Biển xâm thực, dân ven biển Quảng Ngãi bất an

VOV.VN - Mưa bão liên tục cộng với triều cường, sóng lớn uy hiếp hàng trăm hộ dân các làng chài ven biển tại tỉnh Quảng Ngãi.

Hơn một tháng nay, hàng trăm hộ dân thôn Phước Thiện, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi luôn phải sống trong cảnh nơm nớp lo lắng. Từng đợt sóng to, triều cường liên tục tấp vào bờ, khoét sâu vào móng nhà.

Bà Nguyễn Thị Cườm cho biết, ngôi nhà cấp 4 của gia đình bà nằm sát mép biển, bị gió bão đánh sập trong cơn bão số 9, cả nhà phải đi tá túc nhờ nhà người thân. Sau mưa bão, bà Cườm cùng con gái cố nhặt nhạnh những gì còn sót lại trên nền nhà đổ nát: "Tình trạng sạt lở ở đây diễn ra nhiều năm nay, năm nào cũng có. Hễ đến mùa đông, bà con dân làng dọc biển cứ đắp kè chống sạt lở miết vậy. Cứ đắp rồi thì sóng biển tấp vô cuốn trôi lại".

Không riêng gì thôn Phước Thiện, nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân các thôn ven biển Thanh Thủy, An Cường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi thường xuyên đối mặt với tình trạng bờ biển bị xâm thực. Năm nay, mức độ xâm thực càng nhanh hơn. Người dân dùng bao cát, cọc tre, gỗ, gạch, đá… gia cố tạm để hạn chế triều cường gây sạt lở, thế nhưng tất cả như muối đổ bể.

Ông Võ Tấn Bốn, thôn An Cường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn cho biết, nhiều gia đình chưa kịp gượng dậy sau bão, nay đứng trước nguy cơ nhà cửa bị xóa sổ: "Năm nay, sóng ăn vào đất liền sâu hơn, tàn phá nhiều hơn. Bây giờ sóng gió tấp vào tới nhà. Nhà cửa chằng chặt vậy nhưng mà cũng bị sụp đổ".

Tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, tình trạng sóng biển xâm thực sạt lở ngày càng nghiêm trọng, gây hư hại nhà cửa và ảnh hưởng cuộc sống người dân ven biển. Nhiều khu vực nước biển ăn sâu vào đất liền cả trăm mét, kéo dài cả cây số. Chính quyền huyện Bình Sơn đã khảo sát, đề xuất phương án xây kè chắn sóng và di dời các hộ dân khu vực xung yếu đến nơi an toàn.

Ông Đỗ Thiết Khiêm, Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: "Về lâu dài, địa phương kiến nghị tỉnh, Trung ương hỗ trợ xây kè chống sạt lở ven biển. Chỉ có xây kè mới chống được sạt lở, đảm bảo đời sống người dân chứ mỗi năm cứ sạt lở thì cư dân sống ven biển rất khó. Trước mắt, những hộ trong khu vực sạt lở không thể ở được, đề nghị tỉnh cho di dời đến tái định cư tại các lô đất trong Khu Kinh tế Dung Quất"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề nghị hỗ trợ hơn 500 tỷ khắc phục hạn hán, ngập mặn
Đề nghị hỗ trợ hơn 500 tỷ khắc phục hạn hán, ngập mặn

VOV.VN -Bộ NN-PTNT vừa có Công văn gửi Bộ Tài chính về việc hỗ trợ 515,3 tỷ đồng kinh phí phòng, chống... hạn hán, xâm nhập mặn năm 2020.

Đề nghị hỗ trợ hơn 500 tỷ khắc phục hạn hán, ngập mặn

Đề nghị hỗ trợ hơn 500 tỷ khắc phục hạn hán, ngập mặn

VOV.VN -Bộ NN-PTNT vừa có Công văn gửi Bộ Tài chính về việc hỗ trợ 515,3 tỷ đồng kinh phí phòng, chống... hạn hán, xâm nhập mặn năm 2020.

Nuôi dê vùng đất ngập mặn cho hiệu quả bất ngờ
Nuôi dê vùng đất ngập mặn cho hiệu quả bất ngờ

VOV.VN - Dê nuôi không tốn thức ăn lại tận dụng được nguồn thực vật tại địa phương nên đã giúp nhiều gia đình khó khăn thoát khỏi hộ nghèo.

Nuôi dê vùng đất ngập mặn cho hiệu quả bất ngờ

Nuôi dê vùng đất ngập mặn cho hiệu quả bất ngờ

VOV.VN - Dê nuôi không tốn thức ăn lại tận dụng được nguồn thực vật tại địa phương nên đã giúp nhiều gia đình khó khăn thoát khỏi hộ nghèo.