Bộ GD-ĐT đề xuất quy định mới về tuyển dụng giáo viên

VOV.VN - Một trong những điểm mới quan trọng trong dự thảo Luật Nhà giáo là giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo.

Trong dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất Bộ này và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý trình cấp có thẩm quyền quyết định; ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển dụng, nội dung thực hành sư phạm trong thi/xét tuyển nhà giáo; điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao.

Các cơ quan quản lý giáo dục dục chủ trì (hoặc phân cấp cho cơ sở giáo dục) thực hiện tuyển dụng, điều động, bố trí, đánh giá, bổ nhiệm nhà giáo.

Dự thảo Luật quy định việc bổ nhiệm do cơ quan quản lý giáo dục chủ trì tham mưu hoặc quyết định hoặc công nhận theo thẩm quyền được giao.

Như vậy, điểm mới quan trọng trong dự thảo Luật Nhà giáo là giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo.

Về quy định tuyển dụng nhà giáo cũng cần đáp ứng các yêu cầu đặc thù nghề nghiệp. Quy định về tuyển dụng nhà giáo trong dự thảo luật đặt ra một số yêu cầu nhằm đáp ứng đặc thù nghề nghiệp của nhà giáo khác với viên chức các ngành, lĩnh vực khác (nhà giáo công lập), khác với người lao động thuần túy (nhà giáo ngoài công lập).

Trong đó, một nội dung điều chỉnh quan trọng trong tuyển dụng nhà giáo là: Phương thức tuyển dụng thông qua xét tuyển hoặc thi tuyển, trong đó phải có thực hành sư phạm. Yêu cầu tuyển dụng nhà giáo phải có thực hành sư phạm sẽ giúp gia tăng chất lượng chuyên môn của người được tuyển dụng làm nhà giáo, lựa chọn được đúng người vào nghề.

Dự thảo cũng quy định chính sách thu hút nhà giáo trong tuyển dụng và quy định rõ những người không được đăng ký tuyển dụng.

Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện, quy trình, thủ tục, đối tượng ưu tiên, hình thức, nội dung thi tuyển và xét tuyển nhà giáo; tuyển dụng đặc cách nhà giáo; tuyển dụng nhà giáo là người nước ngoài.

Đại diện Ban soạn thảo cho rằng, dự thảo Luật Nhà giáo quy định tường minh hơn về các tình huống sử dụng nhà giáo gắn với đặc trưng cấp học và trình độ đào tạo bao gồm: điều động, biệt phái, thuyên chuyển, dạy liên trường, liên cấp.

Các chính sách này, nhất là điều động nhà giáo được kỳ vọng là giải pháp để tháo gỡ vấn đề thừa, thiếu giáo viên cục bộ trong thời gian vừa qua ở các cấp học mầm non, phổ thông.

Theo dự thảo Luật, trường hợp điều động nhà giáo từ cơ sở giáo dục công lập sang cơ quan quản lý giáo dục thì được bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo trong thời hạn tối đa 12 tháng. Sau thời gian bảo lưu thì thực hiện theo các chế độ, chính sách của vị trí công việc mới.

Không thực hiện điều động nhà giáo đối với nhà giáo nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, nhà giáo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhà giáo có vợ hoặc chồng đang làm nhiệm vụ ở vùng biên giới, hải đảo trừ trường hợp nhà giáo có nguyện vọng; Nhà giáo thuộc các trường hợp quy định chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng và pháp luật có liên quan.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao Bộ GDĐT đề xuất không công khai sai phạm nhà giáo khi chưa có kết luận?
Vì sao Bộ GDĐT đề xuất không công khai sai phạm nhà giáo khi chưa có kết luận?

VOV.VN - Một trong những điểm mới của dự thảo Luật Nhà giáo được Bộ GD-ĐT đưa ra lần này là không được công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với nhà giáo.

Vì sao Bộ GDĐT đề xuất không công khai sai phạm nhà giáo khi chưa có kết luận?

Vì sao Bộ GDĐT đề xuất không công khai sai phạm nhà giáo khi chưa có kết luận?

VOV.VN - Một trong những điểm mới của dự thảo Luật Nhà giáo được Bộ GD-ĐT đưa ra lần này là không được công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với nhà giáo.

Thị trường tư vấn du học vẫn còn nhiều bất cập, tư vấn thiếu minh bạch
Thị trường tư vấn du học vẫn còn nhiều bất cập, tư vấn thiếu minh bạch

VOV.VN - Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, thị trường tư vấn du học hiện vẫn còn một số tồn tại như tổ chức hoạt động không có giấy phép, tư vấn không minh bạch, gây thiệt hại cho học sinh và phụ huynh, vi phạm về thu phí không đúng quy định; du học trá hình…

Thị trường tư vấn du học vẫn còn nhiều bất cập, tư vấn thiếu minh bạch

Thị trường tư vấn du học vẫn còn nhiều bất cập, tư vấn thiếu minh bạch

VOV.VN - Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, thị trường tư vấn du học hiện vẫn còn một số tồn tại như tổ chức hoạt động không có giấy phép, tư vấn không minh bạch, gây thiệt hại cho học sinh và phụ huynh, vi phạm về thu phí không đúng quy định; du học trá hình…

Bộ GD-ĐT thông tin về đề xuất cộng điểm thi lớp 10 cho con cán bộ cách mạng
Bộ GD-ĐT thông tin về đề xuất cộng điểm thi lớp 10 cho con cán bộ cách mạng

VOV.VN - Trước những ý kiến trái chiều, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông tin phản hồi lý giải việc đề xuất cộng điểm ưu tiên thi vào lớp 10 cho con của những người hoạt động cách mạng trước năm 1945.

Bộ GD-ĐT thông tin về đề xuất cộng điểm thi lớp 10 cho con cán bộ cách mạng

Bộ GD-ĐT thông tin về đề xuất cộng điểm thi lớp 10 cho con cán bộ cách mạng

VOV.VN - Trước những ý kiến trái chiều, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông tin phản hồi lý giải việc đề xuất cộng điểm ưu tiên thi vào lớp 10 cho con của những người hoạt động cách mạng trước năm 1945.