Bệnh nhân bị rắn hổ mang chúa cắn suy hô hấp, phải thở máy

VOV.VN - Hiện tại, bệnh nhân vẫn còn suy hô hấp phải thở máy, tổn thương thận, đang được lọc máu liên tục và phải dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

Chiều nay (26/8), Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, tình trạng bệnh nhân bị rắn hổ mang chúa cắn hiện nay vẫn còn khá nặng dù nhiễm trùng và nhiễm độc đã cải thiện, vết thương ở đùi không lan thêm. Bệnh viện chờ sức khoẻ bệnh nhân ổn định sẽ cho ghép da phần đùi bị hoại tử.

Theo Bác sĩ Chuyên khoa 1 Nguyễn Lý Minh Duy, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Chợ Rẫy, vết thương ở đùi của bệnh nhân P.V.T (38 tuổi, ngụ tỉnh Tây Ninh) đã được các bác sĩ Khoa Chấn thương Chỉnh hình phẫu thuật, cắt lọc phần mô bị hoại tử. Hiện tại, bệnh nhân vẫn còn suy hô hấp phải thở máy, tổn thương thận, đang được lọc máu liên tục và phải dùng kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng.

“Tiên lượng sắp tới bệnh nhân vẫn phải tiếp tục thở máy, lọc máu và điều trị bằng kháng sinh. Các bác sĩ sẽ đánh giá lại tình trạng vết thương ở đùi của bệnh nhân sau khi cắt lọc thêm lần nữa, tiến tới là phải cắt lọc thêm nhiều lần nữa. Sau đó khi ổn định vết thương thì sẽ tiến hành ghép da cho bệnh nhân. Hiện vẫn còn dùng thuốc để điều trị nhiễm trùng và lọc máu”, bác sĩ Duy thông tin thêm.

Theo các bác sĩ, rắn hổ chúa là loài rắn to lớn, có độc tính cao. Khi bị rắn cắn, nọc rắn phát tán nhanh chóng làm cho nạn nhân liệt tứ chi và liệt cơ hô hấp, suy đa phủ tạng nhanh. Bệnh nhân cần được sơ cứu và truyền huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.

Mặc dù giải quyết được tình trạng liệt cơ và hô hấp nhưng sau đó người bệnh có thể đối diện nhiều biến chứng từ 24 - 48 tiếng, do nọc rắn tấn công vào cơ tim làm hủy cơ tim, suy tim cấp. Bên cạnh đó, lượng nọc tiêm vào vết cắn nhiều có thể làm viêm mô tế bào tiến triển, sưng phù hoại tử cơ. Các cơ bị hủy vô tình phóng thích men ồ ạt có thể làm cho bệnh nhân bị suy thận cấp.

Bác sĩ khuyến cáo, người không may bị rắn cắn cần nhanh chóng ra khỏi khu vực nguy hiểm, hạn chế cử động vùng bị cắn, tránh làm khuyếch tán nọc độc và kịp thời đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu bệnh nhân không mang rắn được tới bệnh viện thì có thể chụp hình hoặc quan sát loại rắn cắn mình để giúp cho bác sĩ khai thác thông tin dịch tễ. Đặc biệt, cần lưu ý không nên rạch vết thương và không nên đắp những loại hóa chất hay lá cây khi chưa rõ tác dụng, dễ gây nhiễm trùng vết thương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đi trồng keo thuê, người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn tử vong
Đi trồng keo thuê, người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn tử vong

VOV.VN -Đang trồng keo thuê, anh Chương bị một con rắn hổ mang chúa cắn. Dù được đưa đến bệnh viện nhưng nạn nhân đã tử vong.

Đi trồng keo thuê, người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn tử vong

Đi trồng keo thuê, người đàn ông bị rắn hổ mang chúa cắn tử vong

VOV.VN -Đang trồng keo thuê, anh Chương bị một con rắn hổ mang chúa cắn. Dù được đưa đến bệnh viện nhưng nạn nhân đã tử vong.

Phản ứng đáng yêu của đàn đười ươi khi nhìn thấy rắn hổ mang nhựa
Phản ứng đáng yêu của đàn đười ươi khi nhìn thấy rắn hổ mang nhựa

VOV.VN - Rắn hổ mang nhựa được dùng để dạy những chú đười ươi mồ côi sợ rắn trong tự nhiên và phản ứng đáng yêu của chúng khiến bất cứ ai cũng phải mỉm cười.

Phản ứng đáng yêu của đàn đười ươi khi nhìn thấy rắn hổ mang nhựa

Phản ứng đáng yêu của đàn đười ươi khi nhìn thấy rắn hổ mang nhựa

VOV.VN - Rắn hổ mang nhựa được dùng để dạy những chú đười ươi mồ côi sợ rắn trong tự nhiên và phản ứng đáng yêu của chúng khiến bất cứ ai cũng phải mỉm cười.

Thả cặp rắn hổ mang chúa “khủng” về thiên nhiên
Thả cặp rắn hổ mang chúa “khủng” về thiên nhiên

VOV.VN - Các chuyên gia thực hiện gắn chip theo dõi trước khi vận chuyển về thả vào môi trường tự nhiên tại một trong những khu rừng ở Đồng Nai.

Thả cặp rắn hổ mang chúa “khủng” về thiên nhiên

Thả cặp rắn hổ mang chúa “khủng” về thiên nhiên

VOV.VN - Các chuyên gia thực hiện gắn chip theo dõi trước khi vận chuyển về thả vào môi trường tự nhiên tại một trong những khu rừng ở Đồng Nai.