Bạo hành trẻ mầm non: Báo động đạo đức sư phạm

VOV.VN-Đào tạo ngành sư phạm mẫu giáo chưa chú trọng để có được giáo viên đạt tiêu chuẩn về trình độ, kỹ năng cũng như phẩm chất đạo đức.

Trong những năm gần đây, nhiều vụ bạo hành đối với trẻ em mầm non liên tiếp xảy ra đã gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đặc biệt là những vụ bạo hành không chỉ xảy ra đối với trẻ em ở các trường hay nhóm lớp tự phát với những giáo viên không đủ trình độ, kỹ năng mà còn xuất hiện ở những cơ sở có giáo viên đã trải qua quá trình học hành và được cấp bằng. Thực tế này đã cho thấy, những bất cập trong đào tạo ngành sư phạm mẫu giáo và trang bị phẩm chất đạo đức cho giáo viên.

Để hiểu hơn về vấn đề trên, phóng viên VOV online phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội.


Bảo mẫu trường mầm non tư thục Phương Anh gây bức xúc bởi những hành vi hành hạ trẻ (Ảnh cắt từ clip)

Chưa chú trọng đến chăm sóc cho trẻ dưới 5 tuổi

PV: Trong những năm gần đây, nhiều vụ bạo hành đối với trẻ em ở lứa tuổi mầm non liên tiếp xảy ra. Xin ông cho biết, thực trạng này phản ánh điều gì?

TS Nguyễn Tùng Lâm: Những vụ bạo hành đối với trẻ mầm non sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của các em như: đêm đến trẻ có thể giật mình khóc thét, sợ người lớn và người lạ, sợ không đến trường. Những trường hợp trẻ bị bạo hành trong 1 thời gian dài sẽ dẫn đến trầm cảm, tự kỷ, mắc các hội chứng về thần kinh...

Đúng là trong những năm gần đây, những vụ bạo hành đối với trẻ em liên tiếp xảy ra. Nguyên nhân là do xuất hiện ngày càng nhiều những nhóm lớp mầm non lẻ tẻ nhằm phục vụ nhu cầu gửi con của đông đảo tầng lớp nhân dân. Những nhóm lớp này mọc lên ‘như nấm” khiến cơ quan quản lý Nhà nước không thể kiểm soát hết được. Điều này cho thấy, việc chăm sóc cho trẻ em lứa tuổi mầm non chưa thật chu đáo khiến chúng ta cần xem xét lại chiến lược giáo dục và chăm sóc đối với trẻ em.

Ở trên thế giới, ngành khoa học và giáo dục quan niệm, chăm sóc cho trẻ dưới 5 tuổi là nền tảng để phát triển nhân cách cho một con người trong tương lai. Nếu chúng ta không chăm sóc cho lứa tuổi này thì nhân cách của các em sau này sẽ có nhiều sự lệch lạc.

Việt Nam hiện có đủ cơ quan, đơn vị và nhiều văn bản  pháp luật đề cập đến việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Ngành giáo dục cũng đã yêu cầu các tỉnh, thành phố thực hiện phổ cập cho trẻ 5 tuổi với những nhiệm vụ cụ thể như trẻ ở mọi vùng, miền đều được đến lớp 2 buổi/ngày, được chuẩn bị tốt nhất về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ và tâm lý để sẵn sàng bước vào lớp 1.

Tuy nhiên, ngành giáo dục và các Bộ, ngành liên quan chưa thực sự chú trọng đến công tác chăm sóc cho trẻ em dưới 5 tuổi. Đây là sự bất cập mà ngành giáo dục cần phải xem xét lại trong thời gian tới.

Tiêu chuẩn giáo viên mầm non chưa đạt

PV: Thưa ông, những vụ bạo hành đối với trẻ em không chỉ diễn ra ở những nhóm lớp tự phát với những giáo viên không có đủ trình độ, kỹ năng mà còn xuất hiện ở những cơ sở có giáo viên đã trải qua quá trình học hành và được cấp bằng. Điều này cho thấy những bất cập nào đối với quá  trình đào tạo giáo viên dạy trẻ mầm non, thưa ông?

TS Nguyễn Tùng Lâm: Những vụ bạo hành đối với trẻ không chỉ xảy ra tại cơ sở mầm non tư thục có đội ngũ giáo viên không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng mà còn diễn ra ở cơ sở có giáo viên đã qua trường lớp đào tạo như vụ việc ở trường mầm non tư thục Phương Anh, đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP HCM. Điều này gióng lên một hồi chuông về việc đào tạo giáo viên mầm non ở nước ta hiện nay còn bất cập. Đó là việc đào tạo chỉ để cấp bằng chứ không phải đào tạo để có được giáo viên đạt tiêu chuẩn về trình độ, kỹ năng cũng như đạo đức thực sự.

