Ai cũng có một câu chuyện để giãi bày...

VOV.VN - Đó là ý tưởng truyền cảm hứng cho một người làm phát thanh thu thập được hàng ngàn câu chuyện hay để phục vụ công chúng qua StoryCorps

Vấn đề là làm thế nào khiến mọi người kể ra câu chuyện của họ?
Nhà báo Dave Isay (sinh tháng 12 năm 1966 tại Connecticut, Hoa Kỳ) là người đã lập ra StoryCorps, bộ sưu tập ghi âm lớn nhất từ trước đến này trên thế giới ghi lại tiếng nói, câu chuyện của rất nhiều người. Từ đó, StoryCorps và cá nhân Dave Isay cũng giành được nhiều giải thưởng báo chí- truyền thông danh giá.

Từ câu chuyện của chính mình
Dave Isay kể, khi 22 tuổi, ông bước vào nghề phát thanh. Cũng khoảng thời gian đó, Dave phát hiện ra cha mình, người rất gần gũi với Dave, đồng tính.

Điều đó làm cho Dave cảm thấy suy sụp, khiến quan hệ giữa ông với cha trở nên căng thẳng. Dần dần hai cha con tìm cách trò chuyện để hiểu nhau hơn. Cha của Dave đã kể với ông về những cuộc bạo loạn ở Stonewall, và từ đó ông nảy ra ý tưởng tạo cơ hội để mọi người giãi bày tâm sự.

Bạo loạn Stonewall là một loạt những cuộc bạo động mang tính tự phát nhằm chống lại cuộc đột kích vào một quán bar đồng tính ở Stonewall làng Greenwich, vùng Hạ Manhattan, New York của cảnh sát Mỹ, diễn ra vào sáng sớm ngày 28/6/1969. Những khách hàng ở quán bar phản kháng mãnh liệt, vì họ cho rằng mình không làm gì sai cả. Liên tiếp trong 3 ngày, các cuộc bạo động diễn ra trên diện rộng, nhằm đòi quyền lợi của người đồng tính và lên án sự phân biệt đối xử. Cảnh sát dẹp loạn biểu tình, phóng viên đưa tin xuất hiện khắp nơi. Phe chống lại tự do của người đồng tính thì tuyên bố rằng các cuộc gặp gỡ, hò hẹn đồng tính sẽ dẫn đến hôn nhân trong tương lai và tạo ra rắc rối cho xã hội. Trong những ngày tháng đó, hơi cay và tiếng chai lọ vỡ tràn lan trên các con phố Stonewall... Sự kiện này thường được nhắc tới như là vụ việc đầu tiên trong lịch Hoa Kỳ khi cộng đồng đồng tính phản kháng Chính phủ, nó trở thành sự kiện đánh dấu sự khởi đầu của cuộc đấu tranh cho các quyền của người đồng tính ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.

Câu chuyện này khiến Dave chú ý. Chàng trai 22 tuổi chủ tâm tìm cách tiếp xúc để tìm hiểu thêm về những người liên quan đến cuộc bạo loạn Stonewall. Khi phóng sự phát thanh của Dave về cuộc bạo loạn Stonewall được phát, đó là lần đầu tiên một câu chuyện như vậy được kể cho thính giả toàn quốc. (Từ câu chuyện này, người ta còn làm một bộ phim có tên “The Stonewall Uprising”).

Việc làm của anh đã thay đổi mối quan hệ của Dave với cha mình, và cũng đã thay đổi cuộc sống của anh. Trong 15 năm tiếp theo, Dave tiếp tục làm nhiều phóng sự phát thanh, nhằm ghi lại tiếng nói của những người, những đối tượng hiếm khi có tiếng nói trên truyền thông chính thống.

Trong quá trình thực hiện các cuộc phỏng vấn, Dave nhận thấy chính cách thức đơn giản của cuộc phỏng vấn đã chạm được vào trái tim nhiều người được phỏng vấn. Được lắng nghe- chỉ riêng điều đó đã rất có ý nghĩa đối với họ, đặc biệt với những người không nghĩ rằng câu chuyện của họ là quan trọng.

Giúp người khác kể lại câu chuyện của họ
Dave lập ra StoryCorps, một dự án podcast nhằm truyền cảm hứng và tạo cơ hội cho mọi người ghi lại câu chuyện của mình và nghe câu chuyện của nhau. Một phòng thu nhỏ được lập tại nhà ga Grand Central Terminal ở New York, nơi ai cũng có thể đến đó cùng với một người mà họ muốn tôn vinh, để phỏng vấn, trò chuyện với người ấy về cuộc sống của họ.

storycorps.org chứa hàng nghìn câu chuyện ý nghĩa
Sau một thời gian thử nghiệm, dự án trở nên phát triển, lan rộng sang các thành phố khác, giúp cho hàng trăm ngàn tiếng nói chưa từng được lắng nghe hay hoặc đã từng bị bỏ qua, nay có dịp được cất lên, bằng chính giọng nói của những người bình thường nhất.

