Báo động phá rừng ở Gia Lai: Mỗi ngày một vụ

VOV.VN - Trong 3 tháng đầu năm 2021, cơ quan kiểm lâm tỉnh Gia Lai ghi nhận 96 vụ khai thác gỗ trái phép. Như vậy, trung bình mỗi ngày, lực lượng chức năng ghi nhận 1 vụ phá rừng.

Phát hiện tuyến đường vào rừng được lâm tặc đổ bê tông những đoạn khó đi để vận chuyển gỗ; xuất hiện cả đoàn hàng chục xe công nông, từ cộng đồng này vào phá rừng do cộng đồng khác quản lý. Còn chủ rừng luôn có nhiều lý do, biện minh cho việc bảo vệ kém hiệu quả.

Khu vực rừng giáp ranh giữa huyện Krông Pa (Gia Lai) với Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô, huyện Ea Kar và huyện Krông Năng (tỉnh Đăk Lăk) bị phá liên tục từ nhiều năm nay. Và đến tháng 3 vừa qua, cơ quan chức năng Gia Lai tiếp tục ghi nhận rừng bị phá nghiêm trọng.

Tại hiện trường thuộc tiểu khu 1432, lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba (Gia Lai), 119 cây gỗ có giá trị cao như bằng lăng, lim, xẹt, xoan, ngát, kơ-nia đã bị cưa hạ; phần lớn đã được xẻ hộp, đo được 42 mét khối. Tuy nhiên, theo ông Trương Quốc Dụng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa, đây là hậu quả của việc lâm tặc lợi dụng cách ly phòng dịch Covid-19.

“Cuối tháng 1 đến cuối tháng 2/2021, địa phương có dịch Covid-19, lực lượng kiểm lâm phải thực hiện giãn cách tại địa phương, không đến công tác được, lực lượng bảo vệ rừng cũng thiếu. Trước hết, chủ rừng (Ban Quản lý rừng Nam Sông Ba) phải chịu trách nhiệm”, ông Dụng nói.

Đây không phải lần đầu tiên khu vực rừng giáp ranh này bị xâm hại. Trong 5 tháng đầu 2020, cũng tại đây, lực lượng chức năng phát hiện 4 vụ khai thác gỗ trái phép tại các tiểu khu 1430, 1432. Điển hình, vào 13 và 14/4/2020, vẫn tại tiểu khu 1432, có 52 cây gỗ có đường kính 12 cm đến nửa mét bị chặt hạ trái phép, phần lớn gỗ đã được đưa ra khỏi rừng.

Theo ông Hoàng Thi Thơ, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba, đơn vị chủ rừng, thì việc khó quản lý rừng khu vực giáp ranh là bởi nhiều lý do, như nhân lực quá ít, diện tích rừng lớn và đường quá xa.

“Mỗi người quản lý bình quân từ 1 đến 2 tiểu khu, khoảng 1500 ha/ người, trải dài 5 xã, khu vực giáp ranh với tỉnh Đăk Lăk là 36 km, giáp ranh Ayun Pa 10km. Từ trụ sở đến khu vực giáp ranh gần nhất cũng 50 đến 60 km, xa nhất khoảng 150 km; hệ thống trạm trại chưa đủ, nên lực lượng bảo vệ rừng chưa có nơi ăn ở ổn định”, ông Thơ cho hay.

Cùng với huyện Krông Pa, thì khu vực rừng giáp ranh giữa huyện Mang Yang với một số huyện khác cũng bị phá không chỉ một lần. Cá biệt, khu vực rừng ở làng Đê Toak, xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang giáp ranh huyện Kông Chro dù có 2 chốt bảo vệ, nhưng rừng vẫn bị phá vào tháng 10/2020. Hay mới đây, 10/2 vừa qua, giữa ban ngày, đoàn khoảng 40 người trên 12 xe công nông cùng máy móc, từ huyện Phú Thiện đi vào rừng cộng đồng làng Klăh, xã Kon Chiêng để khai thác hơn 40 cây gỗ trái phép.

Ông Võ Đình Huy, Chủ tịch UBND xã Kon Chiêng, Mang Yang cho rằng, việc bảo vệ rừng giáp ranh luôn là vấn đề nan giải. Vùng giáp ranh rất rộng, số đối tượng đông, phương tiện nhiều, nếu không phát hiện kịp thời thì nguy cơ tổn hại rừng cộng đồng rất lớn.

