Bão số 2 có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Đông Bắc

VOV.VN - Nhiều khả năng bão số 2 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Vịnh Bắc Bộ cũng như ảnh hưởng đến biển và đất liền của các tỉnh khu vực Đông Bắc Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Văn Hường – Trưởng phòng dự báo Khí hậu (Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia), vào đầu giờ chiều nay (9/8), áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, đây là cơn bão số 2 trên Biển Đông và có tên quốc tế là MULAN, có nghĩa là hoa Mộc Lan. Dự báo bão số 2 sẽ di chuyển lên phía Bắc sau đó đổi hướng Tây Bắc hướng về khu vực bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc).

“Nhiều khả năng bão số 2 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Vịnh Bắc Bộ cũng như ảnh hưởng đến biển và đất liền của các tỉnh khu vực Đông Bắc trong những ngày tới”, ông Hưởng nhận định.

Do ảnh hưởng của bão số 2, vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24h tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 15,5 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 110,5 đến 114,5 độ Kinh Đông; Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24-48 giờ tiếp theo vùng nguy hiểm được xác định là phía Bắc vĩ tuyến 17,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 112,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.  

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, triều cường: khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao từ 4,0-6,0m, biển động mạnh.

Khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ) từ tối và đêm mai (10/7) gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao từ 2,0-4,0m, biển động mạnh.

“Do gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 9, sóng biển cao từ 2,0-4,0m, biển động”, ông Hưởng nhận định.

Trên đất liền, do hoàn lưu của bão số 2 sẽ gây ra mưa dông kèm gió giật mạnh cho khu vực Bắc Bộ từ chiều 10/8, trước tiên là khu vực Đông Bắc, sau đó lan rộng ra toàn Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An.

Dự báo, từ chiều tối và đêm mai (10/8), ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 20-50mm, có nơi trên 90mm; riêng khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng phổ biến 50-100mm, có nơi trên 120mm.

Trong ngày và đêm 11/8, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa to đến rất to và dông với lượng mưa phổ biến 70-120mm, có nơi trên 150mm; khu vực Nghệ An có lượng mưa phổ biến 30-60mm, có nơi trên 70mm. Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng khu vực trũng, thấp và các đô thị. Sau đó mưa còn kéo dài sang ngày 12/8 với lượng mưa giảm hơn so với ngày 11/8.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tiến vào Móng Cái (Quảng Ninh)
Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tiến vào Móng Cái (Quảng Ninh)

VOV.VN - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, vào chiều 9/8 áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 năm 2022 và có tên quốc tế là MULAN.

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tiến vào Móng Cái (Quảng Ninh)

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tiến vào Móng Cái (Quảng Ninh)

VOV.VN - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, vào chiều 9/8 áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 năm 2022 và có tên quốc tế là MULAN.

Việt Nam giữ vị trí Trung tâm Hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét khu vực Đông Nam Á
Việt Nam giữ vị trí Trung tâm Hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét khu vực Đông Nam Á

VOV.VN - Tổng cục KTTV Việt Nam vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) trong việc nâng cao khả năng cảnh báo lũ quét, sạt lở nhằm giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ gây ra. Qua đó, Việt Nam sẽ là Trung tâm khu vực của Hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét khu vực Đông Nam Á

Việt Nam giữ vị trí Trung tâm Hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét khu vực Đông Nam Á

Việt Nam giữ vị trí Trung tâm Hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét khu vực Đông Nam Á

VOV.VN - Tổng cục KTTV Việt Nam vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) trong việc nâng cao khả năng cảnh báo lũ quét, sạt lở nhằm giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ gây ra. Qua đó, Việt Nam sẽ là Trung tâm khu vực của Hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét khu vực Đông Nam Á

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong vài ngày tới
Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong vài ngày tới

VOV.VN - Theo chuyên gia khí tượng, khả năng cao áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông sẽ mạnh lên thành bão trong vài ngày tới.

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong vài ngày tới

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong vài ngày tới

VOV.VN - Theo chuyên gia khí tượng, khả năng cao áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông sẽ mạnh lên thành bão trong vài ngày tới.

Chuyên gia lý giải tại sao dự báo lượng mưa lại khó
Chuyên gia lý giải tại sao dự báo lượng mưa lại khó

VOV.VN - Theo chuyên gia khí tượng, mặc dù công nghệ ngày càng hiện đại nhưng việc ước lượng và dự báo chính xác được lượng mưa rơi xuống một địa điểm và tại thời điểm vẫn luôn là thách thức lớn.

Chuyên gia lý giải tại sao dự báo lượng mưa lại khó

Chuyên gia lý giải tại sao dự báo lượng mưa lại khó

VOV.VN - Theo chuyên gia khí tượng, mặc dù công nghệ ngày càng hiện đại nhưng việc ước lượng và dự báo chính xác được lượng mưa rơi xuống một địa điểm và tại thời điểm vẫn luôn là thách thức lớn.