Chi phí logistics đang “ăn mòn” lợi nhuận từ nông sản xuất khẩu

VOV.VN - Hệ thống logistics cho nông sản xuất khẩu cần sớm được hình thành, giúp giảm bớt rủi ro, góp phần đưa nông sản Việt vươn xa, tăng sức cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Thời gian qua, các mặt hàng nông sản, trái cây xuất khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề liên quan đến logistics. Ngoài giá thành vận tải, DN xuất khẩu còn gặp khó về chuỗi quy trình từ thu hoạch cho đến khi đưa sản phẩm lên kệ. Hệ thống logistics cho nông sản xuất khẩu cần sớm được hình thành, giúp giảm bớt rủi ro, góp phần đưa nông sản Việt vươn xa, tăng sức cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Nhiều rủi ro khó lường

Dù có hơn 10 năm kinh nghiệm ở lĩnh vực xuất khẩu nông sản qua các thị trường cao cấp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Trung Quốc và châu Âu, Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit Long An cũng không thể tránh khỏi những tình huống ngoài ý muốn trong hoạt động logistics.

Chia sẻ những câu chuyện “dở khóc dở cười” khi đưa các mặt hàng trái cây như thanh long, xoài, bưởi, nhãn, dừa, mía, sầu riêng, chuối... ra nước ngoài, bà Nguyễn Nam Phương Thảo, Giám đốc Kinh doanh công ty này cho biết, hiện giá cước vận chuyển giảm nhiều, tác động đến giá thành hàng xuất khẩu, vì thế sản lượng trái cây xuất đi các thị trường tăng nhiều hơn so với trước. Tuy nhiên, giá thành sản phẩm đi các nước vẫn còn cao, bởi cước vận chuyển dù đã giảm mạnh so với thời điểm Covid-19 nhưng chi phí dịch vụ cảng biển, bốc dỡ, lưu kho vẫn đang liên tục tăng, mỗi quốc gia có một kiểu thu khác nhau và không ổn định.

Việc xuất khẩu trái cây nhất là qua đường vận tải biển còn đối diện với nhiều rủi ro, dù được theo dõi chặt chẽ nhưng có nhiều vấn đề khó lường trong chuỗi quy trình xuất hàng. Cụ thể là bảo quản hàng hoá sai nhiệt độ, hoặc có sự cố trong việc tuỳ chỉnh nhiệt độ, độ thông gió vào container (vent) trong quá trình vận chuyển, thời gian vận chuyển không đúng kế hoạch.

“Không ai mong muốn xảy ra sự cố, bởi khi sự cố xảy ra sẽ mất khách hàng, mất uy tín, người tiêu dùng không nhận được sản phẩm DN lại mất tiền và tốn thêm thời gian để xử lý lô hàng lỗi. Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu rất quan tâm đến vấn đề môi trường, xử lý rác thải… nên DN sẽ đối diện với nhiều vấn đề khó khăn”, Bà Thảo chia sẻ.

Mặc dù sự cố xảy ra không thường xuyên nhưng cho thấy, các DN dù đã có sự chủ động nhưng đôi lúc vẫn có những vấn đề ngoài ý muốn khi xuất hàng ra nước ngoài. Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, xuất khẩu nông sản phụ thuộc vào hệ thống logistics quốc tế. Do đó, Việt Nam xuất hàng nhiều nhưng giá trị thu về không đáng kể và chi phí logistics đang “ăn mòn” lợi nhuận từ nông sản xuất khẩu. Để chủ động hạn chế những rủi ro ngoài ý muốn, Việt Nam cần quan tâm xây dựng những trung tâm logistics khu vực, có những chuỗi cung ứng dịch vụ thu mua, thu gom đến vận tải, kho lạnh chế biến nhằm chủ động hỗ trợ cho hàng Việt vươn xa.

“Trước khi chất hàng vào container và trong quá trình container đi phải có những biện pháp để bảo quản hàng hóa sao cho tốt, rút ngắn thời gian bảo quản... Hiện nay các vấn đề giá cước vận chuyển dù đã giảm nhưng dịch vụ logistics vẫn còn thiếu và yếu”, ông Nguyên thẳng thắn.            

Xã hội hóa logistics?

Theo thống kê từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), chi phí logistics so sánh với tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam đang ở mức 16,8%, so với bình quân thế giới là 10,7%. Tính riêng khu vực ASEAN, chi phí logistics Việt Nam cao hơn các nước Singapore (đang ở mức 8,5%), Malaysia (13%) và Thái Lan (15,5%). Đại diện VLA cũng xác nhận, chi phí logistics ở Việt Nam cao là do phụ thuộc lớn vào các hãng vận chuyển nước ngoài, khiến nông sản Việt Nam xuất khẩu dù có nhiều lợi thế nhưng khó cạnh tranh với các nước, đặc biệt là Thái Lan.

Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 của Chính phủ, đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5% - 6%. Để đạt được kết quả này, Quyết định cũng đề ra 6 nhóm nhiệm vụ và những giải pháp tổng thể, trong đó Nhiệm vụ số 34 chỉ rõ phải “tích hợp sâu dịch vụ logistics với các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa trong nước và các ngành dịch vụ khác”.

Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự gia tăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và yêu cầu nâng cao năng lực chuỗi giá trị. Chính vì vậy cần sớm chủ động đầu tư hạ tầng logistics cho hàng hóa nông sản, nhất là các vùng nông sản tập trung, chủ lực, như TP.HCM - ĐBSCL; kết nối đường thủy, đường bộ, đường sắt để phát huy sức mạnh tổng thể logistics nội địa và quốc tế.

Việc xã hội hóa logistics nông sản cũng sẽ đẩy nhanh tốc độ xây dựng mô hình dịch vụ chuỗi cung ứng, từ vùng nguyên liệu, vận chuyển, xử lý kiểm dịch thực vật, chiếu xạ, chứng từ hải quan, đóng hàng, cũng như chủ động hệ thống vận tải quốc tế.

Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách - Pháp luật, Bộ NN&PTNT cho biết, Viện đã rà soát lại những quy hoạch để cố gắng đưa ra những chính sách nhằm xã hội hóa và thu hút nhiều DN tham gia đầu tư xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống logistics. Như vậy chắc chắc sẽ góp phần tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu.

Hiện Bộ NN&PTNT đang chủ trì Đề án “nâng cao chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu – gắn kết hiệu quả với hệ thống logistics”, trong đó cũng rất chú trọng vấn đề xã hội hóa. Với sự tham gia của nhiều DN vào hoạt động này, kỳ vọng sẽ có những đóng góp hiệu quả cho lĩnh vực logistics, giúp cho hàng hóa, nông sản Việt Nam ngày càng vươn xa.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chậm triển khai trung tâm logistics, điệp khúc nông sản ùn ứ "đến hẹn lại lên"
Chậm triển khai trung tâm logistics, điệp khúc nông sản ùn ứ "đến hẹn lại lên"

VOV.VN - Dù được đầu tư hàng năm, nhưng cơ sở hạ tầng bến bãi phục vụ hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

Chậm triển khai trung tâm logistics, điệp khúc nông sản ùn ứ "đến hẹn lại lên"

Chậm triển khai trung tâm logistics, điệp khúc nông sản ùn ứ "đến hẹn lại lên"

VOV.VN - Dù được đầu tư hàng năm, nhưng cơ sở hạ tầng bến bãi phục vụ hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

Hệ thống logistics phải là đòn bẩy cho nông sản xuất khẩu
Hệ thống logistics phải là đòn bẩy cho nông sản xuất khẩu

VOV.VN - Sáng nay (24/6), tại TP.HCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo phát triển hệ thống nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

Hệ thống logistics phải là đòn bẩy cho nông sản xuất khẩu

Hệ thống logistics phải là đòn bẩy cho nông sản xuất khẩu

VOV.VN - Sáng nay (24/6), tại TP.HCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo phát triển hệ thống nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

Mở rộng hợp tác đưa logistics phát triển tương xứng với tiềm năng
Mở rộng hợp tác đưa logistics phát triển tương xứng với tiềm năng

VOV.VN - Triển lãm quốc tế là một hoạt động không thể thiếu trong bối cảnh ngành dịch vụ logistics Việt Nam đang cần đẩy mạnh xúc tiến, kết nối và giới thiệu mình với thế giới.

Mở rộng hợp tác đưa logistics phát triển tương xứng với tiềm năng

Mở rộng hợp tác đưa logistics phát triển tương xứng với tiềm năng

VOV.VN - Triển lãm quốc tế là một hoạt động không thể thiếu trong bối cảnh ngành dịch vụ logistics Việt Nam đang cần đẩy mạnh xúc tiến, kết nối và giới thiệu mình với thế giới.

Logistics kém thông minh rất khó bắt kịp xu hướng thị trường
Logistics kém thông minh rất khó bắt kịp xu hướng thị trường

VOV.VN - Ngành logistics cần được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt trong khía cạnh “số hóa” để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường, hỗ trợ tối đa thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác.

Logistics kém thông minh rất khó bắt kịp xu hướng thị trường

Logistics kém thông minh rất khó bắt kịp xu hướng thị trường

VOV.VN - Ngành logistics cần được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt trong khía cạnh “số hóa” để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường, hỗ trợ tối đa thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác.