Bộ đội gắn bó nghĩa tình với đồng bào các tôn giáo

VOV.VN - Tại buổi họp mặt chức sắc, chức việc các tôn giáo do Bộ Tư lệnh Quân khu 7 vừa được tổ chức tại TP.HCM, nhiều đại biểu khẳng định: các LLVT Quân khu 7 đã thực hiện tốt công tác dân vận, nhất là ở vùng đồng bào có đạo thông qua nhiều mô hình hay, thể hiện rõ nét phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ gắn bó nghĩa tình với nhân dân.

Trên địa bàn Quân khu 7 hiện có 15 tôn giáo đang hoạt động với hơn 10 triệu tín đồ, chiếm 44,9% dân số. Trong năm 2022, Cục Chính trị Quân khu 7 đã biên soạn các chuyên đề về dân tộc, tôn giáo, phối hợp các tỉnh ủy, thành ủy tuyên truyền cho cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên địa bàn; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức tốt các hoạt động dân vận trong các dịp lễ trọng của các tổ chức tôn giáo, cũng như hỗ trợ tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ các tôn giáo lớn trên địa bàn.

Thông qua những buổi hành lễ trong các cơ sở tôn giáo, cơ quan quân sự các địa phương và các vị chức sắc, chức việc đã tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng an ninh, Luật Nghĩa vụ Quân sự, Luật An ninh mạng... cho bà con giáo dân, nhất là giới trẻ, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi công dân, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Năm 2023, trên địa bàn Quân khu 7 có trên 3.900 thanh niên là tín đồ các tôn giáo nhập ngũ, chiếm tỷ lệ hơn 24%. Hàng năm, Quân khu kết nạp Đảng cho 20 đồng chí là quân nhân có đạo; hiện, LLVT Quân khu 7 có 221 đảng viên là người có đạo đang công tác. Các đơn vị thường xuyên tổ chức các hoạt động “Vui cùng Giáng sinh”, “Kính mừng Lễ Phật đản, Lễ Vu lan” cho quân nhân các tôn giáo; động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, chiến sĩ là tín đồ các tôn giáo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trung tướng Trần Hoài Trung, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 7 khẳng định, kết quả đạt được của LLVT Quân khu trong năm 2022 có vai trò và sự đóng góp to lớn của các vị chức sắc, chức việc tôn giáo trong việc tuyên truyền, vận động bà con có đạo tin tưởng, đồng thuận với chính quyền. Thông qua những công trình thắm đượm tình nghĩa quân - dân được xây dựng đã giúp cuộc sống của đồng bào ngày càng được cải thiện. Riêng năm 2022, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 hỗ trợ, phối hợp các đơn vị, địa phương xây 378 nhà tình nghĩa, 57 công trình văn hóa, thể thao… phục vụ bà con, với tổng kinh phí 41 tỷ đồng.

Trung tướng Trần Hoài Trung, Chính ủy Quân khu 7 cho biết: “Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai – căn cứ chiến khu Đ, nơi có rất đông đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo sinh sống, lần đầu tiên đồng bào có điện, có đường, yên tâm phấn khởi lao động sản xuất, ổn định cuộc sống. Một ấp 4 của xã Mã Đà có 600 hộ dân, nằm ngay trong căn cứ chiến khu Đ, sát Thủy điện Trị An mà 47 năm từ ngày giải phóng đến giờ mới có điện. Quân khu vào cùng địa phương làm 14 km đường để đồng bào có đường giao thông. Đó là những việc làm rất tình nghĩa”.

