Bố thắc mắc về chương trình học, con bị nhà trường thông báo “dừng đào tạo”

VOV.VN - Mới đây, Báo Điện tử VOV nhận được đơn khiếu nại của phụ huynh Nguyễn Đăng Bằng (Đông Anh, Hà Nội) phản ánh về việc Trường THPT Ngô Quyền (Đông Anh, Hà Nội) ra quyết định “dừng đào tạo” với học sinh Nguyễn Ngọc Hương.

Trong đơn thư, ông Nguyễn Đăng Bằng cho biết, ngày 10/8/2024, ký thay hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền (Đông Anh, Hà Nội) là ông Nguyễn Như Tuân đã ký, đóng dấu quyết định dừng đào tạo đối với học sinh Nguyễn Ngọc Hương – con gái ông Nguyễn Đăng Bằng.

Trong quyết định này, lý do dừng đạo tạo là “Nhà trường không đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu đào tạo theo yêu cầu của phụ huynh học sinh”. Thời gian dừng đào tạo từ ngày 10/8/2024.

Phản ánh đến báo chí, ông Nguyễn Đăng Bằng cho biết: “Ngày 7/7/2024, Hội cha mẹ học sinh lớp 11A5 được Ban Giám hiệu Trường THPT Ngô Quyền mời đến trường trao đổi về định hướng tổ chức lớp 12A5 chất lượng cao năm học 2024-2025. Ban Giám hiệu nhà trường chỉ nói chung chung về định hướng của lớp chất lượng cao và có đề nghị phụ huynh chúng tôi làm đơn đăng ký cho con em mình vào lớp chất lượng cao, chúng tôi rất ủng hộ chương trình này của nhà trường và đã làm đơn đăng ký cho con mình. 

Tuy nhiên, do còn một số vấn đề vẫn thắc mắc nên hội phụ huynh học sinh có đề nghị tôi thay mặt lên lịch hẹn gặp với nhà trường để trao đổi cụ thể.

Sau 2 tuần Ban Giám hiệu nhà trường mời tôi đến để làm việc. Trước các câu hỏi ban phụ huynh chúng tôi đưa ra thì thầy Tuân trả lời rất vòng vo và liên tục nhấn mạnh về việc nếu phụ huynh nào thấy môi trường này không phù hợp thì chuyển con sang môi trường khác. Kết thúc buổi làm việc, thầy Tuân không ký vào biên bản làm việc và có nói là sẽ báo cáo lại nội dung làm việc ngày hôm đó với Hội đồng nhà trường và sẽ trả lời lại các câu hỏi của phụ huynh học sinh vào buổi làm việc tiếp theo”.

Ông Bằng thông tin thêm, đến ngày 10/8/2024, Chủ tịch Hội đồng trường Đồng Xuân Hưng nói rằng những câu hỏi đưa ra là không tin tưởng nhà trường và không tôn trọng giáo viên. “Hội đồng trường sẽ quyết định dừng đạo tạo con nhà tôi ngay ngày 10/8/2024. Chiều cùng ngày hôm đó tôi được giáo viên chủ nhiệm lớp 12A5 gửi thông báo quyết định của nhà trường”.

Ông Nguyễn Đăng Bằng cho rằng, việc quyết định dừng đào tạo với học sinh là “không đúng luật và không đúng tiêu chí của ngành giáo dục”.

“Vấn đề tôi thắc mắc về chương trình đào tạo là chuyện của phụ huynh và nhà trường, vậy lý do gì để bắt con tôi phải nghỉ học? Bản thân tôi đang đại diện cho ý kiến của tập thể hội phụ huynh học sinh. Các thắc mắc của cha mẹ học sinh là chính đáng trước khi quyết định có cho con tham gia lớp chất lượng cao hay không, chứ không hề thể hiện sự thiếu tin tưởng và cũng không có câu nào thiếu tôn trọng giáo viên nhà trường.

Trước đó, gia đình tôi không có ý định chuyển trường cho con. Thông báo của nhà trường dừng đào tạo ngay trước thềm năm học mới, trước khi các con bước vào năm lớp 12 cuối cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của con. Sau khi nhận quyết định của nhà trường, con rất buồn và xấu hổ với bạn bè. Nhiều bạn hỏi con tại sao lại bị trường gửi quyết định dừng đào tạo”, ông Bằng bức xúc cho biết.

Trao đổi với phóng viên VOV sáng 13/8, ông Đồng Xuân Hưng, Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Ngô Quyền (Đông Anh, Hà Nội) khẳng định: “Nhà trường không đuổi học sinh, mà chỉ thông báo dừng đào tạo đối với học sinh để cháu chuyển sang một ngôi trường khác học.

Cháu Hương không có lỗi gì. Nhưng nhà trường quyết định dừng đào tạo vì cảm thấy không đáp ứng được yêu cầu của bố cháu. Bố cháu không đồng ý với phương pháp đào tạo của nhà trường thì làm sao trường có thể đào tạo được? Nếu thay đổi mẹ cháu là người giám hộ cho cháu tại trường thì chúng tôi sẽ cho cháu học tiếp”.

