“Bắt nạt” trực tuyến – hình thức xâm hại trẻ em đang phổ biến

VOV.VN - Các chuyên gia, nhà khoa học cảnh báo, “bắt nạt” trực tuyến là một hình thức xâm hại phi truyền thống đang trở nên phổ biến.

Sáng 18/8, Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.HCM phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – ĐHQG TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học "Bảo vệ Quyền trẻ em  - thực trạng và giải pháp".

Với 18 tham luận của các nhà khoa học, những người làm công tác bảo vệ trẻ em, hội thảo đã đánh giá khái quát công tác bảo vệ Quyền trẻ em trên địa bàn TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung trong thời gian qua. Đồng thời một số tác giả, nhà khoa học đã liên hệ, chia sẻ những mô hình, kinh nghiệm tổ chức bảo vệ trẻ em trên thế giới. Từ đó xác định những thuận lợi, khó khăn, bất cập và lý giải nguyên nhân các vấn đề  xâm hại trẻ em mà dư luận quan tâm.

Đại diện nhóm tác giả của báo cáo tham luận “Hệ thống bảo vệ trẻ em hiện nay tại TP.HCM- thực trạng và giải pháp” Tiến sĩ Nguyễn Minh Nhựt, Phó Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội thuộc HĐND TP.HCM cho biết trong 5 năm qua, số vụ xâm hại trẻ em trên địa bàn thành phố có xu hướng giảm nhưng chưa bền vững. Trong đó, số vụ trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất, còn số vụ trẻ bị bạo lực và trẻ bị các hình thức tổn hại khác có xu hướng giảm. Về cơ cấu giới tính đối với các vụ việc xâm hại trẻ em cho thấy số trẻ em nam thường bị bạo lực và trẻ nữ  thường bị xâm hại tình dục.

Hiện nay TP.HCM có hơn 1,8 triệu trẻ em, chiếm khoảng 14,23% dân số của TP. Trong đó có hơn 11.000 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và 17.224 trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt đang sống trong cộng đồng; 2.513 trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng tại 60 cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập.

Theo ông Nguyễn Minh Nhựt thời gian qua, các cơ quan chức năng TP.HCM đã có rất nhiều nỗ lực nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất của trẻ em. Song trước thực trạng quá tải ở nhiều cơ sở bảo trợ xã hội do ảnh hưởng bởi đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, sự biến động nhân sự phụ trách công tác trẻ em ở cơ sở, sự biến động dân cư (do dân nhập cư) cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh đang gây khó khăn và tạo áp lực lớn lên hệ thống bảo vệ trẻ em của thành phố.

“Theo thực tế chúng tôi khảo sát được là có khoảng trên 89% cán bộ phụ trách công tác trẻ em đều là kiêm nhiệm. Một người phụ trách có thể kiêm nhiệm 4 - 5 đầu việc. Như vậy, thực tế mà nói đối với số trẻ em của TP.HCM là hơn 1,8 triệu. Số trẻ so với đội ngũ hoàn toàn kiêm nhiệm thì ở một góc nhìn nào đó chúng ta phải công nhận và thừa nhận là còn nhiều thiếu sót, một áp lực rất lớn lên đội ngũ này”, Tiến sĩ Nguyễn Minh Nhựt, nêu những bất cập trong công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn.

Theo các đại biểu tham dự hội thảo, hiện nay về mặt pháp luật bảo vệ trẻ em của chúng ta đã tương đối đầy đủ, hoàn chỉnh. Tuy nhiên, cần phải có một đội ngũ thực thi pháp luật và phải có nguồn lực xã hội để chăm lo cho đối tượng đó.

Ngoài ra, các chuyên gia, nhà khoa học cũng  cảnh báo, chỉ ra các hình thức xâm hại phi truyền thống và đang trở nên phổ biến. Đó là hình thức bắt nạt trực tuyến hay còn gọi là bắt nạt ảo, sử dụng mạng xã hội, thiết bị công nghệ chia sẻ những bình luận gây tổn thương, vu khống, làm xấu hổ, đe dọa trẻ em. Có 24-35% học sinh là nạn nhân của hình thức bắt nạt này. Từ đó, cung cấp những luận cứ khoa học, cơ sở lý luận thực tiễn để đưa ra những giải pháp đề xuất, giúp cho chính quyền các cấp và các sở ban ngành của TP.HCM thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ trẻ em trong tình hình mới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Học sinh stress, tự tử, cắt tay vì bị bắt nạt trực tuyến
Học sinh stress, tự tử, cắt tay vì bị bắt nạt trực tuyến

VOV.VN - Bắt nạt trực tuyến là một hình thức mới của bắt nạt, thực hiện trên môi trường internet ngày càng trở nên phổ biến, gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Học sinh stress, tự tử, cắt tay vì bị bắt nạt trực tuyến

Học sinh stress, tự tử, cắt tay vì bị bắt nạt trực tuyến

VOV.VN - Bắt nạt trực tuyến là một hình thức mới của bắt nạt, thực hiện trên môi trường internet ngày càng trở nên phổ biến, gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Ngăn chặn bóc lột và xâm hại trẻ em: Cần sự vào cuộc của cả cộng đồng
Ngăn chặn bóc lột và xâm hại trẻ em: Cần sự vào cuộc của cả cộng đồng

VOV.VN - Báo cáo hàng năm có khoảng 4.000 vụ trẻ em bị bạo hành thì cũng chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Thực tế số vụ bạo hành, xâm hại trẻ em còn nhiều hơn do chưa được tố cáo và phát hiện.

Ngăn chặn bóc lột và xâm hại trẻ em: Cần sự vào cuộc của cả cộng đồng

Ngăn chặn bóc lột và xâm hại trẻ em: Cần sự vào cuộc của cả cộng đồng

VOV.VN - Báo cáo hàng năm có khoảng 4.000 vụ trẻ em bị bạo hành thì cũng chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Thực tế số vụ bạo hành, xâm hại trẻ em còn nhiều hơn do chưa được tố cáo và phát hiện.

Bảo vệ trẻ em khỏi bị bắt nạt, xâm hại trên môi trường mạng
Bảo vệ trẻ em khỏi bị bắt nạt, xâm hại trên môi trường mạng

VOV.VN - Thay vì cấm đoán trẻ sử dụng internet, cha mẹ cần đồng hành cùng trẻ sử dụng internet càng sớm càng tốt. Đặc biệt, cần giảng dạy việc sử dụng internet an toàn tại trường học.

Bảo vệ trẻ em khỏi bị bắt nạt, xâm hại trên môi trường mạng

Bảo vệ trẻ em khỏi bị bắt nạt, xâm hại trên môi trường mạng

VOV.VN - Thay vì cấm đoán trẻ sử dụng internet, cha mẹ cần đồng hành cùng trẻ sử dụng internet càng sớm càng tốt. Đặc biệt, cần giảng dạy việc sử dụng internet an toàn tại trường học.