Bảo tồn văn hóa - nghệ thuật trên không gian mạng, hòa nhập mà không hòa tan

VOV.VN - Trong thế giới phẳng, giữ được cái riêng là điều kiện quan trọng để khẳng định vị thế của quốc gia trên trường quốc tế, cũng là để chống lại sự hòa tan khi mở cửa hội nhập sâu rộng với thế giới.

Trong khuôn khổ Techfest quốc gia 2022, ngày 3/12 diễn ra hội thảo “Bảo tồn và phát triển ngành công nghiệp văn hóa - nghệ thuật” diễn ra dưới sự phối hợp tổ chức của Làng Công nghệ Nghệ thuật sáng tạo (TechArt) và Làng Triển lãm Công nghệ toàn cầu (Techex Global Village).

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chia sẻ, hội thảo được tổ chức nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật, hướng tới mục tiêu hỗ trợ chuyển đổi số và cung cấp giải pháp cho lĩnh vực nghệ thuật và di sản Việt Nam và kết nối du lịch Việt Nam ra quốc tế.

Theo lãnh đạo Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN, hiện nay các quốc gia đều chú trọng tới việc xây dựng sức mạnh văn hóa nghệ thuật của riêng mình. Điều này là bởi trong một thế giới phẳng giữ được cái riêng là điều kiện quan trọng để khẳng định vị thế của quốc gia trên trường quốc tế, cũng là để chống lại sự hòa tan khi mở cửa hội nhập sâu rộng với thế giới.

Những ví dụ điển hình như Hàn Quốc hay Trung Quốc, Nhật Bản đã cho chúng ta thấy sự quan trọng của sức mạnh văn hóa đối với việc nâng cao vị thế của quốc gia. Việt Nam ta là một quốc gia với nền văn hiến ngàn đời, bản sắc văn hóa độc đáo và có nền văn hóa là sự hội tụ của nhiều nét văn hóa đến từ 54 dân tộc khác nhau, đó vừa là thách thức với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa - nghệ thuật vừa là điều kiện thuận lợi để đưa văn hóa - nghệ thuật phát triển thành một ngành công nghiệp có tiềm năng to lớn.

Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của công nghệ cũng đem lại những tác động có tính hai mặt lên văn hóa nghệ thuật. Có thể nói, công nghệ với chức năng xóa nhòa biên giới hoàn toàn có thể khiến Việt Nam bị hòa tan trong thế giới phẳng. Nhưng, mặt khác, công nghệ cũng có thể trở thành phương tiện bảo tồn công nghiệp hoá văn hóa-nghệ thuật.

“Việc giữ gìn các giá trị tinh thần quý báu chỉ có thể hiệu quả khi đi liền với công nghệ cũng như công nghệ sẽ là con đường hiệu quả nhất để công nghiệp văn hóa-nghệ thuật trong thời kỳ 4.0”, ông Quất nhấn mạnh.

Hội thảo là nơi chia sẻ các kinh nghiệm giúp cho việc chuyển đổi số trong lĩnh vực nghệ thuật và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trong kỷ nguyên số. Hội thảo thu hút sự tham gia của 250 khách mời đến từ các sở ngành liên quan, Đoàn viên thanh niên, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ và nghệ thuật.

Trong khuôn khổ sự kiện còn diễn ra các lễ ký kết hợp tác giữa Làng Công nghệ Nghệ thuật sáng tạo, Làng Triển lãm Công nghệ toàn cầu với các đối tác. Kết thúc sự kiện, tất cả các khách mời được tặng 1 tour trải nghiệm khu du lịch Hội An trên nền tảng Metaverse./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa cần bảo vệ khẩn cấp
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa cần bảo vệ khẩn cấp

VOV.VN - Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được ghi danh vào các Danh sách của UNESCO.

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa cần bảo vệ khẩn cấp

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa cần bảo vệ khẩn cấp

VOV.VN - Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được ghi danh vào các Danh sách của UNESCO.

“Đào tạo” khán giả cho nghệ thuật truyền thống ở TP.HCM
“Đào tạo” khán giả cho nghệ thuật truyền thống ở TP.HCM

VOV.VN - Để bảo tồn các bộ môn nghệ thuật truyền thống, bên cạnh đào tạo thế hệ nghệ sĩ trẻ kế thừa thì việc đào tạo thế hệ công chúng khán giả mới cũng quan trọng không kém. Chính vì thế, các đơn vị nghệ thuật của TP.HCM đang tích cực mang nghệ thuật đến với học sinh, sinh viên, qua đó giúp các bạn trẻ hiểu và yêu hơn về nghệ thuật truyền thống.

“Đào tạo” khán giả cho nghệ thuật truyền thống ở TP.HCM

“Đào tạo” khán giả cho nghệ thuật truyền thống ở TP.HCM

VOV.VN - Để bảo tồn các bộ môn nghệ thuật truyền thống, bên cạnh đào tạo thế hệ nghệ sĩ trẻ kế thừa thì việc đào tạo thế hệ công chúng khán giả mới cũng quan trọng không kém. Chính vì thế, các đơn vị nghệ thuật của TP.HCM đang tích cực mang nghệ thuật đến với học sinh, sinh viên, qua đó giúp các bạn trẻ hiểu và yêu hơn về nghệ thuật truyền thống.

Vi phạm bản quyền các tác phẩm văn học, nghệ thuật: Bao giờ chấm dứt?
Vi phạm bản quyền các tác phẩm văn học, nghệ thuật: Bao giờ chấm dứt?

VOV.VN - Thực thi nghiêm túc bảo vệ tác quyền góp phần quan trọng thúc đẩy, kích thích lao động sáng tạo văn học, nghệ thuật. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm bản quyền ở Việt Nam đến nay sau hàng chục năm nhìn lại vẫn không ít bức xúc, biết bao giờ mới chấm dứt?

Vi phạm bản quyền các tác phẩm văn học, nghệ thuật: Bao giờ chấm dứt?

Vi phạm bản quyền các tác phẩm văn học, nghệ thuật: Bao giờ chấm dứt?

VOV.VN - Thực thi nghiêm túc bảo vệ tác quyền góp phần quan trọng thúc đẩy, kích thích lao động sáng tạo văn học, nghệ thuật. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm bản quyền ở Việt Nam đến nay sau hàng chục năm nhìn lại vẫn không ít bức xúc, biết bao giờ mới chấm dứt?