Bảo vệ dữ liệu cá nhân cần sự mạnh mẽ trong thực thi pháp luật

VOV.VN - Nạn mua bán dữ liệu cá nhân trước đây chủ yếu diễn ra trong các hội nhóm kín trên mạng xã hội, thì hiện nay, các đối tượng còn sử dụng chatbot để mua bán qua các kênh, tài khoản trên Telegram.

Vài năm trở lại đây vấn nạn mua bán dữ liệu cá nhân khiến các cơ quan chức năng cũng như người dân đau đầu, bực bội. Anh Nguyễn Minh Long, nhân viên văn phòng than thở, thời gian gần đây, anh khốn khổ vì bị “tấn công” bởi đủ các thể loại từ tin nhắn đến cuộc gọi của nhân viên môi giới tiếp thị, bán hàng cho đến cả những tin nhắn “chào mời” dịch vụ “đặc biệt”…

“Tôi không rõ thông tin cá nhân của mình bị lộ từ nguồn nào, song một ngày phải nhận cả chục cuộc gọi mời chào mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ từ nhân viên bất động sản, công ty chứng khoán đến nhân viên các trung tâm giáo dục dạy thêm học thêm… thì thật bực mình. Không nhấc máy thì sợ khách hàng, đối tác gọi. Chặn số cũng không xuể”, anh Long bức xúc.

Mua bán dữ liệu cá nhân từ “nhóm, hội kín”... ra công khai

Trong buổi họp báo gần đây của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), bà Đỗ Hải Anh, Phó Trưởng phòng Quy hoạch và Phát triển, Cục An toàn thông tin cho biết, giai đoạn trước đây nạn mua bán dữ liệu thường được thực hiện trong những hội nhóm kín trên mạng xã hội, người mua phải được các thành viên ở trong hội nhóm giới thiệu mới đủ điều kiện tham gia và thường là mua bán số lượng lớn.

Tuy nhiên, hiện đã xuất hiện những hình thức mới, sử dụng chatbot, thực hiện qua các kênh, tài khoản trên Telegram và các đối tượng còn bán lẻ từng dữ liệu cá nhân cụ thể. Những bộ dữ liệu được lọc theo nhóm người dùng “có thẻ tín dụng”, “có ôtô”, “có gửi tiết kiệm”... được bán công khai. Các đối tượng lừa đảo có thể mua các dữ liệu này để chuẩn bị các kịch bản lừa đảo tinh vi, khó lường.

“Thực tế cho thấy, hoạt động mua bán dữ liệu đã trở nên rất phổ biến, công khai và có nhiều nguy cơ mới. Một loạt số liệu về thực trạng lộ lọt, đánh cắp, mua bán dữ liệu cá nhân cho thấy, năng lực về bảo đảm thông tin của người dân cũng như doanh nghiệp và các cơ quan trong nước rất yếu”, đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho hay.

Theo giới chuyên gia, bất chấp các thông tin cảnh báo từ cơ quan quản lý, cơ quan truyền thông, ý thức người dân về việc bảo đảm dữ liệu cá nhân vẫn còn nhiều hạn chế.

“Có thể không khó gặp tình trạng nhiều người tự đăng công khai các dữ liệu cá nhân trên các mạng xã hội từ khoe nhà mới, hộ chiếu, giấy tờ xe… có rất nhiều thông tin nhạy cảm. Còn những thông tin như tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ nhà… thì có gặp nhan nhản trên các livestream bán hàng… Từ đó, có những đối tượng chuyên thu thập lại để sử dụng vào các mục đích không lành mạnh”, ông Nguyễn Minh Đức, Tổng Giám đốc kiêm nhà sáng lập Công ty Cổ phần An toàn thông tin CyRadar cho biết.

“Gần đây nhất, những trào lưu sử dụng trí tuệ nhân tạo chuyển hình thật sang hoạt hình chibi hay hình vẽ phác thảo… đã được cảnh báo rất nhiều lần về nguy cơ lộ lọt, đánh cắp thông tin cá nhân. Người dùng không chỉ đối mặt với nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân mà còn nguy cơ bị lợi dụng hình ảnh cá nhân vào nhiều mục đích xấu khác. Song cứ một thời gian lại rộ, chỉ là thay đổi hình thức một chút”, ông Đức phân tích.