Trong 3 tháng đầu năm 2021, cơ quan kiểm lâm tỉnh Gia Lai ghi nhận 96 vụ khai thác gỗ trái phép. Như vậy, trung bình mỗi ngày, lực lượng chức năng ghi nhận 1 vụ phá rừng. Đa phần các vụ phá rừng tại địa phương, lực lượng chức năng chỉ phát hiện tang vật và thống kê thiệt hại mà chưa xác định ngay được đối tượng vi phạm. Trong đó, khu vực rừng giáp ranh với nhiều gỗ lớn, quý, nằm xa tầm kiểm soát của chủ rừng và lực lượng chức năng đang lọt vào tầm ngắm của lâm tặc địa phương.

Theo ông Vũ Văn Thảo, Chủ tịch UBND huyện Krông Pa, nơi có nhiều diện tích rừng giáp ranh với tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên, thì để ngăn chặn phá rừng cần ngăn cả đầu vào xâm hại rừng và đầu ra tiêu thụ gỗ. Lấy thực tế ở huyện, vẫn còn 10 doanh nghiệp và hợp tác xã chế biến gỗ; không ít trường hợp tranh thủ thu mua gỗ lậu để sản xuất. Ông Thảo cho rằng cần siết chặt đồng đều ở các địa phương giáp ranh thì việc ngăn chặn mới có hiệu quả.

“3 huyện Krông Pa, Ea Kar, Krông Năng gồm có Bí thư, chủ tịch UBND huyện, trưởng công an huyện, hạt trưởng kiểm lâm các huyện họp thì nhiều rồi, để thống nhất phương pháp giữ rừng, nhưng hiệu quả vẫn không cao. Bây giờ thì thống nhất phương pháp thông tin mật cho nhau, khi phát hiện, bố trí lực lượng không để lâm tặc đưa gỗ ra khỏi rừng. 4 lực lượng cùng nhau tập trung xử lý. Huyện Krông Pa quyết liệt mà Krông Năng không chống hoặc lơ là thì hiệu quả không có”, ông Thảo bày tỏ.

Phá rừng giáp ranh giữa Gia Lai và các tỉnh và giữa các địa phương của tỉnh Gia Lai, không phải là hiện tượng mới, mà đã diễn ra từ nhiều năm qua. Nhưng đến thời điểm hiện tại, tình hình càng trở nên phức tạp. Lý do thiếu phối hợp hoặc phối hợp không hiệu quả dường như vẫn là “lý do chính đáng” để các địa phương ở Gia Lai bao biện cho việc mất rừng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rừng tại Đắk Lắk bị phá tràn lan trong sự bất lực của chủ rừng
Rừng tại Đắk Lắk bị phá tràn lan trong sự bất lực của chủ rừng

VOV.VN - Việc phá rừng tại Đắk Lắk thời gian gần đây có thêm những thủ đoạn và đối tượng mới, rất tinh vi, liều lĩnh và có hệ thống.

Rừng tại Đắk Lắk bị phá tràn lan trong sự bất lực của chủ rừng

Rừng tại Đắk Lắk bị phá tràn lan trong sự bất lực của chủ rừng

VOV.VN - Việc phá rừng tại Đắk Lắk thời gian gần đây có thêm những thủ đoạn và đối tượng mới, rất tinh vi, liều lĩnh và có hệ thống.

UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo làm rõ vụ phá rừng tái sinh ở huyện Nậm Pồ
UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo làm rõ vụ phá rừng tái sinh ở huyện Nậm Pồ

VOV.VN - Vừa qua, tình trạng rừng tái sinh ở huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) bị phá đang gây nhức nhối dư luận.

UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo làm rõ vụ phá rừng tái sinh ở huyện Nậm Pồ

UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo làm rõ vụ phá rừng tái sinh ở huyện Nậm Pồ

VOV.VN - Vừa qua, tình trạng rừng tái sinh ở huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) bị phá đang gây nhức nhối dư luận.

Vụ phá rừng đặc dụng Mường Phăng: Tạm đình chỉ công tác Giám đốc Ban Quản lý
Vụ phá rừng đặc dụng Mường Phăng: Tạm đình chỉ công tác Giám đốc Ban Quản lý

VOV.VN - Giám đốc Ban Quản lý rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng bị tạm đình chỉ công tác từ ngày 21/12 đến hết ngày 8/1/2021.

Vụ phá rừng đặc dụng Mường Phăng: Tạm đình chỉ công tác Giám đốc Ban Quản lý

Vụ phá rừng đặc dụng Mường Phăng: Tạm đình chỉ công tác Giám đốc Ban Quản lý

VOV.VN - Giám đốc Ban Quản lý rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng bị tạm đình chỉ công tác từ ngày 21/12 đến hết ngày 8/1/2021.