Bình Dương trao "cần câu" giúp nhiều hộ thoát nghèo bền vững

VOV.VN - Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo an sinh xã hội, những năm qua, Bình Dương đã có nhiều chính sách, cách làm hay như dạy nghề, tạo việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi… Từ việc "cho không" sang hỗ trợ có điều kiện đã giúp nâng cao ý thức thoát nghèo của người dân.

Trao “cần câu” hơn là trao "con cá"

Nhìn vào cuộc sống hiện nay, anh Huỳnh Ngọc Tuấn (42 tuổi, ngụ phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) cứ ngỡ là mơ. Cách đây 16 năm, từ một chàng trai lành lặn, anh bị tai nạn giao thông cướp đi đôi mắt và cũng từ đó gia đình kiệt quệ vì chạy chữa thuốc thang cho anh. Sau một thời gian chìm trong đau khổ, anh quyết tâm làm lại cuộc đời để vơi bớt gánh nặng cho vợ và 2 con. Ban đầu, anh vay vốn hộ nghèo mua bò về chăn thả, sau đó xin đi học nghề xoa bóp, bấm huyệt. Có nghề trong tay, anh mạnh dạn vay 22 triệu đồng vốn vay ưu đãi dành cho hộ nghèo để cùng với bạn mở cơ sở xoa bóp của người mù. Nhờ lượng khách ổn định, thu nhập mỗi tháng tăng lên nên cuộc sống gia đình đỡ vất vả. Giờ đây, gia đình anh không còn là hộ nghèo theo tiêu chí Trung ương và đang từng bước thoát nghèo theo tiêu chí của tỉnh.

Anh Huỳnh Ngọc Tuấn cho biết, sự “đổi vận” của gia đình là nhờ các chính sách hỗ trợ: “Tôi tính trong vòng 1 - 2 năm tới sẽ cố gắng gom vốn mở tạp hóa nhỏ cho bà xã buôn bán và đưa con đi học, lúc đó sẽ thoát nghèo. Nếu được cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn cao hơn một xíu để dễ đầu tư kinh doanh tốt hơn”.

Ở những giai đoạn trước, Bình Dương chú trọng hỗ trợ trực tiếp, không điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như xây, sửa chữa hàng ngàn căn nhà đại đoàn kết; hỗ trợ lương thực thực phẩm; trao sổ tiết kiệm, dạy nghề miễn phí... Nhưng giai đoạn này, Bình Dương chuyển sang việc hỗ trợ có điều kiện, có hoàn trả thông qua việc cho vay vốn phát triển kinh tế, cho học sinh, sinh viên vay, chuyển giao mô hình sản xuất kinh doanh... Đây là cách làm thay vì cho “con cá” thì trao “cần câu” để nâng cao ý thức trách nhiệm, khơi gợi động viên ý chí tự vươn lên, vượt qua khó khăn để thoát nghèo bền vững của các hộ nghèo. Cũng nhờ chính sách này, nhiều người nghèo ở Bình Dương đã thoát nghèo bền vững, không có hộ tái nghèo.

Khơi dậy niềm tin, ý chí vươn lên 

Nhờ cách làm sáng tạo, vận dụng hiệu quả chính sách của Đảng, Nhà nước, giai đoạn 2016-2021, toàn tỉnh Bình Dương đã giảm được 4.958 hộ nghèo. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo ở Bình Dương chỉ còn 1,23%, tương đương 4.093 hộ trên tổng số hộ nhân dân; hộ cận nghèo còn 0,89%, tức là còn khoảng 2.960 hộ.

Sau đại dịch Covid-19, với sự tác động mạnh mẽ về kinh tế khiến nhiều hộ gia đình ở Bình Dương gặp khó khăn nhưng không được thụ hưởng các chính sách, do đó, tỉnh đã nâng mức chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025 về thu nhập cao hơn mức chuẩn Trung ương khoảng 1,4 lần. Đây là giải pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội, giúp hộ có hoàn cảnh khó khăn được thụ hưởng chính sách giảm nghèo, đồng thời, giúp người nghèo "không bị bỏ lại phía sau".

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang tổng điều tra, rà soát hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới, dự kiến số hộ nghèo sẽ tăng lên khoảng 8.000 hộ, cận nghèo 5.000 hộ. Số hộ nghèo tăng lên đồng nghĩa với việc Bình Dương phải tiếp tục chăm lo để họ có điều kiện tốt nhất vươn lên thoát nghèo, trong đó hỗ trợ vay vốn tín dụng chính sách được xem là giải pháp trọng tâm. 

Ông Nguyễn Bá Phương, Phó giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Bình Dương cho biết, mỗi năm, nguồn vốn ngân hàng cho các đối tượng vay không ngừng tăng. Bình Dương còn 8.608 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo đang vay vốn. Để vốn vay đến đúng đối tượng và phát huy hiệu quả, việc cho vay được thực hiện theo quy trình 3 bước.

