Bệnh nhân cúm A/H1N1 ở Việt Nam đã lên tới 7.839 trường hợp

Bộ Y tế cho biết, ngày 24/9, nước ta ghi nhận thêm 203 trường hợp dương tính với cúm A(H1N1) trong đó trọng điểm dịch bệnh vẫn tập trung ở khu vực phía Nam với 149 ca dương tính mới.

Khu vực miền Bắc phát hiện 31 ca; khu vực miền Trung 10 ca; khu vực Tây Nguyên 13 ca.

Như vậy, tính đến 17 giờ 24/9, Việt Nam đã ghi nhận 7.839 trường hợp dương tính, 10 ca tử vong. Số bệnh nhân đã khỏi ra viện là 5.211. Theo ước tính của Bộ Y tế, cúm A/H1N1 đã xuất hiện tại 55-56 tỉnh, thành phố nước ta, chỉ còn một số ít tỉnh miền núi phía Bắc chưa phát hiện ca dương tính với dịch bệnh này.

Về ca tử vong thứ 10, như tin đã đưa, Bộ Y tế đ ã có xác nhận chính thức. Bệnh nhân là T.T.V (nữ, 59 tuổi) ở ấp 2, An Bình Tây, Bến Tre, có tiền sử suy thận mạn, đái tháo đường tuýp 2 trong khoảng 12 năm. Ngày 16/9 bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ho, khó thở đến nhập bệnh viện huyện khám đư ợc chẩn đoán vi êm phổi, suy thận mãn, đái tháo đường và được chuyển đến bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu trong tình trạng khó thở, sốt 38 độC, phù, đường huyết tăng. Bệnh nhân được hồi sức, kháng sinh, lợi tiểu và chỉ định chạy thận nhân tạo nên được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy cùng ngày 16/9. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân được chẩn đoán suy thận mãn tính giai đoạn cuối, đái tháo đường tuýp 2, viêm phổi và được hồi sức tích cực, chạy thận nhân tạo 2 lần. Đến 15 giờ ngày 21/9, bệnh nhân rơi vào tình trạng mệt nhiều, khó thở nặng nên người nhà xin đưa về quê và tử vong tại nhà cùng ngày. Bệnh nhân đã được lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm, kết quả dương tính v ới cúm A/H1N1.

Bộ Y tế chính thức khuyến cáo: Hiện nay, dịch cúm A/H1N1 đã ghi nhận tại các khu vực nông thôn, vùng xa trung tâm thành phố và có trường hợp tử vong. Do đó mọi người dân, kể các những khu vực xa trung tâm, vùng núi, vùng sâu, vùng xa nếu có biểu hiện cúm cần tư vấn y tế để được khám, chữa trị kịp thời.

Tiến sỹ Nguyễn Văn Kính, Viện trưởng Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đ ới quốc gia cho biết: Tuần qua, số bệnh nhân tới Viện khám vì nghi ngờ cúm A/H1N1 rất đông, kết hợp với các bệnh nhân đến điều trị sốt xuất huyết khiến Viện rơ i vào tình trạng quá tải.

Đến thời điểm hiện tại, miền Bắc vẫn cố gắng hết sức để kiểm soát tình hình cúm A/H1N1, chưa có bệnh nhân cúm A/H1N1 nào ở miền Bắc tử vong do nhưng cũng xuất hiện bệnh nhân nặng, phải thở máy khi điều trị. Tiến sỹ Nguyễn Văn Kính cũng khuyến cáo: Miền Bắc sắp bước vào mùa đông, là thời điểm thuận lợi cho vi rút cúm A/H1N1 lây lan rộng. Do đó, cần đặc biệt chú ý việc giám sát, phát hiện các ca nhiễm mới, nhất là trong các trường học, những người mắc bệnh mãn tính. Khi có biểu hiện mắc cúm A(H1N1), người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, điều trị bằng thuốc kháng vi rút Tamiflu càng sớm càng tốt...

** Trước tình hình dịch cúm A/H1N1 và dịch sốt xuất huyết đang có diễn biến phức tạp, chiều nay, tại Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Họp giao ban Ban chỉ đạo phòng chống dịch với 29 quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng, Sở Y tế Hà Nội, hiện nay, Việt Nam đã ghi nhận hơn 7.300 trường hợp dương tính với cúm AH1N1, trong đó có 10 trường hợp tử vong.

Riêng Hà Nội, có 717 ca nhiễm cúm A/H1N1. Cùng với dịch cúm A/H1N1 thì dịch sốt xuất huyết cũng đang có những diễn biến phức tạp, với hơn 57 nghìn bệnh nhân sốt xuất huyết trên cả nước, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái và có 44 trường hợp tử vong, chủ yếu ở khu vực miền Bắc.

Tình hình cúm A/H1N1 tiếp tục diễn biến phức tạp, số bệnh nhân mắc mới tăng lên từng ngày, trung bình mỗi ngày từ 30 đến 40 người mắc bệnh mới. Hiện dịch tiếp tục lây lan ra cộng đồng với cường độ mạnh hơn, xuất hiện nhiều chùm ca bệnh với số người mắc lớn tập trung chủ yếu ở các trường học. Trong thời gian tới, dịch có thể bùng phát mạnh và số mắc đạt đỉnh vào những tháng cuối năm nay.

Bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội cũng xuất hiện rải rác ngay từ đầu năm, nhưng có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp bắt đầu từ cuối tháng 6, xuất hiện nhiều ổ dịch nhỏ và trung bình ở  tất cả 29 quận huyện. Khoảng 40% đối tượng mắc sốt xuất huyết là hoc sinh, sinh viên, người lao động ngoại tỉnh. Số bệnh nhân mắc bệnh tăng gấp gần 15 lần so với cùng ký năm ngoái. Theo dự báo, trên địa bàn tiếp tục có nguy cơ xuất hiện thêm nhiều ổ dịch mới. Công tác phòng chống dịch còn gặp nhiều khó khăn do, thời tiết đang có diễn biến phức tạp, tình trạng quá tải xảy ra hầu hết trên các bệnh viện, tốc độ đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ…

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo: “Để phòng chống dịch sôta xuất huyết, người dân cần chủ động hơn nữa để cắt được đường lây truyền là muỗi, tăng cường vệ sinh môi trường, đặc biệt là nằm ngủ có màn. Với cúm A/H1N1 trách tiếp xúc với người đi từ vùng dịch, rửa tay kỹ càng, giữ cho mình có một sức khoẻ tốt.”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên