Biên phòng Sơn La thắt chặt nghĩa tình quân dân vùng biên giới

VOV.VN - Trên những thửa ruộng, nương đồi, hay trong từng nếp nhà, lớp học ở vùng cao Sơn La, hình ảnh người lính mang quân hàm xanh luôn hiện hữu. Từ đây, thế trận lòng dân, nghĩa tình quân dân trên dải đất biên cương Tổ quốc ngày càng vững chắc, bền chặt.

“Nương mận quân – dân” là tên gọi thân thuộc mà anh Tếnh Ngọc Thái - người dân ở xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu (Sơn La) và bà con nơi đây nói về mảnh đất cằn cỗi được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Chiềng Tương chung tay ươm trái ngọt. Qua bao mùa cây đơm hoa, kết trái, những người lính quân hàm xanh vẫn luôn đồng hành với bà con trên nương mận này...

Anh Tếnh Ngọc Thái chia sẻ: “Trước đây mình làm ngô, đất dốc nên ngô năng suất thấp. Sau đó được cán bộ Đồn biên phòng Chiềng Tương hỗ trợ trồng cây mận. Trồng mận năng suất, giá trị cao hơn trồng ngô, gia đình có tiền để mở rộng sản xuất, làm nhà”.

Trải qua hơn nửa đời người với cuộc sống bấp bênh vì không biết chữ, vợ chồng ông Giàng Tồng Lâu ở bản Sam Quảng, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp luôn khao khát được đi học. Ước mơ ấy đã trở thành hiện thực khi cán bộ Đồn Biên phòng Mường Lèo, BĐBP tỉnh Sơn La tới tận bản dạy xoá mù chữ; truyền dạy kiến thức, hướng dẫn bà con kinh nghiệm lao động sản xuất...

Ông Giàng Tồng Lâu phấn khởi cho biết: “Năm nay tôi 51 tuổi, già vậy rồi nhưng chưa được đi học. Bây giờ được mở lớp cho chúng tôi thì vợ chồng tôi cố gắng đi học cho biết chữ, để sau bán gà, bán thóc, bán ngô còn biết tính toán”.

Những người lính quân hàm xanh còn trở thành người cha, người anh “đỡ đầu” cho những cô, cậu học trò có hoàn cảnh khó khăn ở vùng biên giới, qua các mô hình “nâng bước em đến trường”, “con nuôi đồn biên phòng”...

Như gia đình anh Vì Văn Tuyền, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu, nhà nghèo, có 3 người con, trong đó con út không may bị khuyết tật, khiến kinh tế gia đình khó càng thêm khó. Khi con đường tới trường của các con tưởng chừng dang dở, gia đình đã nhận được sự hỗ trợ của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Chiềng Tương.

“Gia đình khó khăn lắm, rất mừng được đồn biên phòng hỗ trợ cháu, giúp gia đình có kinh phí trang trải một phần tiền học, tiền sinh hoạt của cháu... để cháu được đi học, được ăn no, mặc ấm”, anh Tuyền nói.

Những chương trình ý nghĩa mang dấu ấn của người lính quân hàm xanh được tổ chức thường niên như Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản, Ngày hội biên phòng toàn dân, Đồng hành cùng phụ nữ biên cương... đã thắt chặt nghĩa tình quân dân vùng biên giới. Trong 5 năm qua, lực lượng bộ đội biên phòng Sơn La còn góp sức xây dựng 16 phòng lớp học, hơn 20 nhà đại đoàn kết; duy trì 25 mô hình “dân vận khéo”... giúp đỡ bà con biên giới.

Đại tá Vũ Đức Tú, Phó Chính uỷ Bộ đội Biên phòng Sơn La cho biết: “Để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ an ninh biên giới quốc gia, với đường biên giới dài, địa bàn hết sức phức tạp và có nhiều khó khăn, chúng tôi đã dựa vào dân, thông qua quần chúng nhân dân là "tai mắt", là chỗ dựa, là cơ sở quan trọng để bộ đội biên phòng hoàn thành nhiệm vụ. Để làm được như vậy, chúng tôi đã có rất nhiều mô hình giúp dân phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả. Qua đó để thể hiện được rằng, bộ đội biên phòng luôn quan tâm, chăm lo, kề vai sát cánh cùng với quần chúng nhân dân. Cũng qua đây, nhân dân sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm, vai trò của mình cùng với bộ đội biên phòng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”.

Thế trận lòng dân vững chắc đã góp sức cùng lực lượng bộ đội biên phòng Sơn La bảo vệ hơn 270 km đường biên giới, đồng thời, làm cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc 6 huyện vùng biên ngày một đổi thay. Hy vọng, màu xanh áo lính sẽ tiếp tục tô điểm cho bức tranh sắc màu ấy.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thắm tình quân dân nơi biên giới Thừa Thiên Huế
Thắm tình quân dân nơi biên giới Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Những ngày này, tại 33 xã, thị trấn biên giới của tỉnh Thừa Thiên Huế, các đơn vị Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương phối hợp tổ chức "Ngày hội Biên phòng toàn dân" kỷ niệm 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989-3/3/2024) và 65 năm Ngày Truyền thống Bội đội Biên phòng (3/3/1959-3/3/2024).

Thắm tình quân dân nơi biên giới Thừa Thiên Huế

Thắm tình quân dân nơi biên giới Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Những ngày này, tại 33 xã, thị trấn biên giới của tỉnh Thừa Thiên Huế, các đơn vị Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương phối hợp tổ chức "Ngày hội Biên phòng toàn dân" kỷ niệm 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989-3/3/2024) và 65 năm Ngày Truyền thống Bội đội Biên phòng (3/3/1959-3/3/2024).

Quân dân đoàn kết bảo vệ biên giới nhờ dân vận khéo
Quân dân đoàn kết bảo vệ biên giới nhờ dân vận khéo

VOV.VN - Với phương châm “mỗi người dân là một cột mốc sống”, những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước đã phối hợp các địa phương phát huy hiệu quả vai trò của nhân dân trong việc cùng tham gia bảo vệ biên giới.

Quân dân đoàn kết bảo vệ biên giới nhờ dân vận khéo

Quân dân đoàn kết bảo vệ biên giới nhờ dân vận khéo

VOV.VN - Với phương châm “mỗi người dân là một cột mốc sống”, những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước đã phối hợp các địa phương phát huy hiệu quả vai trò của nhân dân trong việc cùng tham gia bảo vệ biên giới.

Trạm Quân dân y kết hợp xã Lai Hoà chỗ dựa vững chắc của bà con dân tộc thiểu số
Trạm Quân dân y kết hợp xã Lai Hoà chỗ dựa vững chắc của bà con dân tộc thiểu số

VOV.VN - Những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phát huy hiệu quả hệ thống trạm xá quân dân y kết hợp để chăm sóc sức khỏe cho người dân ở nhiều phum sóc đồng bào Khmer vùng biên giới biển. Các trạm xá này thực sự trở thành “điểm tựa” của người dân, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống dịch bệnh của đồng bào.

Trạm Quân dân y kết hợp xã Lai Hoà chỗ dựa vững chắc của bà con dân tộc thiểu số

Trạm Quân dân y kết hợp xã Lai Hoà chỗ dựa vững chắc của bà con dân tộc thiểu số

VOV.VN - Những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phát huy hiệu quả hệ thống trạm xá quân dân y kết hợp để chăm sóc sức khỏe cho người dân ở nhiều phum sóc đồng bào Khmer vùng biên giới biển. Các trạm xá này thực sự trở thành “điểm tựa” của người dân, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống dịch bệnh của đồng bào.