Ai cũng sợ ở nhà thì lấy ai tham gia phòng chống dịch

VOV.VN - “Ai cũng sợ ở nhà thì lấy ai làm nhiệm vụ phòng chống dịch”, đó là chia sẻ của cô bé học sinh lớp 11 tình nguyện hỗ trợ chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 ở thành phố Đà Nẵng.

Những ngày qua, khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp hơn, UBND thành phố Đà Nẵng áp dụng Chỉ thị 05 để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, tăng cường kiểm soát, thành phố này hạn chế người dân ra đường khi không có việc cần thiết. Hàng trăm người tình nguyện gồm giáo viên, học sinh, cán bộ hưu trí được vận động hỗ trợ công tác kiểm soát tại các chốt kiểm tra, kiểm soát người ra đường, hạn chế dịch bệnh lây lan.

Tình nguyện viên Nguyễn Thị Thanh Hà, học sinh lớp 11/10 trường Trung học Phổ thông Liên Chiểu cho biết, hiện đang trong kỳ nghỉ hè rảnh rỗi nên Hà tình nguyện tham gia phục vụ tại chốt kiểm soát. Những ngày đầu, Hà phải trốn bố mẹ để đi làm nhiệm vụ tại chốt trên đường Tạ Quang Bửu. Sau đó, biết con gái đi làm tình nguyện ở chốt kiểm soát dịch bệnh, bố mẹ Hà không đồng ý và bắt con ở nhà vì lo ngại con gái vất vả, không đủ hiểu biết để bảo vệ bản thân trước dịch bệnh. Thế nhưng, Hà đã giải thích cho ba mẹ hiểu và công việc này em có thể làm được. Dần dần, ba mẹ của Nguyễn Thị Thanh Hà hiểu và ủng hộ em tiếp tục công việc này.

“Ban đầu bố mẹ không cho đi em cũng trốn đi, la là ở nhà không ở, đi ra ngoài làm gì. Sau này thầy cô trường cũng có nói nên bố mẹ cũng cho đi. Sau này thì bố mẹ bình thường lại rồi"- Hà nói.

Mặc bộ đồ bảo hộ dưới trời nóng mức, cô Huỳnh Thị Kim Hòa, giáo viên trường mầm mon Tuổi Thơ cho biết, khi dịch bệnh xảy ra, nhà trường đóng cửa, cô phải ở nhà chăm 2 con nhỏ. Những ngày qua, khi Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng kêu gọi cán bộ, viên chức của ngành tham gia làm việc ở các chốt kiểm soát, cô Hoà đã tình nguyện tham gia. Chồng cô làm việc ở Công ty cây xanh, đợt này ít việc nên ở nhà trông con, tạo điều kiện để cô được tham gia công tác xã hội. Chia sẻ về công việc tình nguyện của mình, cô Huỳnh Thị Kim Hòa cho biết: Mỗi ngày tham gia phục vụ 6 tiếng, chủ yếu là kiểm tra nhiệt độ người vào thành phố, ghi chép lại biển số xe, số điện thoại, địa chỉ liên lạc.

“Mỗi người góp 1 sức nhỏ để cùng chung tay mong dịch bệnh qua mau để cho các em và các bạn được đến trường hay tất cả mọi người dân được ổn định cuộc sống. 2 vợ chồng cũng thống nhất nói chung cũng tạo điều kiện chứ không có phản ứng gì. Chú cũng động viên tinh thần cố gắng”- cô Hoà nói.

Tại thành phố Đà Nẵng, thời gian gần đây, dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, tình hình ngày càng nóng ở 2 quận Sơn Trà và Liên Chiểu. Tại quận Liên Chiểu, cửa ngõ pghía Bắc thành phố, nơi có hàng ngàn công nhân làm việc ở Khu Công nghiệp Hòa Khánh nên việc kiểm soát dịch bệnh rất căng thẳng. Sau khi thành phố Đà Nẵng thực hiện Chỉ thị 05, quận Liên Chiểu thiết lập hơn 110 chốt kiểm soát để kiểm tra người ra vào thành phố, đi lại trên đường. Thiếu lực lượng, UBND quận Liên Chiểu đã vận động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc hỗ trợ công tác phòng chống dịch.

