Bác sĩ “chơi Facebook” - Đến gần bệnh nhân hơn theo phong cách 4.0

VOV.VN - Không chỉ để chia sẻ, để mọi người hiểu rõ hơn về công việc của mình, các bác sĩ “chơi Facebook” cũng như tham gia cuộc chiến chống lại "fake news".

Khi các bác sĩ là “Facebooker”

Sức lan tỏa và tốc độ lan tỏa của mạng xã hội Facebook là điều không thể phủ nhận. Khi sức mạnh được sử dụng đúng sẽ góp phần tạo ảnh hưởng lớn tới cộng đồng và tới toàn xã hội. Khi các bác sĩ là một “Facebooker”, trang Facebook của họ cũng “hot” không kém so với bất cứ ngôi sao hay nghệ sĩ nào.

Trang Facebook của bác sĩ Trần Quốc Khánh có “tick xanh đảm bảo” và có hơn 60.000 lượt theo dõi. Ảnh: FB nhân vật

Không chỉ là những thông tin về y tế, sức khỏe sát sườn được cộng đồng mạng quan tâm, những thông điệp, những lời kêu gọi nhân ái được các bác sĩ chia sẻ qua những “status” trên Facebook cũng nhận được tới hàng nghìn lượt “like” hay “chia sẻ”.

Tự gọi mình “bác sĩ đẹp trai” và cũng không quên kêu gọi “like” cho bài viết của mình, bác sĩ Trần Quốc Khánh, Khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sở hữu trang Facebook cá nhân có hơn 60.000 lượt theo dõi và mỗi bài viết của anh cũng có hàng nghìn lượt “like”.

Theo dõi trang Facebook được đánh dấu “tick xanh đảm bảo” của bác sĩ Khánh, ta sẽ thấy những bài viết chuyên môn, những lời khuyên hữu tích cho người bệnh. Bên dưới những bài đăng luôn tràn ngập những lời cám ơn, động viên lẫn nhau của cả bác sĩ và người bệnh. Tư vấn thực tế nhất của bác sĩ Khánh với người bệnh luôn là đi khám chuyên môn. Bởi vì, không bác sĩ nào khám bệnh hay kê đơn qua mạng xã hội hay qua điện thoại. Bác sĩ phải luôn nghe, sờ, thấy thì mới bắt bệnh, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị đúng đắn nhất.

Mạng xã hội chỉ là một kênh để người bệnh có thể tham khảo, hỏi ý kiến chứ không phải nơi để xin đơn thuốc hay cách chữa thế nào.

Khi mạng xã hội phát triển, nhu cầu chia sẻ thông tin càng nhiều lên. Để mọi người hiểu được công việc của mình là gì, các bác sĩ cũng phải lên tiếng, để mọi người hiểu, từ hiểu sẽ thông cảm và sẽ hợp tác với các y bác sĩ tốt hơn.

“Bác sĩ đẹp trai” Trần Quốc Khánh. Ảnh: FB nhân vật
Những bài đăng trên FB của bác sĩ Khánh nhận được đông đảo lượt “like” hay “chia sẻ”. Ảnh:  FB nhân vật

Với hơn 112.000 lượt người theo dõi trang Facebook các nhân, bác sĩ Ngô Đức Hùng, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai, đồng thời là giảng viên của Trường Đại học Y Hà Nội, cũng là một “Facebooker” chính hiệu.

Bác sĩ Ngô Đức Hùng, tác giả của cuốn sách “Để yên cho bác sĩ hiền” gây sốt một thời, vẫn giữ lối viết lôi cuốn, hóm hỉnh và gần gũi trong những bài đăng trên Facebook của mình. Anh cho rằng việc chia sẻ thông tin từ các nhà làm chuyên môn là điều cần thiết và Facebook với sức mạnh lan tỏa được sử dụng đúng sẽ là cầu nối nhanh nhất và gần gũi nhất giữa các bác sĩ với người bệnh.