StoryCorps cung cấp cho mọi người (thường là mỗi lần 2 người) cơ hội ghi

Sứ mệnh của chúng tôi là bảo vệ và chia sẻ những câu chuyện của mọi người để xây dựng mối liên hệ giữa con người với con người và tạo ra một thế giới công bằng, bao dung hơn”. (Từ trang web của StoryCorps).
lại các cuộc trò chuyện có ý nghĩa và lưu trữ các bản ghi tại thư viện của dự án.Ví dụ: Bạn có thể mời người thân, hoặc bất kỳ ai đến 1 địa điểm ghi âm của StoryCorps để trò chuyện/phỏng vấn trong vòng 40 phút. Còn nếu không thể đến được các điểm ghi âm? Bạn hãy vào trang web https://storycorps.org hoặc sử dụng app StoryCorps và ghi âm ở bất cứ nơi đâu.

Sức mạnh của những câu chuyện chân thực
Thông qua StoryCorps, Dave phát hiện ra rằng rất nhiều người đã khóc khi nghe câu chuyện của người khác, mặc dù có thể đó không phải là câu chuyện buồn!.

Vì sao vậy? Dave nghĩ lý do thực sự khiến mọi người khóc là vì họ đang
nghe điều gì đó rất thật và chính xác ngay tại thời điểm đó, khiến họ tin. Trong cuộc sống hiện nay, đôi khi rất khó có thể nói rằng một điều gì đó thật hay không.

Từ dự án StoryCorps, Dave khám phá ra sức mạnh của việc lắng nghe.

Dave tin rằng tất cả chúng ta đều có thể học hỏi được điều gì đó mới mẻ về mọi người và thế giới xung quanh nếu chúng ta dành thời gian để lắng nghe. 

MỌI NGƯỜI CHIA SẺ CHUYỆN GÌ?

Dưới đây là một vài cuộc phỏng vấn trên StoryCorps.

* Cuộc trò chuyện giữa Judy Charest và Harold Hogue: Judy Charest khi còn là một đứa trẻ sơ sinh đã được Harold Hogue cứu sống. Vào đúng ngày 24 tháng 12 năm ấy, khi cha của Judy Charest đang tắm thì mẹ cô mang cô trên tay đi ra sông, đi lên cầu và ôm đứa bé nhảy xuống sông. Thế rồi bỗng bà vùng vẫy và hét lên: Ai cứu con tôi với! Lúc đó, một người bạn của Harold Hogue lập tức nhảy xuống dòng nước lạnh băng, cứu được đứa bé và đưa cho Harold Hogue. Mẹ của Judy cũng được đưa tới bệnh viện để điều trị chứng trầm cảm và về sau, trở lại bình thường.
* Hai chị em Priya Morgenstern và Bhavani Jaroff phỏng vấn cha mình là Ken Morgenstern, 81 tuổi, bị chứng Alzheimer. Hai cô hỏi về những gì cha mình còn nhớ, như việc ông đã vợ mình như thế nào, họ có bao nhiêu con trai con gái... Một cuộc trò chuyện cảm động. 1 năm sau cuộc phỏng vấn này, người cha qua đời.

Wally Funk- người có niềm đam mê bay.
Nữ phi công Wally Funk được phỏng vấn bởi một học viên cũ của mình.Wally Funk có niềm đam mê bay. Năm lên 8 tuổi, cô bé Wally Funk khoác áo siêu nhân và “bay” từ mái nhà xuống. Sau này bà trở thành phi công, nhưng mục tiêu của bà là bay vào không gian bao la của vũ trụ. 4 lần ứng tuyển vào NASA mà không thành công vì nhiều lý do. Bà đã mua vé du hành tàu vũ trụ Virgin Galactic của tỷ phú Richard Branson và chờ mong mơ ước thành hiện thực.
* Cuộc trò chuyện giữa Johnny Holmes và  Christian Picciolini.
Vào những năm 1990, Johnny Holmes là trưởng giám thị của một trường trung học ở bang Illinois. Ông gặp cậu học sinh Christian Picciolini- cầm đầu một nhóm thiếu niên phân biệt chủng tộc. Christian Picciolini cho rằng chính Johnny Holmes đã giúp mình thoát khỏi sai lầm và nay anh hoạt động tích cực trong việc giúp các thanh thiếu niên rời bỏ những băng nhóm cực đoan, thù hận.