 “Trước khi cho vay các đối tượng thụ hưởng phải được bình xét công khai từ cơ sở và được phê duyệt từ UBND cấp xã. Trong khi cho vay Ngân hàng chính sách xã hội sẽ kiểm tra, giám sát về thủ tục hồ sơ, pháp lý. Sau khi cho vay, các tổ chức chính trị - xã hội nhận phát tiền như HĐND, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Cựu chiến binh… sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên, đột xuất, nhờ đó mà nguồn vốn chính sách phát huy được hiệu quả kinh tế”, ông Nguyễn Bá Phương cho hay.

Ngoài việc hỗ trợ bằng vật chất thì sự động viên bằng tinh thần cũng là cách làm sáng tạo ở Bình Dương. Thông qua các mô hình như: “Một cán bộ kèm một hộ nghèo”, “Cán bộ, đảng viên giúp hộ nghèo”... cán bộ, đảng viên thường xuyên hỏi thăm, chia sẻ, động viên người nghèo vượt qua mặc cảm, vươn lên thoát nghèo. Bình Dương cũng chủ động rà soát, đưa hộ nghèo không có khả năng lao động vào danh sách hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng để họ có điều kiện sống tốt hơn. 

Với một nửa dân số là người nhập cư, Bình Dương không chỉ chăm lo người dân địa phương mà còn hỗ trợ, ưu tiên chính sách cho người nghèo các tỉnh về đây sinh sống, làm việc. Chỉ cần họ có giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo tại quê nhà sẽ được hưởng đầy đủ các chính sách. Đó cũng là cách làm để từng bước xóa nghèo và thể hiện một phần trách nhiệm của Bình Dương chăm lo những người đã đóng góp sức lực, trí tuệ để địa phương ngày càng phát triển.

Bên cạnh những người từng ngày, từng giờ miệt mài lao động để vươn lên để thoát cái tên “hộ nghèo” thì vẫn còn những trường hợp ỷ lại vào chính sách.

Ông Trịnh Đức Tài, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết: “Chính quyền địa phương cũng có nhiều biện pháp, động viên, đề nghị họ cố gắng và tạo mọi điều kiện. Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cũng chỉ đạo làm sao để địa phương, các đoàn thể, mặt trận động viên và cũng có các giải pháp mạnh hơn để người dân cố gắng, đặc biệt là những trường hợp khỏe mạnh để vươn lên thoát nghèo”.

Có thể thấy, kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo ở Bình Dương là nhờ vào sự vận dụng tốt chính sách chung, sáng tạo trong cách làm, nhưng quan trọng nhất vẫn là việc vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức và xây dựng cho người dân quyết tâm tự lực vươn lên thoát khỏi cái tên "hộ nghèo"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Thắp lửa” nơi đại ngàn: Đảng viên tiên phong xóa nghèo
“Thắp lửa” nơi đại ngàn: Đảng viên tiên phong xóa nghèo

VOV.VN - Bên cạnh việc gương mẫu đi đầu, đảng viên và các gia đình đảng viên là những nhân tố tích cực tạo nên sự đổi thay ở bản làng, xây dựng hệ ý thức trong giai đoạn mới. Họ chính là những người mở đường, mở lối nơi đại ngàn.

“Thắp lửa” nơi đại ngàn: Đảng viên tiên phong xóa nghèo

“Thắp lửa” nơi đại ngàn: Đảng viên tiên phong xóa nghèo

VOV.VN - Bên cạnh việc gương mẫu đi đầu, đảng viên và các gia đình đảng viên là những nhân tố tích cực tạo nên sự đổi thay ở bản làng, xây dựng hệ ý thức trong giai đoạn mới. Họ chính là những người mở đường, mở lối nơi đại ngàn.

Khát vọng vươn lên thoát nghèo của người phụ nữ Dao
Khát vọng vươn lên thoát nghèo của người phụ nữ Dao

VOV.VN - Không cam chịu cảnh đói nghèo khi gia đình có sẵn đồi đất, chị Lò Lở Mẩy, một phụ nữ dân tộc Dao, ở thôn Chu Cang Hồ, xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã kiên trì thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ trồng trọt.

Khát vọng vươn lên thoát nghèo của người phụ nữ Dao

Khát vọng vươn lên thoát nghèo của người phụ nữ Dao

VOV.VN - Không cam chịu cảnh đói nghèo khi gia đình có sẵn đồi đất, chị Lò Lở Mẩy, một phụ nữ dân tộc Dao, ở thôn Chu Cang Hồ, xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã kiên trì thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ trồng trọt.

Giảm nghèo đa chiều ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức 
Giảm nghèo đa chiều ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức 

VOV.VN - Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới khi đã hoàn thành sớm mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về xoá đói, giảm nghèo, là nước đầu tiên trong khu vực châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều trong đánh giá, xây dựng chính sách giảm nghèo bền vững.

Giảm nghèo đa chiều ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức 

Giảm nghèo đa chiều ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức 

VOV.VN - Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới khi đã hoàn thành sớm mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về xoá đói, giảm nghèo, là nước đầu tiên trong khu vực châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều trong đánh giá, xây dựng chính sách giảm nghèo bền vững.