Băn khoăn khi Công ty TNHH Lâm nghiệp Bắc Kạn được hưởng hỗ trợ “đóng cửa rừng tự nhiên"?

VOV.VN - Dư luận băn khoăn khi từ năm 2014 đến nay, tỉnh Bắc Kạn đã chi nhiều tỉ đồng từ ngân sách hỗ trợ cho Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Bắc Kạn để “đóng cửa rừng tự nhiên”.

Từ năm 2014 đến nay, tỉnh Bắc Kạn đã chi nhiều tỉ đồng từ ngân sách hỗ trợ cho Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Bắc Kạn để “đóng cửa rừng tự nhiên” theo Quyết định 2242 ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, liệu đơn vị này có thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ hay không vẫn còn là điều khiến dư luận băn khoăn. 

Một trong những nội dung của quan trọng của Quyết định 2242 ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020 là “dừng khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước” đồng thời “hỗ trợ các công ty lâm nghiệp bị ảnh hưởng do việc dừng khai thác rừng tự nhiên là 200.000 đồng/ha từ vốn ngân sách nhà nước”.

Để thực hiện Quyết định này, ngày 26/12/2016, Bộ Tài chính cũng đã có Thông tư 330 hướng dẫn lập các thủ tục, hồ sơ cần thiết để các đơn vị được hỗ trợ theo quy định. Cả 2 văn bản đều ghi rõ đối tượng áp dụng đó là “các công ty lâm nghiệp có diện tích rừng tự nhiên phải tạm dừng khai thác”.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Bắc Kạn là đơn vị duy nhất tại Bắc Kạn được hưởng hỗ trợ này. Đây là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, hình thành sau khi cơ cấu lại các lâm trường quốc doanh. Ngoài hơn 3.500 ha rừng phòng hộ và 3.600 ha rừng trồng, công ty quản lý hơn 8.900 ha rừng tự nhiên, đây cũng chính là diện tích công ty được hưởng hỗ trợ theo Quyết định 2242. Tuy vậy, ông Phạm Văn Thường, quyền Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn cho biết: "Công ty đã dừng khai thác chính rừng tự nhiên từ lâu, cụ thể từ năm 2008, cho đến thời điểm này công ty không khai thác chính là rừng tự nhiên. Diện tích này biến động từng thời kỳ, trước đây công ty có 8.900 ha sau đó có sự chuyển đổi, trả về địa phương diện tích có lại ít đi, hiện con số chính thức công ty có khoảng 6.500 ha rừng tự nhiên".

Như vậy, rõ ràng việc một đơn vị không “khai thác chính rừng tự nhiên” cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không bị ảnh hưởng khi “đóng cửa rừng tự nhiên” nhưng vẫn được hưởng hỗ trợ mức 200.000đ/ha là điều khó hiểu. Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo Sở NN&PTNT Bắc Kạn thừa nhận, hiện việc công ty có thuộc diện được hỗ trợ hay không vẫn là điều khiến các cơ quan chuyên môn của tỉnh lúng túng.

Để rõ hơn vấn đề này, phóng viên tiếp tục có buổi làm việc với Sở Tài chính Bắc Kạn. Bà Đinh Thị Ven, Phó Giám đốc Sở và bà Nguyễn Thị Mai Long, cán bộ phòng Quản lý ngân sách, Sở Tài chính Bắc Kạn cho biết, từ năm 2014 đến nay, tỉnh Bắc Kạn đã chi hỗ trợ theo QĐ 2242 của Thủ tướng Chính phủ cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn tổng số tiền hơn 8,2 tỉ đồng. Lãnh đạo sở này cũng cho biết, riêng 2 năm 2018 và 2019 đã cấp tiền cho công ty nhưng cơ quan chuyên môn chưa thống nhất diện tích nghiệm thu nên chưa thể phê duyệt quyết toán.

"Diện tích này do Sở NN&PTNT tham mưu để phê duyệt diện tích hàng năm, còn chốt thanh toán 100% để quyết toán năm thì toàn bộ dựa trên cơ sở diện tích của Sở NN&PTNT đi nghiệm thu", Bà Đinh Thị Ven nói.

