Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trách nhiệm không của riêng ai

VOV.VN -“Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động”. Đây không chỉ là khẩu hiệu mà chúng ta cần những việc làm thiết thực cho trẻ em.

Trong những năm gần đây, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em đạt được nhiều thành quả, đảm bảo các quyền của trẻ em và hội nhập với quốc tế. Luật Trẻ em 2016 cũng đã hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và các chính sách xã hội liên quan đến trẻ em. Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020 đã đưa ra khung chương trình, chính sách đầu tư cho trẻ em hướng tới một khung chính sách toàn diện cho trẻ em. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, thách thức trong công tác chăm lo, bảo vệ trẻ em. Bởi vậy, bảo vệ, chăm sóc trẻ em rất cần sự vào cuộc của nhiều ban ngành và trách nhiệm không của riêng ai.

Bảo vệ trẻ em không phải trách nhiệm của riêng ai. (Ảnh minh họa, nguồn: KT)

Không ít trẻ em ngay từ khi sinh ra đã bị bỏ rơi do những lỗi lầm của người lớn. Trẻ em bị bạo hành, bị bóc lột sức lao động, bị thương tích, tử vong do tai nạn, đuối nước vẫn diễn ra hàng ngày. Thống kê mỗi năm có khoảng 1.500 trẻ em là nạn nhân của của các vụ bạo lực, xâm hại tình dục; trung bình có đến 2.000 trẻ em bị đuối nước hàng năm và số vụ đuối nước chủ yếu xảy ra vào mùa hè.

Bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng:“Vấn đề thứ nhất mà chúng ta cần phải tập trung tháo gỡ, đó là tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em. Thứ hai là quyền của các em trong đó có nhóm trẻ em yếu thế, tôi lưu tâm nhiều đến nhóm trẻ khuyết tật và nhóm trẻ em phải bỏ học, nhóm trẻ em lang thang kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Các Bộ, ngành cũng cần quan tâm để các nhóm yếu thế được hưởng đầy đủ quyền của mình. Một vấn đề nữa là quyền được vui chơi của trẻ em. Để trẻ em được phát triển toàn diện thì chúng ta phải coi trọng quyền vui chơi của các em, trong đó chúng ta cũng phải quan tâm đến những thiết chế văn hóa, địa điểm vui chơi”.

Theo bà Nguyễn Phương Linh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, trẻ em ở các vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn ít được tiếp cận thông tin, thiếu sự hướng dẫn và chăm sóc từ gia đình, nhà trường nên dễ gặp phải những nguy cơ về bạo lực, xâm hại, đuối nước và tai nạn thương tích. Chính vì vậy, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, xã hội phải để các em biết được quyền của mình. Bên cạnh đó, các em cần được trang bị đẩy đủ kỹ năng sống để có thể ứng phó với những tình huống, nguy cơ có thể xảy ra:

“Chúng ta không thể bao bọc hay bịt chặt thông tin của trẻ nhỏ được, chúng ta cần phải lớn lên cùng con. Khi con cần tìm hiểu thông tin thì những người lớn, thầy cô, gia đình, nhà trường, chỉ dạy cho các con, đồng hành cùng các con biết phân biệt đâu là đúng, đâu là sai, đâu là những giới hạn và đâu là phương pháp giải quyết. Khi các con cần sự hỗ trợ, giúp đỡ thì có thể tìm sự giúp đỡ từ gia đình, nhà trường hay cơ quan chức năng, Tổng đài hỗ trợ 111 chẳng hạn. Đấy là những thứ mà chúng ta cần phải giáo dục và tạo ra môi trường học tập lành mạnh cho các con”, bà Linh nhấn mạnh.

Để bảo đảm quyền trẻ em được thực thi toàn diện và hiệu quả, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, Bộ đã xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, đặc biệt là với Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, triển khai đến cơ sở tiếp nhận thông tin, can thiệp hỗ trợ kịp thời cho các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn...Trong đó, cán bộ cấp phường, xã phải được tập huấn kiến thức về trẻ em để có những hỗ trợ kịp thời:

“Thành viên của các tổ chức này có thể chính thức tham gia vào vị trí làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã. Trung ương cũng phải có hướng dẫn để tập huấn cho cán bộ địa phương. Quy trình bảo vệ trẻ em khá phức tạp nhưng vẫn có giải pháp tạm thời là nếu như người nào được giao làm nhiệm vụ trẻ em cấp xã mà họ chưa thuần thục về năng lực thì họ có thể gọi đến Tổng đài 111 bất kỳ lúc nào để Tổng đài hướng dẫn cho họ thực hiện toàn bộ quy trình theo quy định của Luật. Mặt khác, các trung tâm công tác xã hội của các tỉnh  cũng sẵn sàng hỗ trợ phối hợp cùng với xã triển khai các biện pháp can thiệp, hỗ trợ”, ông Nam nói.

“Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động”. Đây không chỉ là khẩu hiệu mà chúng ta cần những việc làm thiết thực, cho trẻ em. Hãy chăm sóc cho thế hệ tương lai của đất nước để trẻ em được sống trong một môi trường an toàn, lành mạnh, được phát triển toàn diện./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Hương, Trấn Thành cùng lên tiếng bảo vệ trẻ em
Việt Hương, Trấn Thành cùng lên tiếng bảo vệ trẻ em

VOV.VN - Trước tình trạng đáng báo động về việc trẻ em bị lạm dụng, Việt Hương và Trấn Thành đã cùng lên tiếng.

Việt Hương, Trấn Thành cùng lên tiếng bảo vệ trẻ em

Việt Hương, Trấn Thành cùng lên tiếng bảo vệ trẻ em

VOV.VN - Trước tình trạng đáng báo động về việc trẻ em bị lạm dụng, Việt Hương và Trấn Thành đã cùng lên tiếng.

“Sửa đổi luật phòng, chống thiên tai để tăng cường bảo vệ trẻ em“
“Sửa đổi luật phòng, chống thiên tai để tăng cường bảo vệ trẻ em“

VOV.VN - Cần thiết cần sửa đổi, bổ khung luật phòng, chống thiên tai trong tình hình mới để "không ai bị bỏ lại phía sau nhất là với trẻ em".

“Sửa đổi luật phòng, chống thiên tai để tăng cường bảo vệ trẻ em“

“Sửa đổi luật phòng, chống thiên tai để tăng cường bảo vệ trẻ em“

VOV.VN - Cần thiết cần sửa đổi, bổ khung luật phòng, chống thiên tai trong tình hình mới để "không ai bị bỏ lại phía sau nhất là với trẻ em".

Đại biểu Quốc hội: Cần bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
Đại biểu Quốc hội: Cần bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

VOV.VN -“Nếu chúng ta không thể kiểm soát được việc tham gia vào môi trường mạng của trẻ em thì không khác gì để con em đi bụi đời trên mạng”.

Đại biểu Quốc hội: Cần bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Đại biểu Quốc hội: Cần bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

VOV.VN -“Nếu chúng ta không thể kiểm soát được việc tham gia vào môi trường mạng của trẻ em thì không khác gì để con em đi bụi đời trên mạng”.

Sẽ kiểm tra các địa phương về công tác bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực
Sẽ kiểm tra các địa phương về công tác bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực

VOV.VN -Trong tháng 6, Ủy ban quốc gia về trẻ em sẽ kiểm tra, thanh tra các địa phương về công tác bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại tình dục, bạo lực học đường...

Sẽ kiểm tra các địa phương về công tác bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực

Sẽ kiểm tra các địa phương về công tác bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực

VOV.VN -Trong tháng 6, Ủy ban quốc gia về trẻ em sẽ kiểm tra, thanh tra các địa phương về công tác bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại tình dục, bạo lực học đường...

Bảo vệ trẻ em gái hay giữ “thể diện” cho ngành?
Bảo vệ trẻ em gái hay giữ “thể diện” cho ngành?

VOV.VN -Ngoài Điện Biên thì có vụ việc đang nóng hổi ở tỉnh Bắc Giang, xảy ra trong ngành giáo dục, nơi mà bệnh thành tích từ lâu đã lan rộng, ăn sâu.

Bảo vệ trẻ em gái hay giữ “thể diện” cho ngành?

Bảo vệ trẻ em gái hay giữ “thể diện” cho ngành?

VOV.VN -Ngoài Điện Biên thì có vụ việc đang nóng hổi ở tỉnh Bắc Giang, xảy ra trong ngành giáo dục, nơi mà bệnh thành tích từ lâu đã lan rộng, ăn sâu.