“Vì lý do này, tôi bắt đầu dùng Facebook như một kênh thông tin để chiến đấu với ‘tin giả’, cũng như cung cấp kiến thức cơ bản cho mọi người. Người bệnh được tiếp nhận thông tin đúng đắn, một cách gián tiếp giúp công việc của chúng tôi thuận lợi hơn. Cuối cùng, người được hưởng lợi chính là bệnh nhân. Đồng thời chia sẻ một chút thú vui của mình với mọi người. Để mọi người hiểu rằng, bác sĩ cũng là người, có niềm vui nỗi buồn và những khó khăn trong cuộc sống”, bác sĩ Hùng chia sẻ.

Theo bác sĩ Hùng, việc kết nối qua Facebook đôi khi giúp người bệnh dễ chia sẻ với bác sĩ hơn: “Khi ngồi phòng khám tôi có để ý thấy rằng, bệnh nhân thường rất ngại hỏi các bác sĩ. Một phần e ngại bị mắng vì hỏi không đúng, một phần bác sĩ quá bận với số lượng bệnh nhân khám đông nên không dành được nhiều thời gian giải đáp cho người bệnh. Bệnh nhân về nhà đem các thắc mắc hỏi người xung quanh, thậm chí lên internet tìm hiểu. Với cả rừng thông tin đúng có, sai có, họ không biết phải tin vào đâu. Điều này sẽ làm hiệu quả điều trị giảm sút. Chưa kể những trào lưu kiến thức sai lầm trên mạng có thể khiến bệnh nhân làm theo và phải trả giá bằng cả mạng sống của mình”.

Trang FB cá nhân của bác sĩ Ngô Đức Hùng có hơn 112.000 lượt theo dõi.

Cuộc “phím chiến” không khoan nhượng

Mạng xã hội vốn là ảo, nhưng nó cũng không khác gì với cuộc sống ngoài đời thật. Chỉ khác việc ngồi sau bàn phím và che giấu danh tính dễ dàng hơn nên việc đưa ra ý kiến hay quan điểm thường mạnh mẽ hơn ngoài đời thực, bất kể lý lẽ.

“Làm ngành y nhiều năm, lại làm bác sĩ cấp cứu. Tôi nhận ra rằng, đôi khi chỉ một quyết định sai lầm có thể giết chết một mạng người. Mạng xã hội phát triển, việc tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhưng trong số kết quả tìm được ấy, có bao nhiêu thông tin được kiểm chứng và đúng đắn? Không phải ai cũng đủ tỉnh táo và có tư duy phản biện để nhận ra được điều ấy. Hậu quả là rất dễ ngộ nhận. Với y khoa, nó có thể trả giá bằng cả sức khỏe, thậm chí là mạng sống của mình. Chính lý do đó tin giả (fake news) là vấn đề tôi rất cẩn trọng”, bác sĩ Ngô Đức Hùng nói về điều anh cẩn trọng nhất khi chơi Facebook.

“Tôi bắt đầu dùng Facebook như một kênh thông tin để chiến đấu với ‘tin giả’, cũng như cung cấp kiến thức cơ bản cho mọi người” - Bác sĩ Ngô Đức Hùng - Ảnh: FB nhân vật

Bác sĩ Hùng cho biết, anh đã từng gặp nhiều bệnh nhân đi theo các trào lưu sức khỏe phi khoa học tràn lan trên mạng xã hội, họ phải trả giá bằng cả mạng sống của mình. Anh lấy dẫn chứng mới nhất là phong trào antivaccine làm bùng phát dịch sởi trên toàn thế giới. Đến mức, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phải xếp antivaccine là 1 trong 10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu năm 2018.

“Vậy nên, với mỗi thông tin về sức khỏe, chúng ta phải cẩn trọng với tin giả”, bác sĩ Hùng nhấn mạnh.

Hiểm họa từ “fake news” cũng là điều trăn trở của ông Nguyễn Hữu Hoàng, Giám đốc Ngân hàng Mắt (Bệnh viện Mắt Trung ương): “Nếu mình gặp trên Facebook những kêu gọi antivaccine, mình có thể biểu thì bằng cảm xúc với bài đăng đó và cả bình luận trực tiếp. Tôi không muốn để những thông tin sai lệch hoặc những ngôn từ “không hay và nhạy cảm” xuất hiện trên trang của mình. Với những bình luận (comment) tiêu cực, mình sẽ trả lời ngay nếu đó là lĩnh vực chuyên môn của mình. Mình cũng có thể trao đổi trực tiếp với người đưa ra bình luận đó. Trang Facebook của mình hầu như không có nhiều bình luận như vậy”.