Một vấn đề cũng khiến dư luận nghi ngờ đó là liệu diện tích rừng tự nhiên thực tế của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn có chính xác hay không? Minh chứng là trong quyết định 864 tháng 6/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt quyết toán số tiền hỗ trợ của năm 2016 chỉ rõ: Trong năm 2016, công ty này đã chuyển cho Công ty Cổ phần SAHABAK hơn 1.700 ha rừng tự nhiên nên diện tích hỗ trợ giảm từ hơn 8.700 ha xuống còn hơn 7.000ha. Tuy nhiên, tại Quyết định 1873/QĐ-UBND, quyết định duy nhất của UBND tỉnh Bắc Kạn giao hơn 2.000 ha đất rừng cho Công ty Cổ phần Sahabak năm 2016, thì diện tích rừng tự nhiên Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn bàn giao cho Công ty CP SAHABAK chỉ là hơn 400 ha, còn lại hơn 1.560 ha là rừng trồng và đất trồng rừng theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng. Như vậy là đã có sự chênh lệch lên đến hơn 1.300 ha rừng tự nhiên qua 2 văn bản này

Vậy Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn có thuộc diện được hưởng hỗ trợ “đóng cửa rừng tự nhiên” từ Quyết định 2242 của Thủ tướng Chính phủ hay không? Và diện tích rừng tự nhiên thực tế công ty này đang quản lý là bao nhiêu, cần tỉnh Bắc Kạn xác minh làm rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần sớm xử lý tình trạng ngập úng tại trường THCS Bắc Kạn
Cần sớm xử lý tình trạng ngập úng tại trường THCS Bắc Kạn

VOV.VN -   Hàng chục năm qua, cứ sau mỗi trận mưa lớn, thầy và trò trường Trung học Cơ sở Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn lại hứng chịu cảnh nước ngập úng toàn bộ sân trường.

Cần sớm xử lý tình trạng ngập úng tại trường THCS Bắc Kạn

Cần sớm xử lý tình trạng ngập úng tại trường THCS Bắc Kạn

VOV.VN -   Hàng chục năm qua, cứ sau mỗi trận mưa lớn, thầy và trò trường Trung học Cơ sở Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn lại hứng chịu cảnh nước ngập úng toàn bộ sân trường.

Bắc Kạn kỷ luật hàng trăm đảng viên vi phạm trong nhiệm kỳ 2015-2020
Bắc Kạn kỷ luật hàng trăm đảng viên vi phạm trong nhiệm kỳ 2015-2020

VOV.VN - Nhiệm kỳ qua, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đã được cấp ủy các cấp ở Bắc Kạn thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm vi phạm.

Bắc Kạn kỷ luật hàng trăm đảng viên vi phạm trong nhiệm kỳ 2015-2020

Bắc Kạn kỷ luật hàng trăm đảng viên vi phạm trong nhiệm kỳ 2015-2020

VOV.VN - Nhiệm kỳ qua, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đã được cấp ủy các cấp ở Bắc Kạn thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm vi phạm.

Nguy cơ mất an toàn giao thông từ xe tắc-tơ tự chế ở Bắc Kạn
Nguy cơ mất an toàn giao thông từ xe tắc-tơ tự chế ở Bắc Kạn

VOV.VN - Xe tắc tơ không được đăng ký, đăng kiểm đúng quy định, các cơ quan chức năng lại chưa có chế tài để quản lý cụ thể, loại phương tiện này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông rất lớn.

Nguy cơ mất an toàn giao thông từ xe tắc-tơ tự chế ở Bắc Kạn

Nguy cơ mất an toàn giao thông từ xe tắc-tơ tự chế ở Bắc Kạn

VOV.VN - Xe tắc tơ không được đăng ký, đăng kiểm đúng quy định, các cơ quan chức năng lại chưa có chế tài để quản lý cụ thể, loại phương tiện này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông rất lớn.