Tham dự họp mặt, các chức sắc, chức việc tôn giáo ở TP.HCM và 8 tỉnh trên địa bàn Quân khu 7 mong muốn mối quan hệ đoàn kết quân-dân ngày càng gắn bó mật thiết, xây dựng thế trận lòng dân và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Mục sư Trần Thanh Truyện, Hội trưởng Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm Việt Nam kỳ vọng: “Quân khu 7 có 9 tỉnh, thành và TP.HCM là TP trung tâm, cho nên cần tăng tính vượt trội, năng động sáng tạo với vai trò đầu tàu. Cần phát triển cơ sở hạ tầng, nhựa hóa đường nông thôn, đó là cách làm giàu nhanh nhất và hiệu quả nhất; xử lý triệt để tình trạng ngập úng, ô nhiễm môi trường. Các khó khăn vướng mắc cần được cương quyết tháo gỡ để xây dựng các TP thuộc Quân khu 7 là những thành phố thông minh, đô thị sáng tạo”.

Theo ông Vũ Hoài Bắc, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, bên cạnh những hoạt động được triển khai một cách toàn diện, đồng bộ và hiệu quả cao, nét nổi bật là Quân khu 7 đã phát huy được nguồn lực từ các tổ chức tôn giáo để phục vụ cho nhiệm vụ phát triển văn hóa xã hội, kinh tế của đất nước.

“Những mô hình của Quân khu 7 triển khai trong thời gian qua, đặc biệt là liên quan đến thể thao, phát triển thể chất ở những khu vực đông đồng bào tín đồ tôn giáo, vừa tạo sức khỏe thể chất, vừa kết nối về tinh thần giữa tín đồ, người dân đối với ban chỉ huy quân sự các cấp. Qua đó tạo được mối quan hệ gắn bó keo sơn, thể hiện ý nghĩa nhân văn”, ông Vũ Hoài Bắc cho hay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo trong thời kỳ hội nhập
Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo trong thời kỳ hội nhập

VOV.VN - Sáng 11/2, tại TP.HCM, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) Việt Nam phối hợp cùng Chùa Minh Đạo, Quận 3 tổ chức khai giảng khóa bồi dưỡng kiến thức bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Phật giáo cho chư tôn đức Tăng Ni, chức sắc, chức việc và trụ trì các cơ sở tôn giáo Phật giáo tại Thành phố.

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo trong thời kỳ hội nhập

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo trong thời kỳ hội nhập

VOV.VN - Sáng 11/2, tại TP.HCM, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) Việt Nam phối hợp cùng Chùa Minh Đạo, Quận 3 tổ chức khai giảng khóa bồi dưỡng kiến thức bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Phật giáo cho chư tôn đức Tăng Ni, chức sắc, chức việc và trụ trì các cơ sở tôn giáo Phật giáo tại Thành phố.

33 tổ chức tôn giáo ký kết bảo vệ môi trường tại TP.HCM
33 tổ chức tôn giáo ký kết bảo vệ môi trường tại TP.HCM

VOV.VN - Chiều 29/12, tại TP.HCM, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM phối hợp Sở Tài nguyên Môi trường Thành phố và đại diện 33 tổ chức tôn giáo trên địa bàn đã ký kết thực hiện bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2026.

33 tổ chức tôn giáo ký kết bảo vệ môi trường tại TP.HCM

33 tổ chức tôn giáo ký kết bảo vệ môi trường tại TP.HCM

VOV.VN - Chiều 29/12, tại TP.HCM, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM phối hợp Sở Tài nguyên Môi trường Thành phố và đại diện 33 tổ chức tôn giáo trên địa bàn đã ký kết thực hiện bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2026.

Bảo tồn mộc bản Phật giáo ở Huế
Bảo tồn mộc bản Phật giáo ở Huế

VOV.VN - Là vùng đất lưu giữ nhiều dấu ấn của Phật giáo, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 13 ngôi chùa đang gìn giữ hệ thống mộc bản Phật giáo đồ sộ với gần 3.000 bản khắc được thống kê và phân loại.

Bảo tồn mộc bản Phật giáo ở Huế

Bảo tồn mộc bản Phật giáo ở Huế

VOV.VN - Là vùng đất lưu giữ nhiều dấu ấn của Phật giáo, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 13 ngôi chùa đang gìn giữ hệ thống mộc bản Phật giáo đồ sộ với gần 3.000 bản khắc được thống kê và phân loại.