Bình Dương: Giáo viên “tố” hiệu phó không làm vẫn nhận lương

VOV.VN - Ngày 1/3, lãnh đạo UBND huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương cho biết, đã nhận được đơn kiến nghị của giáo viên trường THCS Vĩnh Hòa về việc 1 phó hiệu trưởng không làm việc nhưng vẫn nhận lương và các khoản phụ cấp. Vụ việc này được UBND huyện Phú Giáo đang giao cho Thanh tra huyện thành lập tổ công tác xác minh. 

Theo đơn gửi cơ quan chức năng và báo chí, giáo viên trường THCS Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương cho rằng, họ rất bức xúc trước việc ông Vũ Văn Đoàn, phó hiệu trưởng trường này không làm việc mà vẫn nhận lương và các khoản phụ cấp. Mức lương và phụ cấp trong 21 tháng ông Đoàn ở trường đã nhận gần 265 triệu đồng. Mặt khác, ông không làm việc nhưng năm học 2021-2022 vẫn được công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến với tiền khen thưởng 447.000 đồng.

Giáo viên trường THCS Vĩnh Hòa dẫn chứng Điều 7, Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục-Đào tạo ban hành quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, nêu rõ: "Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần. Phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần". Thế nhưng, trong năm học 2021-2022, ông Đoàn không dạy, không có một chữ kí nào ở sổ đầu bài nhưng vẫn được Hiệu trưởng Hoàng Đức Tú duyệt cho 140 tiết trong bảng thừa giờ để đủ chuẩn theo quy định của Thông tư 28/2009. Mỗi tuần, ông Đoàn đến trường vài lần nhưng chỉ ngồi ở cổng bảo vệ chứ không thực hiện nhiệm vụ nào. Riêng kiểm tra thi cử năm học 2021-2022, ông không có mặt. Các nhiệm vụ được Hiệu trưởng giao ông cũng không làm nhưng không bị nhắc nhở.

Trước thắc mắc của giáo viên, ông Hoàng Đức Tú, Hiệu trưởng trường này thông tin, ông Đoàn thuộc biên chế dôi dư của huyện gửi về trường. Tuy nhiên, Khoản 2, Điều 7, Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục- Đào tạo về việc Hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định hướng số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập thì "trường THCS có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo… được bố trí 2 phó hiệu trưởng”. Như vậy, việc ông Đoàn về trường là đúng biên chế vì năm học 2020-2021, trường THCS Vĩnh Hòa có 28 lớp. Sau đó, Hiệu trưởng giải thích, ông Đoàn không có khả năng làm việc nhưng lại không có giấy chứng nhận bệnh nặng. 

Liên quan đến vấn đề này, ngày 01/12/2022, giáo viên trong trường đã gửi đơn kiến nghị đến phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Phú Giáo. Trong đơn, giáo viên trường THCS Vĩnh Hòa còn nêu các vấn đề sai phạm trong công tác quản lí của Ban giám hiệu. Cụ thể là việc dạy học thêm trái quy định, xếp lớp chuyên, lớp chọn trong trường đại trà; làm sai thừa giờ, ký thay chữ ký trong bảng kê khai thừa giờ năm học 2021-2022…

Từ đơn kiến nghị, phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Phú Giáo đã tổ chức đoàn xác minh từ ngày 28/11 đến 13/12/2022. Sau đó, ngày 19/12/2022, phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Phú Giáo có văn bản số 185/TL-PGDĐT do ông Đặng Thanh Tuấn, Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện trả lời giáo viên trường. Nội dung văn bản trả lời như sau: "Về trường hợp 1 phó hiệu trưởng của trường không trực tiếp giảng dạy và thực hiện ngày, giờ công chưa đảm bảo quy định. Kết quả xác minh nội dung phản ánh theo đơn đúng"; "Việc ký thay chữ ký trong bảng kê khai thừa giờ năm học 2020-2021. Nội dung phản ánh đúng". Đối với một số nội dung khác của giáo viên về việc ban giám hiệu nhà trường có nhiều sai phạm trong công tác quản lý, Phòng đang tiếp tục xử lí các sai phạm (nếu có) theo quy định.

Sau khi kiểm tra và có văn bản trả lời nhưng chưa thấy phòng Giáo dục-Đào tạo huyện giải quyết thì ngày 26/12/2022, giáo viên trường THCS Vĩnh Hòa tiếp tục gửi đơn đề nghị UBND huyện Phú Giáo tiếp tục xác minh, giải quyết.

Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Thanh Tuấn, Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Phú Giáo cho biết, phòng đang tiến hành các bước xử lí vụ việc theo quy định thì được UBND huyện yêu cầu ngưng để Thanh tra huyện làm cho khách quan, không bị nói là bao che. 

Còn bà Trần Hồng Dung, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo thì cho biết, vụ việc đang được Thanh tra huyện xác minh, làm rõ. Khi có kết quả sẽ có văn bản trả lời cho giáo viên trường và báo chí./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tạm đình chỉ công tác nam giáo viên bị tố “đụng chạm” nữ sinh lớp 5
Tạm đình chỉ công tác nam giáo viên bị tố “đụng chạm” nữ sinh lớp 5

VOV.VN - UBND huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã quyết định tạm đình chỉ công tác đối với nam giáo viên bị tố có hành vi “đụng chạm” với nữ sinh lớp 5.  

Tạm đình chỉ công tác nam giáo viên bị tố “đụng chạm” nữ sinh lớp 5

Tạm đình chỉ công tác nam giáo viên bị tố “đụng chạm” nữ sinh lớp 5

VOV.VN - UBND huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã quyết định tạm đình chỉ công tác đối với nam giáo viên bị tố có hành vi “đụng chạm” với nữ sinh lớp 5.  

Bộ GD-ĐT lên tiếng về việc cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên NXB Giáo dục bị khởi tố
Bộ GD-ĐT lên tiếng về việc cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên NXB Giáo dục bị khởi tố

VOV.VN - Bộ GD-ĐT cho biết cơ quan này đang và sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra một số nội dung khác có liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Bộ GD-ĐT lên tiếng về việc cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên NXB Giáo dục bị khởi tố

Bộ GD-ĐT lên tiếng về việc cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên NXB Giáo dục bị khởi tố

VOV.VN - Bộ GD-ĐT cho biết cơ quan này đang và sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra một số nội dung khác có liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Thiếu giáo viên ở huyện đảo Cô Tô: Cô giáo dạy cả mầm non và tiểu học
Thiếu giáo viên ở huyện đảo Cô Tô: Cô giáo dạy cả mầm non và tiểu học

VOV.VN - Sắp hết học kỳ I năm học 2022-2023, tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa hoàn toàn được khắc phục ở nhiều địa phương, trong đó có huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh. Dù đã có nhiều phương án điều động, bổ sung nhân lực nhưng hiện tỷ lệ giáo viên/lớp còn thấp, nhiều giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều lớp, nhiều trường, công tác xa gia đình... 

Thiếu giáo viên ở huyện đảo Cô Tô: Cô giáo dạy cả mầm non và tiểu học

Thiếu giáo viên ở huyện đảo Cô Tô: Cô giáo dạy cả mầm non và tiểu học

VOV.VN - Sắp hết học kỳ I năm học 2022-2023, tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa hoàn toàn được khắc phục ở nhiều địa phương, trong đó có huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh. Dù đã có nhiều phương án điều động, bổ sung nhân lực nhưng hiện tỷ lệ giáo viên/lớp còn thấp, nhiều giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều lớp, nhiều trường, công tác xa gia đình...