Ám ảnh cảnh đất đá chờ đổ sập xuống người đi đường ở miền Tây xứ Nghệ

VOV.VN - Những khối đất đá khổng lồ “treo” trên triền núi trở thành nỗi ám ảnh của người dân. Thậm chí khi có mưa, người dân không dám đi trên đường.

Tỉnh lộ 543D nối từ thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An vốn được mệnh danh là con đường khó khăn nhất ở miền Tây xứ Nghệ. Với Tổng chiều dài hơn 100km nối từ thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An đi các xã Tà Cạ, Mường Típ, Mường Ải, Na Ngoi của huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. Với thực trạng vốn đã rất khó khăn lại càng thêm thê thảm sau đợt mưa lũ vừa qua. 

Từ điểm đầu ở thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn tỉnh lộ 543D đã được thảm nhựa khoảng 7km, tuy nhiên, tình trạng sạt lở liên tiếp diễn ra tại nhiều điểm, hàng ngàn khối đất đá từ trên những triền núi chênh vênh đổ ập xuống chiếm hết lòng đường khiến giao thông bị chia cắt. 

Sau mưa lũ, cơ quan chức năng đã dọn đất đá, thông tuyến, cắm biển cảnh báo tại những vị trí nguy hiểm có nguy cơ sạt lở. Nếu di chuyển bằng ô tô, chỉ có thể đi được đến trung tâm xã Mường Ải vì vào năm 2018, khối đất đá khổng lồ đổ ập từ trên núi xuống chắn ngang tuyến đường. Trước đó, tình trạng sạt lở, đã khiến các xã Mường Ải, Mường Típ bị cô lập suốt 2 tháng ròng rã trong đợt mưa lũ vào năm 2018. Sau đợt mưa lũ vừa qua, nhiều vị trí trọng yếu mới được khắc phục lại bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng, các phương tiện tham gia giao thông vô cùng khó khăn. 

Con đường độc đạo với một bên là dòng Nậm Típ cuộn xiết, một bên là những vách núi. Khi đi trên cung đường này người dân lúc nào cũng trong tình trạng nơm nớp lo sợ vì tại nhiều điểm những vách núi dựng đứng đất đã vỡ kết cấu có nguy cơ đổ sập xuống bất cứ lúc nào. Đặc biệt, khi trời mưa lớn không ai dám đi trên tuyến đường này. 

Theo lãnh đạo Sở GTVT Nghệ An, tuyến đường này nền đất rất yếu nên cứ mưa xuống là sạt lở với khối lượng đất đá rất lớn. Hiện tại đơn vị vẫn chưa có phương án nào khả thi để giải quyết dứt điểm tình trạng trên.

Trong khi cơn bão số 13 đang tiến sát vào đất liền, Nghệ An là một trong những địa phương được dự báo sẽ hứng chịu lượng mưa rất lớn nên nguy cơ tiếp tục xảy ra những vụ sạt lở đất tại tuyến đường này là rất cao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Di rời 36.000 hộ dân đến nơi tránh bão số 13 an toàn
Di rời 36.000 hộ dân đến nơi tránh bão số 13 an toàn

VOV.VN - Các lực lượng cũng hỗ trợ di dời trên 36.000 hộ dân, với 114.678 người ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi đến nơi an toàn.

Di rời 36.000 hộ dân đến nơi tránh bão số 13 an toàn

Di rời 36.000 hộ dân đến nơi tránh bão số 13 an toàn

VOV.VN - Các lực lượng cũng hỗ trợ di dời trên 36.000 hộ dân, với 114.678 người ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi đến nơi an toàn.

Bão số 13 cách Đà Nẵng khoảng 145km
Bão số 13 cách Đà Nẵng khoảng 145km

VOV.VN - Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 17km/h.

Bão số 13 cách Đà Nẵng khoảng 145km

Bão số 13 cách Đà Nẵng khoảng 145km

VOV.VN - Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 17km/h.

Miền Trung ứng phó bão số 13: "Tính mạng người dân là trên hết"
Miền Trung ứng phó bão số 13: "Tính mạng người dân là trên hết"

VOV.VN - Chiều 14/11, trên địa bàn các tỉnh miền Trung đã có mưa, gió mạnh dần lên. Chính quyền và các lực lượng tiếp tục công tác di dời người dân ở các nhà tạm, không an toàn đến nơi kiên cố. 

Miền Trung ứng phó bão số 13: "Tính mạng người dân là trên hết"

Miền Trung ứng phó bão số 13: "Tính mạng người dân là trên hết"

VOV.VN - Chiều 14/11, trên địa bàn các tỉnh miền Trung đã có mưa, gió mạnh dần lên. Chính quyền và các lực lượng tiếp tục công tác di dời người dân ở các nhà tạm, không an toàn đến nơi kiên cố.