Theo ghi nhận của phóng viên VOV, trên tuyến đường tỉnh 837 dài gần 26,4 km từ trung tâm huyện biên giới Tân Hưng, Long An về trung tâm xã Vĩnh Châu A, xã Vĩnh Bửu… con đường được đổ đất sỏi đỏ xây dựng cách đây hơn 10 năm đã xuống cấp. Mùa nắng thì bụi mù, mùa mưa thì trơn trợt. Khó khăn trong việc đi lại không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống mưu sinh của người dân mà khiến việc phát triển kinh tế-xã hội tại khu vực này cũng bị ảnh hưởng, bởi đây là cung đường kết nối liên huyện Tân Hưng – Tân Thạnh của tỉnh Long An và liên tỉnh giữa Long An với tỉnh Đồng Tháp.

Ông Lê Văn Đậm, người dân ấp Vĩnh Nguyện, xã Vĩnh Châu A, Tân Hưng, Long An bức xúc mùa mưa học sinh đi học rất khó khăn, thậm chí gần đây học sinh đi trơn trợt bị ngã rất nhiều. "Ảnh hưởng của tình hình giao thông nên đời sống của bà con quá khó khăn, chưa kể vừa qua nhiều nhà đầu tư muốn làm ăn ở đây song cũng phải dời đi hết vì ngán ngại đường sá lầy lội"- ông Đậm nói.  

Theo ông Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Châu A, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, đường tỉnh 837 chưa được đầu tư nâng cấp nên việc đi lại của nhân dân rất khó khăn, tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bà con sống dọc theo tuyến đường do mặt đường xuống cấp gây ra. Nhiều năm qua, chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần kiến nghị đến các ngành chức năng tỉnh Long An mong muốn được quan tâm đầu tư tuyến đường này, song đến nay vẫn chưa được giải quyết. 

"Xã Vĩnh Châu A được huyện quan tâm đầu tư xây dựng xã văn hoá và nông thôn mới. Tuy nhiên do không có đường nhựa từ huyện về trung tâm xã nên cũng đã ảnh hưởng không ít đến phát triển kinh tế của địa phương. Đề nghị các ngành chức năng quan tâm xây dựng được tuyến đường nhựa để xã hoàn thành được nhiệm vụ chính trị mà huyện uỷ và cấp trên giao cho"- ông Nguyễn Văn Lợi cho biết. 

Tại huyện Tân Hưng, đến nay ngoài Vĩnh Châu A, tại 5 xã khác là Vĩnh Bửu, Thạnh Hưng, Hưng Điền, Hưng Điền B và Hưng Hà, trục đường chính và duy nhất về trung tâm thị tứ xã vẫn còn là đường đất, chưa được trải nhựa. Theo Uỷ ban nhân dân huyện Tân Hưng, hiện nay trên địa bàn có 7 tuyến đường do tỉnh Long An quản lý và hệ thống cầu trên tuyến có tổng chiều dài gần 134 km. Thế nhưng, hiện mới đầu tư nhựa hoá được khoảng hơn 55 km, chiếm khoảng 42%. Đặc biệt, có 6 tuyến đường về trung tâm các xã biên giới; là tuyến giao thông huyết mạch để vận chuyển nông sản, đảm bảo an ninh quốc phòng tuyến biên giới giáp ranh với nước bạn Campuchia.

Ông Lê Thành Yên, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hưng, Long An kiến nghị đây là những tuyến huyết mạch của địa phương, vì vậy các sở ngành của tỉnh tiếp tục quan tâm sớm đầu tư tuyến đường này. Để phát triển kinh tế địa phương, phục vụ việc liên kết vùng, thuận tiện trong vận chuyển hàng hoá để bà con được hưởng lợi. 

Việc đầu tư nâng cấp các tuyến đường nói trên đang là nhu cầu cấp bách, ngoài việc giúp địa phương hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông theo tiêu chí nông thôn mới còn góp phần phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân các xã khu vực biên giới của Long An, đặc biệt là góp phần đảm bảo tình hình an ninh chính trị tại khu vực vùng biên. Hiện tại, đường về 6 xã biên giới Tân Hưng vẫn trời nắng bụi mù, trời mưa lầy lội và người dân địa phương tiếp tục hy vọng, đợi chờ.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đường giao thông nông thôn vừa hoàn thành đã mục nát: Lỗi tại dân?
Đường giao thông nông thôn vừa hoàn thành đã mục nát: Lỗi tại dân?

VOV.VN - Đường vừa hoàn thành đã hỏng đặt ra những câu hỏi lớn về chất lượng thi công; về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác quản lý công trình.

Đường giao thông nông thôn vừa hoàn thành đã mục nát: Lỗi tại dân?

Đường giao thông nông thôn vừa hoàn thành đã mục nát: Lỗi tại dân?

VOV.VN - Đường vừa hoàn thành đã hỏng đặt ra những câu hỏi lớn về chất lượng thi công; về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác quản lý công trình.

Cấm huy động người nghèo góp vốn xây dựng giao thông nông thôn
Cấm huy động người nghèo góp vốn xây dựng giao thông nông thôn

VOV.VN - Đó là đề nghị của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại Hội nghị tổng kết công tác xây dựng, quản lý giao thông nông thôn sáng 6/7 tại Hà Nội.

Cấm huy động người nghèo góp vốn xây dựng giao thông nông thôn

Cấm huy động người nghèo góp vốn xây dựng giao thông nông thôn

VOV.VN - Đó là đề nghị của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại Hội nghị tổng kết công tác xây dựng, quản lý giao thông nông thôn sáng 6/7 tại Hà Nội.