Báo cáo kết quả nghiên cứu xác định nguyên nhân cháy nổ xe

(VOV) - Kết quả nghiên cứu bước đầu xác định có 2 nhóm nguyên nhân gây ra cháy nổ xe máy.

Chiều nay, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo khoa học báo cáo một số kết quả nghiên cứu xác định nguyên nhân và giải pháp phòng chống cháy, nổ ô tô, xe máy.

Đây là đề tài khoa học và công nghệ độc lập cấp Nhà nước do Cục Đăng kiểm Việt Nam chủ trì phối hợp với Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu, Bộ Công thương, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện từ tháng 6/2012 đến tháng 11/2013.

Kết quả nghiên cứu bước đầu xác định có 2 nhóm nguyên nhân gây ra cháy nổ xe máy. Đó là nguyên nhân gây cháy từ sự hư hỏng trong kết cấu của hệ thống kỹ thuật trong xe như vấn đề chập điện do dây dẫn bị hở, rò rỉ hệ thống nhiên liệu hay hệ thống tản nhiệt, làm mát và hệ thống xả khí của động cơ bị hư hỏng.

Nguyên nhân thứ 2 liên quan đến nguyên liệu và phụ gia không đúng tiêu chuẩn chất lượng.

Phó giáo sư tiến sỹ, Vũ Thị Thu Hà, Thành viên nhóm nghiên cứu thuộc Bộ Công thương khẳng định: “Xăng gian lận trên thị trường được pha chế theo cách lấy nata cộng thêm một cấu tử có RON rất cao rồi cho thêm phụ gia tăng RON thường sử dụng MMT. Hiện người ta còn sử dụng cả Pherosen và MMT ra được xăng A83 sau đó cho thêm một số phụ gia nữa dùng cả xăng A92 và A95 để ra một loại xăng gian lận nữa là xăng A92. Chúng tôi đã kiểm tra trong phòng thí nghiệm loại xăng này và phát hiện đây là oxit sắt, bơm xăng bị kẹt do có màng mỏng bám lên moto của bơm xăng. Khi đổ xăng của những xe trục trặc này ra khay, sau khi xăng bay hơi xuất hiện một lớp màng mỏng bám trên khay, trong khi xăng thông thường không tạo màng như vậy”.

Việc xác định nguyên nhân chủ yếu gây cháy nổ xe thời gian qua là rất khó. Vì vậy, các nhà khoa học đưa ra kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời khuyến cáo người dân nên sử dụng các phương tiện ô tô, xe máy đúng cách, bảo dưỡng định kỳ và theo đúng quy trình, không nên tự ý thay đổi kết cấu của xe.

Về vấn đề kiểm soát chất lượng xăng dầu trong thời gian tới, ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị: “Chúng tôi kiến nghị nên sớm cho thôi kinh doanh xăng A83. Hiện chúng tôi đang cùng các bộ đánh giá tác động về việc dừng kinh doanh loại xăng này. Chúng tôi tin rằng trong thời gian tới nếu các cơ quan chức năng sẽ quản lý chặt chẽ việc dừng kinh doanh xăng A83 và quản lý chặt chẽ xăng dầu từ dầu mối đưa đến các cây xăng thì chắc nguyên nhân cháy nổ xe từ nhiên liệu sẽ giảm đi”./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiếp tục nghiên cứu xăng để tìm nguyên nhân cháy xe
Tiếp tục nghiên cứu xăng để tìm nguyên nhân cháy xe

Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, chắc chắn Bộ KHCN vẫn coi xăng dầu là đối tượng nghiên cứu, là một trong những nguyên nhân gián tiếp có thể gây ra cháy xe.

Tiếp tục nghiên cứu xăng để tìm nguyên nhân cháy xe

Tiếp tục nghiên cứu xăng để tìm nguyên nhân cháy xe

Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, chắc chắn Bộ KHCN vẫn coi xăng dầu là đối tượng nghiên cứu, là một trong những nguyên nhân gián tiếp có thể gây ra cháy xe.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân trực tiếp gây cháy xe
Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân trực tiếp gây cháy xe

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ xác định tác động của xăng… xem có phải nguyên nhân gây cháy ô tô, xe mô tô trong thời gian qua.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân trực tiếp gây cháy xe

Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân trực tiếp gây cháy xe

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ xác định tác động của xăng… xem có phải nguyên nhân gây cháy ô tô, xe mô tô trong thời gian qua.

Nguyên nhân cháy xe: Kết luận của Sở không ngược của Bộ!
Nguyên nhân cháy xe: Kết luận của Sở không ngược của Bộ!

Ông Nguyễn Phú Cường, Vụ phó Vụ KHCN (Bộ Công Thương): Không có sự khác nhau giữa kết luận nguyên nhân gây cháy xe của Sở KHCN TP HCM và kết luận của 4 Bộ.

Nguyên nhân cháy xe: Kết luận của Sở không ngược của Bộ!

Nguyên nhân cháy xe: Kết luận của Sở không ngược của Bộ!

Ông Nguyễn Phú Cường, Vụ phó Vụ KHCN (Bộ Công Thương): Không có sự khác nhau giữa kết luận nguyên nhân gây cháy xe của Sở KHCN TP HCM và kết luận của 4 Bộ.