Ngoài sự bất cẩn của từng cá nhân trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình, còn có các nhà cung cấp dịch vụ như ngân hàng, viễn thông, giao thông, hàng không, y tế… chứa những dữ liệu đặc thù riêng của khách hàng.

“Những dữ liệu đặc thù này bị lộ lọt ra ngoài là vì thiếu sự thực thi chặt chẽ về quy trách nhiệm. Điều này cũng làm các doanh nghiệp không đầu tư nhiều vào việc bảo vệ dữ liệu của khách hàng, khiến những dữ liệu này bị rò rỉ, tấn công hay thậm chí bị bán lại…”, ông Đức cho hay.

Cần sự mạnh mẽ trong thực thi pháp luật

Nghị định số 13 của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023. Dư luận nhân dân kỳ vọng đây sẽ là chế tài quan trọng để trấn áp vấn nạn mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan trên mạng xã hội thời gian qua. Dù vậy, nhiều dấu hiệu cho thấy việc mua bán dữ liệu cá nhân đã có những biến tướng, được các đối tượng xấu thực hiện một cách tinh vi…

Các chuyên gia khuyến cáo, để giảm thiểu việc dữ liệu cá nhân bị mua bán công khai, các chuyên gia cho rằng cần sự phối hợp từ nhiều phía. Trước hết bản thân mỗi người cần tạo cho mình thói quen không chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng xã hội, đặc biệt là các thông tin nhạy cảm.

“Việc rò rỉ thông tin cá nhân không chỉ xuất hiện trên mạng xã hội do những thói quen hớ hênh của mọi người. Mà ngoài đời thật, vì nhiều hành động chủ quan, không ít người đã vô tình làm lộ thông tin cá nhân như khi mua hàng qua mạng. Những thông tin như tên, số điện thoại, địa chỉ nhà, email… được dán ngoài hộp đựng (được nơi cung cấp sản phẩm in sẵn nhằm để người giao hàng tiện liên hệ khách mua). Nhiều người lấy sản phẩm và vứt hộp đựng nhưng lại quên xé bỏ đi thông tin cá nhân”, ông Đức chia sẻ.

Bộ TT&TT trong tháng 10 tới sẽ trình Chính phủ dự thảo nghị định thay thế Nghị định 72/2913/NĐ- CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Đây được xem như một trong những giải pháp để tăng cường thực thi pháp luật trong bảo vệ dữ liệu cá nhân.

“Theo đó, dự thảo mới bổ sung quy định cụ thể về xác thực người dùng mạng xã hội theo số di động; Chỉ mạng xã hội có giấy phép mạng xã hội (tổ chức, doanh nghiệp trong nước) hoặc có thông báo hoạt động với Bộ TT&TT (tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới tại Việt Nam) mới được cung cấp dịch vụ livestream”, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho hay.

“Nguyên do, tình trạng tội phạm lừa đảo trên không gian mạng đang gia tăng. Quy định này được đề xuất từ nhu cầu về quản lý nhà nước cũng như nhu cầu của người dân muốn quản lý chặt chẽ hơn các tài khoản mạng xã hội để hạn chế lừa đảo trực tuyến. Hai là mạng xã hội rất rộng, việc xác thực bằng số điện thoại cá nhân sẽ góp phần để người dùng nâng cao trách nhiệm và ý thức khi cung cấp thông tin lên mạng xã hội”, bà Huyền lý giải.

Ngoài ra, việc tăng “đề kháng” cho người dùng trên không gian mạng cũng cần chú trọng, trong đó cần tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân. Người dùng cần nhận thức đúng, thông tin cá nhân là một loại tài sản giá trị cao, cần cân nhắc kỹ việc chia sẻ.

Bên cạnh biện pháp phòng tránh cụ thể, cơ quan chức năng đúc rút thành 5 không ngắn gọn: Không đăng nhập vào đường link lạ; Không cung cấp bất kỳ nội dung gì liên quan đến thông tin cá nhân hoặc thông tin tài khoản ngân hàng; Không chuyển bất cứ khoản tiền nào để làm thủ tục vay tiền hoặc chứng minh tài chính; Không chuyển bất cứ khoản tiền nào để mua đơn hàng theo yêu cầu của đối tượng; Không cung cấp mã OTP cho người khác.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xác thực người dùng mạng xã hội qua điện thoại liệu có lộ thông tin cá nhân?
Xác thực người dùng mạng xã hội qua điện thoại liệu có lộ thông tin cá nhân?