Vụ việc chính cô giáo đã có bằng cấp sư phạm bạo hành trẻ mầm non vừa qua cho thấy, họ chưa  được huấn luyện đủ năng lực nghề nghiệp để xử lý những tính huống như trẻ hay khóc, biếng ăn, nghịch ngợm...

Thay vì phải sử dụng những biện pháp chăm sóc, dỗ dành và những kỹ năng khác, những cô giáo lại dọa nạt, đánh đập trẻ để giải quyết.

Từ trước đến nay, nhiều người có quan niệm, trông trẻ mầm non là dễ dàng nhưng thực sự công việc này đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng và hiểu biết tâm lý của trẻ một cách rất bài bản. Ngoài ra, tiêu chuẩn của một giáo viên mầm non còn là phải có phẩm chất đạo đức tốt, thực sự yêu thương trẻ.

Ở nhiều nước trên thế giới, các cơ sở giáo dục mầm non đều tuyển dụng những giáo viên tốt nghiệp đại học chính quy, thạc sĩ. Việc xác định sinh viên tốt nghiệp ngành mầm non hết sức ngặt nghèo, trải qua nhiều công đoạn. Nếu sinh viên nào không có đủ trình độ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng chăm sóc trẻ thì nhà trường không cấp bằng tốt nghiệp cho người đó.

Thế nhưng, ở Việt Nam lại khác, nhiều cơ sở mầm non tuyển chọn giáo viên dựa theo quá tình đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao đẳng với thời gian học chỉ từ 6 tháng đến 3 năm. Hầu như sinh viên nào học xong đều được cấp bằng tốt nghiệp.

Nhiều  học sinh không hề có phẩm chất đạo đức, tình yêu thương trẻ nhưng vẫn đăng ký nộp hồ sơ xin học đào tạo về giáo viên mầm non. Thậm chí có nhiều sinh viên không có đầy đủ những phẩm chất trên cũng được trường đại học cấp bằng tốt nghiệp. Khi có được tấm bằng tốt nghiệp đó, họ lại sử dụng để mở trường nhằm mục đích kiếm tiền chứ không phải vì lòng nhiệt huyết với nghề nghiệp và tình yêu đối với trẻ.

Ngoài ra, một vấn đề bất cập mà ngành giáo dục cần phải xem xét lại là cách thức đào tạo sinh viên sư phạm mầm non hiện nay còn nặng về lý thuyết nhưng khả năng thực hành, xử lý tình huống dạy và chăm sóc trẻ còn kém.

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm

Hình thức xử phạt chưa đủ sức răn đe

PV: Theo ông, để chấm dứt tình trạng giáo viên bạo hành đối với trẻ em thì chúng ta cần có những biện pháp nào?

TS Nguyễn Tùng Lâm: Ở nhiều nước trên thế giới, việc xử lý những giáo viên bạo hành với trẻ em phải nghiêm bằng cách là đình chỉ công tác, thậm chí là không được theo nghề sư phạm nữa. Nhiều trường hợp ngược đãi, hành hạ trẻ em phải bị xử lý trước pháp luật.

Thực tế, những vụ ngược đãi, bạo hành đối với trẻ em trong thời gian vừa qua ở nước ta chưa chấm dứt là do việc xử lý chưa đủ mạnh nên chưa có sức răn đe. Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp quyết liệt và nghiêm khắc thì tình trạng này mới có thể chấm dứt.

PV: Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng, những vụ bạo hành trẻ em ở các trường mầm non trong thời gian qua là do sự buông lỏng quản lý từ chính quyền địa phương. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

TS Nguyễn Tùng Lâm: Thời gian qua, nhiều cơ sở mầm non, nhóm lớp tư thục nhận chăm sóc trẻ tự phát xuất hiện ngày càng nhiều.

Nếu chỉ trông chờ vào sự kiểm soát của riêng ngành giáo dục thì chưa đủ vì lực lượng cán bộ, nhân viên không đủ, cơ chế quản lý còn chồng chéo...