Ông Đặng Ngọc Nhân, Phó Bí thư Quận ủy Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng cho biết: “Nếu chỉ lực lượng tuyến đầu chống dịch thì không đủ. Do vậy cả hệ thống chính trị, như hội cựu chiến binh, thanh niên, hội phụ nữ, mặt trận đoàn thể cùng vào cuộc. Đặc biệt là trưng tập được lực lượng giáo viên, đặc biệt là các cháu học sinh cũng đã đồng hành tham gia cùng lực lượng nên công tác phòng chống dịch trên địa bàn thực hiện tốt”.

Trước những diễn khó lường của dịch bệnh, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cùng các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của thành phố này phân công nhau đi kiểm tra và trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại hiện trường, tình hình thực hiện Chỉ thị 05 của các quận, huyện ở thành phố Đà Nẵng.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng đánh giá cao việc các địa phương huy động nhiều thành phần, lực lượng cùng tham gia công tác phòng chống dịch: “Tôi rất biểu dương các quận huyện rất chủ động trong việc triển khai với nhiều biện pháp làm sáng tạo. Ở Liên Chiểu tôi thấy rất tốt, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, cả lực lượng công an nghỉ hưu, giáo viên, thậm chí cả các cháu học sinh lớp 11, 12 cũng tham gia và rất nhiệt tình”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bác sĩ gỡ nút thắt “tâm lý” cho bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM
Bác sĩ gỡ nút thắt “tâm lý” cho bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM

VOV.VN - Nhiều F0 có biểu hiện căng thẳng, sợ hãi, thậm chí thấy không an toàn khi cách ly tập trung. Do đó, việc gỡ nút thắt tâm lý này sẽ giúp các bệnh nhân COVID-19 yên tâm và phối hợp điều trị hiệu quả.

Bác sĩ gỡ nút thắt “tâm lý” cho bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM

Bác sĩ gỡ nút thắt “tâm lý” cho bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM

VOV.VN - Nhiều F0 có biểu hiện căng thẳng, sợ hãi, thậm chí thấy không an toàn khi cách ly tập trung. Do đó, việc gỡ nút thắt tâm lý này sẽ giúp các bệnh nhân COVID-19 yên tâm và phối hợp điều trị hiệu quả.

Những chốt chặn "có một không hai" để phòng chống dịch ở Hà Nội
Những chốt chặn "có một không hai" để phòng chống dịch ở Hà Nội

VOV.VN - Bên cạnh những chốt chặn phòng, chống Covid-19 có đội ngũ lực lượng chức năng túc trực thì cũng có những chốt “khác lạ” được dựng nên bởi các khối bê tông, thùng container cũ để ngăn chặn người dân ra, vào.

Những chốt chặn "có một không hai" để phòng chống dịch ở Hà Nội

Những chốt chặn "có một không hai" để phòng chống dịch ở Hà Nội

VOV.VN - Bên cạnh những chốt chặn phòng, chống Covid-19 có đội ngũ lực lượng chức năng túc trực thì cũng có những chốt “khác lạ” được dựng nên bởi các khối bê tông, thùng container cũ để ngăn chặn người dân ra, vào.

Bảo vệ và phòng, chống rối nhiễu tâm lý cho trẻ em trong khu cách ly
Bảo vệ và phòng, chống rối nhiễu tâm lý cho trẻ em trong khu cách ly

VOV.VN - Đã có thực tế về tình trạng trẻ em là đối tượng F0, F1 đi cách ly tập trung, không có gia đình bên cạnh phải đổi mặt với nguy cơ bị xâm hại tình dục, gây sang chấn, khủng hoảng tâm lý.

Bảo vệ và phòng, chống rối nhiễu tâm lý cho trẻ em trong khu cách ly

Bảo vệ và phòng, chống rối nhiễu tâm lý cho trẻ em trong khu cách ly

VOV.VN - Đã có thực tế về tình trạng trẻ em là đối tượng F0, F1 đi cách ly tập trung, không có gia đình bên cạnh phải đổi mặt với nguy cơ bị xâm hại tình dục, gây sang chấn, khủng hoảng tâm lý.