NHỮNG DẤU MỐC PHÁT TRIỂN CỦA STORYCORPS

Tháng 10- 2003: ra đời, mở 1 phòng thu (storybooth) tại Grand Central Terminal (nhà ga trung tâm), thành phố New York.

2005: mở 2 phòng thu di động (mobile booth) ở thư viện nhà quốc hội tại Washington D.C; hàng tuần được phát trên chương trình Morning Edition, Đài phát thanh NPR (đài công lớn nhất ở Mỹ).

2007: nhận giải thưởng INSTITUTIONAL PEABODY AWARD.Cuốn sách đầu tiên từ các câu chuyện, có tên là “LISTENING IS AN ACT OF LOVE” được xuất bản và vào danh sách bán chạy của New York Times.

2008: StoryCorps mở phòng thu (storybooth) tại San Francisco, tiếp đó ở Atlanta và Chicago.

2010: cuốn sách thứ hai “MOM: A CELEBRATION OF MOTHERS FROM STORYCORPS”, được phát hành; sản xuất loạt phim hoạt hình được chiếu trên TV và mạng Internet.

2012: cuốn sách thứ ba “ALL THERE IS: LOVE STORIES FROM STORYCORPS”, được xuất bản.  Nhận giải PEABODY AWARD về hoạt hình và phát thanh nhân kỷ niệm 10 năm sự kiện vụ tấn công 11/9.

Tháng 10/ 2013: kỷ niệm 20 năm thành lập

2014: đưa ra sáng kiến ghi lại những câu chuyện về LGBT. Cùng năm này Dave Isay ISAY được nhận giải TED 2015 (Technology, Entertainment, Design)

2015: sử dụng 1 triệu đô từ giải TED để sản xuất ứng dụng trên thiết bị di động (STORYCORPS APP)

2016: cuốn sách thứ 5: “CALLINGS: THE PURPOSE AND PASSION OF WORK”, được xuất bản.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cái nhìn cận cảnh hơn về tương lai của phát thanh
Cái nhìn cận cảnh hơn về tương lai của phát thanh

VOV.VN - Stacey Lynn Schulman, chuyên gia truyền thông, đưa ra những phân tích về sự phát triển của phát thanh từ số liệu của Nielson

Cái nhìn cận cảnh hơn về tương lai của phát thanh

Cái nhìn cận cảnh hơn về tương lai của phát thanh

VOV.VN - Stacey Lynn Schulman, chuyên gia truyền thông, đưa ra những phân tích về sự phát triển của phát thanh từ số liệu của Nielson

6 điều khẳng định vai trò không thể thiếu của phát thanh cộng đồng
6 điều khẳng định vai trò không thể thiếu của phát thanh cộng đồng

Có hàng trăm câu chuyện ý nghĩa về việc tại sao phát thanh vẫn duy trì được vị thế là phương tiện truyền thông quan trọng và thực dụng nhất ở các nước nghèo

6 điều khẳng định vai trò không thể thiếu của phát thanh cộng đồng

6 điều khẳng định vai trò không thể thiếu của phát thanh cộng đồng

Có hàng trăm câu chuyện ý nghĩa về việc tại sao phát thanh vẫn duy trì được vị thế là phương tiện truyền thông quan trọng và thực dụng nhất ở các nước nghèo

Các nước kỷ niệm Ngày Phát thanh thế giới: “Phát thanh chính là bạn”
Các nước kỷ niệm Ngày Phát thanh thế giới: “Phát thanh chính là bạn”

VOV.VN - Dù cuộc sống đã có nhiều thay đổi nhưng phát thanh vẫn là một người bạn tin cậy của nhiều người dân trên toàn thế giới.

Các nước kỷ niệm Ngày Phát thanh thế giới: “Phát thanh chính là bạn”

Các nước kỷ niệm Ngày Phát thanh thế giới: “Phát thanh chính là bạn”

VOV.VN - Dù cuộc sống đã có nhiều thay đổi nhưng phát thanh vẫn là một người bạn tin cậy của nhiều người dân trên toàn thế giới.

Phát thanh tiếng nói nhân văn
Phát thanh tiếng nói nhân văn

VOV.VN -Sự ra đời của phát thanh là một cuộc cách mạng trong lịch sử báo chí thế giới, làm đảo điên thời hoàng kim của báo viết.

Phát thanh tiếng nói nhân văn

Phát thanh tiếng nói nhân văn

VOV.VN -Sự ra đời của phát thanh là một cuộc cách mạng trong lịch sử báo chí thế giới, làm đảo điên thời hoàng kim của báo viết.