Đúng là để xảy ra những vụ bạo hành trẻ em ở các trường mầm non trong thời gian qua có phần trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Vì vậy, việc thành lập các trường mầm non phải tiến hành song song với việc quản lý của chính quyền địa phương. Theo đó, những cơ sở nào thành lập theo kiểu nhóm lớp mà chưa được cấp phép hoạt động thì UBND phường (xã), quận (huyện) cần tiến hành đình chỉ ngay, không để cho họ kéo dài hoạt động. Những cơ sở nào không đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên... thì cũng không được cấp phép hoạt động. Nếu nơi nào thực hiện sai thì phải có chế tài xử lý nghiêm và kịp thời.

Ngoài ra, việc giám sát, quản lý các trường học, cơ sở mầm non cần phải phát huy được tinh thần trách nhiệm của toàn dân. Chính những người dân ở xung quanh trường học sẽ là những người góp phần quan trọng vào công tác giám sát, phát hiện và kịp thời thông báo sai phạm của cơ sở giáo dục với chính quyền địa  phương. Song song với việc nêu cao vai trò giám sát của người dân thì các bậc phụ huynh cần chủ động có ý thức và trách nhiệm bảo vệ con mình khỏi bị bạo hành.

Cần có trường mầm non cho công nhân, lao động nghèo

PV: Thưa ông, những vụ bạo hành đối với trẻ em thời gian qua cho thấy chủ yếu xảy ra đối với con của những lao động nghèo. Vậy theo ông, chúng ta cần có những giải pháp gì để bảo vệ con của họ?

TS Nguyễn Tùng Lâm: Thực trạng những vụ bạo hành đối với trẻ em xảy ra ở các trường mầm non hoặc nhóm lớp tư thục đã cho thấy những bất cập trong việc xây dựng các trường mầm non dành cho lao động ở các khu công nghiệp hay dân cư từ các tỉnh lên thành phố lớn làm việc. Quỹ đất phần lớn chủ yếu dành cho xây dựng các khu chung cư, nhà cao tầng, còn dành cho xây dựng trường mầm non lại rất hiếm hoi.

Để giải quyết bài toán này, Chính quyền các địa phương cần phải tính toán, quy hoạch quỹ đất bổ sung xây dựng trường mầm non. Các chủ đầu tư tòa nhà chung cư khi xây dựng dự án nhà ở thì phải lưu tâm tới việc xây thêm trường học, đặc biệt là trường mầm non. Bên cạnh đó, những khu công nghiệp, chế biến ở các địa phương cũng cần lưu tâm tới việc xây thêm trường mầm non để công nhân lao động có thể yên tâm gửi trẻ khi đi làm.

Phần lớn người lao động từ các tỉnh, thành lên thành phố làm việc đều nghèo nên rất cần được Nhà nước hỗ trợ trong việc tìm trường, lớp cũng như ủng hộ, giảm học phí khi họ gửi con ở một trường mầm non nào đó.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Báo cáo Bộ GD-ĐT về vụ bảo mẫu hành hạ trẻ trước 19/12
Báo cáo Bộ GD-ĐT về vụ bảo mẫu hành hạ trẻ trước 19/12

VOV.VN -Bộ yêu cầu khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, làm rõ mức độ vi phạm, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân

Báo cáo Bộ GD-ĐT về vụ bảo mẫu hành hạ trẻ trước 19/12

Báo cáo Bộ GD-ĐT về vụ bảo mẫu hành hạ trẻ trước 19/12

VOV.VN -Bộ yêu cầu khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, làm rõ mức độ vi phạm, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân

Bảo mẫu hành hạ, đạp chết trẻ: Sự việc đau lòng
Bảo mẫu hành hạ, đạp chết trẻ: Sự việc đau lòng

Thành ủy TPHCM yêu cầu điều tra xử lý nghiêm và báo cáo Thường trực Thành ủy kết quả xử lý trước ngày 15/1/2014.

Bảo mẫu hành hạ, đạp chết trẻ: Sự việc đau lòng

Bảo mẫu hành hạ, đạp chết trẻ: Sự việc đau lòng

Thành ủy TPHCM yêu cầu điều tra xử lý nghiêm và báo cáo Thường trực Thành ủy kết quả xử lý trước ngày 15/1/2014.

Bộ Giáo dục - Đào tạo lên tiếng về vụ bảo mẫu bạo hành trẻ
Bộ Giáo dục - Đào tạo lên tiếng về vụ bảo mẫu bạo hành trẻ

VOV.VN -Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD-ĐT bày tỏ, ông thực sự sốc và phẫn nộ trước việc bảo mẫu hành hạ trẻ mầm non.

Bộ Giáo dục - Đào tạo lên tiếng về vụ bảo mẫu bạo hành trẻ

Bộ Giáo dục - Đào tạo lên tiếng về vụ bảo mẫu bạo hành trẻ

VOV.VN -Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD-ĐT bày tỏ, ông thực sự sốc và phẫn nộ trước việc bảo mẫu hành hạ trẻ mầm non.