Ông Hưng cho rằng, trong quá trình trao đổi với nhà trường, phụ huynh đã có thái độ thiếu tôn trọng giáo viên và ban giám hiệu nhà trường, coi giáo viên như “người bán giày, bán dép”.

“Giáo viên nhà trường toàn tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đào tạo đạt chuẩn, vậy mà khi nói về việc mở lớp chất lượng cao, phụ huynh lại đặt câu hỏi, dạy thế nào, dạy có được không. Tôi cảm thấy bị xúc phạm nên mới ra thông báo mời phụ huynh chuyển trường cho con để đến một môi trường khác đáp ứng tốt hơn”.

Chủ tịch Hội đồng Trường Ngô Quyền cho rằng: “Trường rất yêu quý học sinh, muốn đào tạo đạo đức cho học sinh, nhưng cũng qua học sinh muốn dạy lại đạo đức phụ huynh”.

Trước câu hỏi của phóng viên rằng, vấn đề mấu chốt nằm ở phụ huynh và nhà trường, vậy việc dừng đào tạo học sinh ngay trước thềm năm học mới, nhất là năm học cuối cấp có đúng quy định của Bộ GD-ĐT hay không, thì ông Hưng không trả lời rõ.

Cùng làm việc với phóng viên sáng nay có Luật sư của Trường THPT Ngô Quyền, luật sư này cho biết, vấn đề này mang tính ứng xử nhiều hơn, khi đẩy lên cao sẽ thành câu chuyện thách thức đôi bên: “Phụ huynh đến trường đòi hỏi nâng cao chất lượng, đòi lập biên bản khi làm việc với Phó Hiệu trưởng nhà trường. Nội dung trao đổi rất thách thức, mang tính chất chất vấn các vấn đề về danh dự như: Căn cứ vào đâu để xây dựng lớp chất lượng cao, giáo viên có đủ tiêu chuẩn hay không, rồi việc trả tiền nhiều cao hơn thì có quyền đỏi hỏi chất lượng cao cấp hơn…Cách nói chuyện này với thầy cô rất thách thức”.

Đại diện pháp lý nhà trường cũng cho biết, ở góc độ pháp lý, vị này không đồng tình việc dừng học với học sinh. Nhưng ở góc độ của Chủ tịch hội đồng trường, phải chịu trách nhiệm lớn hơn với toàn thể giáo viên và học sinh, nếu không quyết định như vậy có thể phá vỡ hệ thống.

Báo Điện tử VOV sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vụ việc này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làm giả bằng cấp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Làm giả bằng cấp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

VOV.VN - Theo luật sư, nếu cá nhân có hành vi sử dụng bằng cấp 3 giả, thì tất cả các văn bằng, chứng chỉ từ bằng tốt nghiệp đại học, cao học, bằng tiến sĩ sẽ bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ, không còn giá trị.

Làm giả bằng cấp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Làm giả bằng cấp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

VOV.VN - Theo luật sư, nếu cá nhân có hành vi sử dụng bằng cấp 3 giả, thì tất cả các văn bằng, chứng chỉ từ bằng tốt nghiệp đại học, cao học, bằng tiến sĩ sẽ bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ, không còn giá trị.

Ông Vương Tấn Việt không có bằng cấp 3, Đại học Luật Hà Nội nói gì?
Ông Vương Tấn Việt không có bằng cấp 3, Đại học Luật Hà Nội nói gì?

VOV.VN - Trường Đại học Luật Hà Nội vừa lên tiếng trước việc ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) không tham gia thi và không có bằng tốt nghiệp cấp 3.

Ông Vương Tấn Việt không có bằng cấp 3, Đại học Luật Hà Nội nói gì?

Ông Vương Tấn Việt không có bằng cấp 3, Đại học Luật Hà Nội nói gì?

VOV.VN - Trường Đại học Luật Hà Nội vừa lên tiếng trước việc ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) không tham gia thi và không có bằng tốt nghiệp cấp 3.

Tố hiệu trưởng bắt giáo viên mầm non đi bê gạch: Giáo viên bị xem xét kỷ luật?
Tố hiệu trưởng bắt giáo viên mầm non đi bê gạch: Giáo viên bị xem xét kỷ luật?

VOV.VN - UBND huyện Bình Xuyên đã yêu cầu hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Mai kiểm điểm, rút kinh nghiệm, đồng thời yêu cầu Phòng GD-ĐT chủ trì với các cơ quan liên quan xem xét trách nhiệm viên chức của bà Nguyễn Thị Ngọc Châm, trường hợp đến mức kỷ luật thì tham mưu UBND huyện xem xét theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Tố hiệu trưởng bắt giáo viên mầm non đi bê gạch: Giáo viên bị xem xét kỷ luật?

Tố hiệu trưởng bắt giáo viên mầm non đi bê gạch: Giáo viên bị xem xét kỷ luật?

VOV.VN - UBND huyện Bình Xuyên đã yêu cầu hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Mai kiểm điểm, rút kinh nghiệm, đồng thời yêu cầu Phòng GD-ĐT chủ trì với các cơ quan liên quan xem xét trách nhiệm viên chức của bà Nguyễn Thị Ngọc Châm, trường hợp đến mức kỷ luật thì tham mưu UBND huyện xem xét theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.