Giám đốc Ngân hàng Mắt (Bệnh viện Mắt Trung ương) Nguyễn Hữu Hoàng trong một ca lấy giác mạc của người hiến tặng. Ảnh: FB nhân vật.

Tiếng nói của những bác sĩ có tiếng tăm có uy tín trong lĩnh vực của họ, thường có lượt theo dõi rất nhiều. Do đó, khi có bất cứ thông tin gì, mọi người đều có thể comment hỏi bác sĩ ngay trên Facebook. Về các bác sĩ cũng sẽ trả lời và xác nhận theo chuyên môn của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Anti vaccine” khiến dịch diễn biến sởi tại TP HCM chưa thể hạ nhiệt
“Anti vaccine” khiến dịch diễn biến sởi tại TP HCM chưa thể hạ nhiệt

VOV.VN - Trong và sau Tết Nguyên Đán, các dịch bệnh đều giảm dần. Tuy nhiên, dịch bệnh sởi gia tăng tại TP HCM và đang diễn biến hết sức phức tạp.

“Anti vaccine” khiến dịch diễn biến sởi tại TP HCM chưa thể hạ nhiệt

“Anti vaccine” khiến dịch diễn biến sởi tại TP HCM chưa thể hạ nhiệt

VOV.VN - Trong và sau Tết Nguyên Đán, các dịch bệnh đều giảm dần. Tuy nhiên, dịch bệnh sởi gia tăng tại TP HCM và đang diễn biến hết sức phức tạp.

YouTube gỡ quảng cáo khỏi các video chống vaccine
YouTube gỡ quảng cáo khỏi các video chống vaccine

VOV.VN - Mạng xã hội chia sẻ video đã gỡ các quảng cáo cổ xúy cho nội dung chống vaccine, viện dẫn các điều khoản cấm thông tin nguy hiểm và có thể gây hại.

YouTube gỡ quảng cáo khỏi các video chống vaccine

YouTube gỡ quảng cáo khỏi các video chống vaccine

VOV.VN - Mạng xã hội chia sẻ video đã gỡ các quảng cáo cổ xúy cho nội dung chống vaccine, viện dẫn các điều khoản cấm thông tin nguy hiểm và có thể gây hại.

PTT Vũ Đức Đam: Việc thay vaccine tiêm chủng cần thận trọng hơn
PTT Vũ Đức Đam: Việc thay vaccine tiêm chủng cần thận trọng hơn

VOV.VN - Liên quan đến vaccine ComBE Five thay thế vaccine Quinvaxem, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị ngành y tế cần siết chặt, làm thận trọng hơn nữa.

PTT Vũ Đức Đam: Việc thay vaccine tiêm chủng cần thận trọng hơn

PTT Vũ Đức Đam: Việc thay vaccine tiêm chủng cần thận trọng hơn

VOV.VN - Liên quan đến vaccine ComBE Five thay thế vaccine Quinvaxem, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị ngành y tế cần siết chặt, làm thận trọng hơn nữa.

Người Mỹ đi tiêm phòng trở lại sau trào lưu “tẩy chay vaccine”
Người Mỹ đi tiêm phòng trở lại sau trào lưu “tẩy chay vaccine”

VOV.VN - 10 bang tại Mỹ đã ghi nhận 101 ca mắc sởi, bao gồm cả 4 bang Colorado, Oregon, Texas và Washington - là những nơi cho phép miễn tiêm chủng.

Người Mỹ đi tiêm phòng trở lại sau trào lưu “tẩy chay vaccine”

Người Mỹ đi tiêm phòng trở lại sau trào lưu “tẩy chay vaccine”

VOV.VN - 10 bang tại Mỹ đã ghi nhận 101 ca mắc sởi, bao gồm cả 4 bang Colorado, Oregon, Texas và Washington - là những nơi cho phép miễn tiêm chủng.