Khởi tố, bắt tạm giam chủ trường và bảo mẫu hành hạ trẻ em
Khởi tố, bắt tạm giam chủ trường và bảo mẫu hành hạ trẻ em

VOV.VN - Gia đình của các trẻ em bị hành hạ đã yêu cầu pháp luật xử lý nghiêm hành vi của Phương và Lý.

Khởi tố, bắt tạm giam chủ trường và bảo mẫu hành hạ trẻ em

Khởi tố, bắt tạm giam chủ trường và bảo mẫu hành hạ trẻ em

VOV.VN - Gia đình của các trẻ em bị hành hạ đã yêu cầu pháp luật xử lý nghiêm hành vi của Phương và Lý.

Vụ bảo mẫu hành hạ trẻ: Cha mẹ hãy tìm cách bảo vệ con mình
Vụ bảo mẫu hành hạ trẻ: Cha mẹ hãy tìm cách bảo vệ con mình

VOV.VN-Cha mẹ nên thường xuyên dành nhiều thời gian cho trẻ, sự quan tâm, quan sát bé thường xuyên qua biểu hiện trong lúc ngủ, lúc chơi

Vụ bảo mẫu hành hạ trẻ: Cha mẹ hãy tìm cách bảo vệ con mình

Vụ bảo mẫu hành hạ trẻ: Cha mẹ hãy tìm cách bảo vệ con mình

VOV.VN-Cha mẹ nên thường xuyên dành nhiều thời gian cho trẻ, sự quan tâm, quan sát bé thường xuyên qua biểu hiện trong lúc ngủ, lúc chơi

Bảo mẫu hành hạ trẻ có trình độ đại học
Bảo mẫu hành hạ trẻ có trình độ đại học

VOV.VN -Bà Phương – chủ cơ sở mầm non tư thục Phương Anh có trình độ đại học, chuyên ngành giáo dục mầm non.

Bảo mẫu hành hạ trẻ có trình độ đại học

Bảo mẫu hành hạ trẻ có trình độ đại học

VOV.VN -Bà Phương – chủ cơ sở mầm non tư thục Phương Anh có trình độ đại học, chuyên ngành giáo dục mầm non.

Hai bảo mẫu hành hạ trẻ: "Chỉ hăm dọa để trẻ tốt hơn"?
Hai bảo mẫu hành hạ trẻ: "Chỉ hăm dọa để trẻ tốt hơn"?

VOV.VN - Cả hai đều nói rằng họ không biết như vậy là phạm tội, họ chỉ hăm dọa để cho trẻ tốt hơn.

Hai bảo mẫu hành hạ trẻ: "Chỉ hăm dọa để trẻ tốt hơn"?

Hai bảo mẫu hành hạ trẻ: "Chỉ hăm dọa để trẻ tốt hơn"?

VOV.VN - Cả hai đều nói rằng họ không biết như vậy là phạm tội, họ chỉ hăm dọa để cho trẻ tốt hơn.

Gặp người đàn ông quay clip vụ bảo mẫu hành hạ trẻ em
Gặp người đàn ông quay clip vụ bảo mẫu hành hạ trẻ em

Để có chứng cứ xác thực buộc tội các bảo mẫu trường mầm non tư thục Phương Anh hành hạ trẻ em, một người dân đã âm thầm quay lại clip...

Gặp người đàn ông quay clip vụ bảo mẫu hành hạ trẻ em

Gặp người đàn ông quay clip vụ bảo mẫu hành hạ trẻ em

Để có chứng cứ xác thực buộc tội các bảo mẫu trường mầm non tư thục Phương Anh hành hạ trẻ em, một người dân đã âm thầm quay lại clip...

Bảo mẫu hành hạ trẻ: Sự vô trách nhiệm của cơ quan quản lý?!
Bảo mẫu hành hạ trẻ: Sự vô trách nhiệm của cơ quan quản lý?!

VOV.VN -Để xảy ra sự việc này, trách nhiệm trước hết thuộc về chính quyền địa phương và cơ quan chức năng trong việc quản lý...

Bảo mẫu hành hạ trẻ: Sự vô trách nhiệm của cơ quan quản lý?!

Bảo mẫu hành hạ trẻ: Sự vô trách nhiệm của cơ quan quản lý?!

VOV.VN -Để xảy ra sự việc này, trách nhiệm trước hết thuộc về chính quyền địa phương và cơ quan chức năng trong việc quản lý...