VOV.VN - Việc xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội qua số điện thoại được cho là có thể tạo ra môi trường không gian mạng mới lành mạnh, văn minh. Song việc thực thi còn nhiều vướng mắc.

Xác thực người dùng mạng xã hội qua điện thoại liệu có lộ thông tin cá nhân?

Xác thực người dùng mạng xã hội qua điện thoại liệu có lộ thông tin cá nhân?

VOV.VN - Việc xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội qua số điện thoại được cho là có thể tạo ra môi trường không gian mạng mới lành mạnh, văn minh. Song việc thực thi còn nhiều vướng mắc.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính bảo mật khi tích hợp thông tin cá nhân vào CCCD
Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính bảo mật khi tích hợp thông tin cá nhân vào CCCD

VOV.VN - Các ĐBQH băn khoăn về tính bảo mật của thông tin cá nhân trên căn cước công dân, bởi đây là những thông tin cá nhân, bí mật riêng tư phải được bảo vệ, không phải ai cũng được phép tiếp cận.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính bảo mật khi tích hợp thông tin cá nhân vào CCCD

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính bảo mật khi tích hợp thông tin cá nhân vào CCCD

VOV.VN - Các ĐBQH băn khoăn về tính bảo mật của thông tin cá nhân trên căn cước công dân, bởi đây là những thông tin cá nhân, bí mật riêng tư phải được bảo vệ, không phải ai cũng được phép tiếp cận.

Dữ liệu thông tin cá nhân, "mỏ vàng" cho tội phạm mạng săn tìm
Dữ liệu thông tin cá nhân, "mỏ vàng" cho tội phạm mạng săn tìm

VOV.VN - "Dữ liệu thông tin cá nhân rất quan trọng, như là mỏ vàng, đây là mục tiêu săn tìm của các tội phạm mạng" - Đây là nhận định của Ông Nguyễn Đức Tuân, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng (Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT).

Dữ liệu thông tin cá nhân, "mỏ vàng" cho tội phạm mạng săn tìm

Dữ liệu thông tin cá nhân, "mỏ vàng" cho tội phạm mạng săn tìm

VOV.VN - "Dữ liệu thông tin cá nhân rất quan trọng, như là mỏ vàng, đây là mục tiêu săn tìm của các tội phạm mạng" - Đây là nhận định của Ông Nguyễn Đức Tuân, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng (Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT).

Mua bán thông tin cá nhân là tiếp tay cho tội phạm
Mua bán thông tin cá nhân là tiếp tay cho tội phạm

VOV.VN - Vấn đề lừa đảo do lộ, lọt thông tin cá nhân diễn ra tràn lan, ngày càng diễn biến phức tạp, thế nhưng chưa có vụ nào bị xử lý mạnh tay, làm gương cho những kẻ khác.

Mua bán thông tin cá nhân là tiếp tay cho tội phạm

Mua bán thông tin cá nhân là tiếp tay cho tội phạm

VOV.VN - Vấn đề lừa đảo do lộ, lọt thông tin cá nhân diễn ra tràn lan, ngày càng diễn biến phức tạp, thế nhưng chưa có vụ nào bị xử lý mạnh tay, làm gương cho những kẻ khác.

Lừa đảo "chuyển tiền cấp cứu": Lộ lọt thông tin cá nhân nghiêm trọng
Lừa đảo "chuyển tiền cấp cứu": Lộ lọt thông tin cá nhân nghiêm trọng

VOV.VN - Tiến sỹ- Thượng tá Lê Quang Toàn, Phó Trưởng khoa Cảnh sát Điều tra, Học viện Cảnh sát nhân dân đánh giá, vấn đề lộ lọt thông tin của Việt Nam đang rất nghiêm trọng.

Lừa đảo "chuyển tiền cấp cứu": Lộ lọt thông tin cá nhân nghiêm trọng

Lừa đảo "chuyển tiền cấp cứu": Lộ lọt thông tin cá nhân nghiêm trọng

VOV.VN - Tiến sỹ- Thượng tá Lê Quang Toàn, Phó Trưởng khoa Cảnh sát Điều tra, Học viện Cảnh sát nhân dân đánh giá, vấn đề lộ lọt thông tin của Việt Nam đang rất nghiêm trọng.