Bộ GD-ĐT chốt phương án thi tốt nghiệp THPT với 4 môn, Ngoại ngữ không bắt buộc

VOV.VN - Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 được lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành ngày 28/11 gồm 4 môn, trong đó, hai môn thi bắt buộc gồm Toán và Ngữ văn.

Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 2025 chỉ có hai môn bắt buộc là Toán và Văn. Thí sinh sẽ thi thêm hai môn lựa chọn từ các môn Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ, cũng theo hình thức trắc nghiệm. Trong đó môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn khác thi theo hình thức trắc nghiệm.

Như vậy, dù là môn học bắt buộc ở cấp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, Ngoại ngữ và Lịch sử được xếp vào nhóm môn thi lựa chọn.

Về nội dung thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ bám sát mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 bởi thí sinh dự kỳ thi này từ năm 2025 đã học hoàn toàn theo chương trình này. Đề thi theo hướng tăng cường đánh giá năng lực. Tới đây, Bộ sẽ công bố đề tham khảo các môn.

Phương thức xét công nhận tốt nghiệp THPT 2025 sẽ kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp.

Bộ cũng sẽ giữ ổn định thi tốt nghiệp THPT trên giấy đến năm 2030, song song với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; sau năm 2030 từng bước thí điểm thi trên máy tính với các môn trắc nghiệm ở những nơi đủ điều kiện.

Trước đó, Bộ GD-ĐT đưa ra 3 phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025:

Phương án 1: Lựa chọn: 2 + 2: thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 ( Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ).  

Phương án 2: Lựa chọn: 3 + 2: môn thi bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Phương án 3: Lựa chọn: 4 + 2: 4 môn thi bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 .

Trong đó, Bộ GD-ĐT đề xuất thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo phương án 1. 

Bộ GD-ĐT cho rằng, nếu thi theo phương án này, các thí sinh sẽ chỉ còn thi 4 môn (hiện nay thi 6 môn). Theo đó, đảm bảo những yêu cầu là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội; số buổi thi giảm 1 buổi còn 3 buổi gọn nhẹ hơn, giảm áp lực và đỡ tốn kém cho xã hội.

Phương án thi này cũng không gây ra sự mất cân bằng giữa việc chọn khối khoa học xã hội nhiều hơn khoa học tự nhiên như hiện nay. Tạo điều kiện giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường theo đúng mục tiêu Chương trình GDPT 2018.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn 2 trong số 9 môn học để thi, sẽ có 36 cách thức lực chọn khác nhau, tạo điều kiện để thí sinh lự chọn môn thi phù hợp với định hướng nghề nghiệp, năng lực, sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của thí sinh. 

Theo Bộ GD-ĐT, mục đích tổ chức thi theo phương án này nhằm đánh giá đúng kết quả học tập của người chọ theo mục tiêu của Chương trình GDPT 2018; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT, cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. 

Đề thi theo hướng tăng cường đánh giá năng lực, phù hợp với quy định và lộ trình triển khai Chương trình GDPT  2018.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ GD-ĐT lý giải đề xuất đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Bộ GD-ĐT lý giải đề xuất đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện

VOV.VN - Việc đưa vào để quy định chính là làm sao đảm bảo ngăn chặn được những trường hợp dạy thêm học thêm không đúng theo nguyện vọng mong muốn của chính bản thân các em học sinh - ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học.

Bộ GD-ĐT lý giải đề xuất đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Bộ GD-ĐT lý giải đề xuất đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện

VOV.VN - Việc đưa vào để quy định chính là làm sao đảm bảo ngăn chặn được những trường hợp dạy thêm học thêm không đúng theo nguyện vọng mong muốn của chính bản thân các em học sinh - ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học.

Đổi mới giáo dục, đào tạo cần tiếp cận nhu cầu hội nhập quốc tế
Đổi mới giáo dục, đào tạo cần tiếp cận nhu cầu hội nhập quốc tế

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng đổi mới giáo dục, đào tạo cần cách tiếp cận liên ngành, gắn với yêu cầu của xã hội, nền kinh tế cũng như nhu cầu hội nhập quốc tế hiện nay.

Đổi mới giáo dục, đào tạo cần tiếp cận nhu cầu hội nhập quốc tế

Đổi mới giáo dục, đào tạo cần tiếp cận nhu cầu hội nhập quốc tế

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng đổi mới giáo dục, đào tạo cần cách tiếp cận liên ngành, gắn với yêu cầu của xã hội, nền kinh tế cũng như nhu cầu hội nhập quốc tế hiện nay.

Dạy thêm là nghề kinh doanh có điều kiện: Cần có quy định rất cụ thể
Dạy thêm là nghề kinh doanh có điều kiện: Cần có quy định rất cụ thể

VOV.VN - Nhiều chuyên gia, phụ huynh đồng tình với đề xuất quy định dạy thêm là nghề kinh doanh có điều kiện, song cần những quy định rất cụ thể về điều kiện tổ chức, nội dung giảng dạy...

Dạy thêm là nghề kinh doanh có điều kiện: Cần có quy định rất cụ thể

Dạy thêm là nghề kinh doanh có điều kiện: Cần có quy định rất cụ thể

VOV.VN - Nhiều chuyên gia, phụ huynh đồng tình với đề xuất quy định dạy thêm là nghề kinh doanh có điều kiện, song cần những quy định rất cụ thể về điều kiện tổ chức, nội dung giảng dạy...

Từ 1/1/2024, sinh viên học ngành pháp y, tâm thần được miễn học phí
Từ 1/1/2024, sinh viên học ngành pháp y, tâm thần được miễn học phí

VOV.VN -Từ 1/1/2024, Nhà nước hỗ trợ toàn bộ học phí, chi phí sinh hoạt đối với người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu.

Từ 1/1/2024, sinh viên học ngành pháp y, tâm thần được miễn học phí

Từ 1/1/2024, sinh viên học ngành pháp y, tâm thần được miễn học phí

VOV.VN -Từ 1/1/2024, Nhà nước hỗ trợ toàn bộ học phí, chi phí sinh hoạt đối với người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu.

Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024 có gì mới?
Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024 có gì mới?

VOV.VN - Chiều nay (24/11), Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2023, dự thảo kế hoạch kỳ thi này năm 2024 và định hướng năm 2025. 

Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024 có gì mới?

Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024 có gì mới?

VOV.VN - Chiều nay (24/11), Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2023, dự thảo kế hoạch kỳ thi này năm 2024 và định hướng năm 2025. 

Có nên bỏ kỳ thi “2 trong 1”, khôi phục thi đại học?
Có nên bỏ kỳ thi “2 trong 1”, khôi phục thi đại học?

VOV.VN - Những cơn mưa điểm 10 của kỳ thi 3 chung khiến điểm chuẩn vào Đại học trở nên khó lường. Những đề thi trắc nghiệm gây nhiều tranh cãi? Tình trạng gian lận thi cử tại một số địa phương khó kiểm soát…

Có nên bỏ kỳ thi “2 trong 1”, khôi phục thi đại học?

Có nên bỏ kỳ thi “2 trong 1”, khôi phục thi đại học?

VOV.VN - Những cơn mưa điểm 10 của kỳ thi 3 chung khiến điểm chuẩn vào Đại học trở nên khó lường. Những đề thi trắc nghiệm gây nhiều tranh cãi? Tình trạng gian lận thi cử tại một số địa phương khó kiểm soát…