Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nêu giải pháp khắc phục thiếu giáo viên

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, vấn đề tăng lương, tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non, tiểu học cần được thực hiện cấp bách. Bên cạnh đó phải cải thiện môi trường làm việc, hỗ trợ chuyên môn để khắc phục tình trạng giáo viên nghỉ việc hiện nay.

Chiều 4/11, Quốc hội tiếp tục chất vấn các nội dung thuộc lĩnh vực Nội vụ. Đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, đại biểu Đỗ Huy Khánh (đoàn Đồng Nai) cho biết, Bộ Chính trị đã có quyết định giao bổ sung 65.850 giáo viên cho giai đoạn 2022- 2026, tuy nhiên, năm học 2022- 2023 tình trạng thiếu giáo viên vẫn còn rất lớn, nhất là đối với các tỉnh thành phố có số lượng học sinh tăng cao. Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp cụ thể về vấn đề này?

Cùng quan tâm về việc thiếu giáo viên, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (đoàn Đắk Lắk) nêu rõ, việc giao số lượng biên chế viên chức sự nghiệp của Bộ Nội vụ những năm qua đã làm cho nhiều địa phương không thể bố trí giáo viên theo đúng định mức, vị trí việc làm dẫn đến tình trạng nhiều điểm trường, điểm lớp ở vùng biên giới, biển đảo, vùng sâu, vùng xa thiếu giáo viên và bố trí giáo viên không đúng việc làm. Trước tình trạng này, Bộ trưởng có trách nhiệm như thế nào và Bộ Nội vụ có trách nhiệm ra sao để giải quyết thực trạng này?

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thực chất việc giao biên chế viên chức hàng năm Bộ Nội vụ không có thẩm quyền mà chỉ có nhiệm vụ thẩm định biên chế viên chức hàng năm để các đơn vị căn cứ vào đó (theo quy định của Luật viên chức) các địa phương thông qua HĐND. Bộ Nội vụ có nhiệm vụ đề xuất, tham mưu cho Chính phủ để bổ sung biên chế viên chức, nhất là viên chức giáo dục, đáp ứng yêu cầu “có học sinh phải có giáo viên” nhưng phải đảm bảo một cách hợp lý, phải đảm bảo theo định mức.

“Hiện nay, theo định mức của Bộ GD-ĐT đã đưa ra, chúng tôi nghĩ rằng, tới đây cần có sự sửa đổi sao cho phù hợp với thực tế. Tôi lấy ví dụ như năm 2021 - 2022, chúng tôi xác định số lượng viên chức ngành giáo dục còn thiếu là hơn 65.980 người trên định mức của Bộ Giáo dục nêu ra. Từ đó, chúng tôi sẽ báo cáo Ban Tổ chức Trung ương, báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương về biên chế để giao biên chế giáo dục trong giai đoạn 2022-2026”, bà Phạm Thị Thanh Trà nói.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay, việc giao biên chế phải trên cơ sở định mức, nếu chỉ căn cứ theo điểm trường thì rất khó khăn: “Các địa phương cố gắng sắp xếp lại quy mô, hệ thống trường lớp, nhất là trường liên cấp, dồn các điểm trường lẻ, ở vùng cao có nhiều nơi đang làm rất tốt, có những tỉnh giảm tới 800 điểm trường để đưa con em đồng bào về điểm trường trung tâm, thì chất lượng sẽ được nâng lên và giảm được đầu mối, từ đó giảm được biên chế. Tôi được biết có những tỉnh giảm được tới hơn 1.000 biến chế”.

Đến năm 2026 thiếu 107.000 giáo viên

Cùng tham gia trả lời chất vấn về vấn đề thiếu giáo viên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, theo tính toán, từ nay đến năm 2026, cả nước thiếu 107.000 giáo viên, trong khi số chỉ tiêu được giao trong giai đoạn này là 65.000. Con số 107.000 giáo viên còn thiếu được ngành giáo dục tính dựa theo nhu cầu thực tế. Tại các khu vực miền núi, các điểm trường xa, có những lớp học không theo chuẩn số học sinh thông thường, mỗi lớp có thể chỉ có từ 5-10 học sinh, nhưng vẫn phải duy trì các điểm trường để đảm bảo theo đúng tinh thần có học sinh phải có giáo viên.

Để giải quyết trình trạng thiếu giáo viên hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, cần đẩy mạnh việc rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, kết quả sơ kết năm 2021 cho thấy nhiều địa phương đã làm rất tốt nhưng một số nơi vẫn còn tình trạng sắp xếp một cách tương đối cơ giới, máy móc, cứng nhắc.

“Mong rằng các địa phương trong quá trình rà soát, sắp xếp không máy móc, không sắp xếp chỉ để sắp xếp, để giảm số điểm trường. Trong quá trình sắp xếp trường lớp vẫn phải đảm bảo điều quan trọng nhất là tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh và để giáo viên đỡ vất vả nhất trong quá trình triển khai công việc”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, một số địa phương vẫn còn số chỉ tiêu cũ chưa tuyển hết, như vậy bên cạnh việc tuyển mới, các cần khẩn trương tuyển hết số chỉ tiêu đã được giao.

Nói thêm về vấn đề nguồn tuyển giáo viên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, theo Luật Giáo dục 2019, có một lượng lớn giáo viên có bằng cao đẳng – theo chuẩn cũ, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn mới. Lộ trình từ nay đến năm 2030 phải hoàn tất việc bồi dưỡng, nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên này. Bộ GD-ĐT cũng đề xuất được tạm tuyển đội ngũ giáo viên theo chuẩn cũ đồng thời đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng. Trường hợp đến năm 2030, đội ngũ này vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu theo chuẩn mới, sẽ phải chấp nhận không tham gia vào đội ngũ nhà giáo.

Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn cung đội ngũ giáo viên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ đang đẩy mạnh việc nâng cao năng lực của các trường ĐH Sư phạm trên cả nước, đặc biệt là các ngành đạo tạo các môn học mới để đáp ứng chương trình GDPT mới. Trong 2 năm qua, số lượng sinh viên theo học các trường Sư phạm đã tăng cao.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đào tạo giáo viên theo đặt hàng tại các trường sư phạm vẫn còn một số vướng mắc. Nhiều địa phương không dám đặt hàng với những lý do khác nhau, để giải quyết tình trạng này, Bộ GD-ĐT đang tiến hành rà soát các nội dung liên quan đến Nghị định 116 để việc đặt hàng đào tạo giáo viên được thực hiện hiệu quả.

Về giải pháp để giảm số lượng giáo viên nghỉ việc, chuyển việc đang diễn ra, Bộ trưởng cho Bộ đang tiến hành nhiều giải pháp. Trong đó có giải pháp về rà soát văn bản quy phạm pháp luật, trong đó vấn đề tăng lương, tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non, tiểu học cần được thực hiện cấp bách. Bên cạnh đó cải thiện môi trường làm việc, hỗ trợ chuyên môn.

Bộ trưởng cho rằng, cần nâng cao năng lực của các trường Đại học Sư phạm; có lộ trình tăng lương cho giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, cải thiện môi trường làm việc, hỗ trợ về mặt chuyên môn cho giáo viên. Bộ trưởng mong xã hội, phụ huynh và học sinh, cộng đồng xã hội có sự chia sẻ với các thầy cô, vì lợi ích của con em, những mầm non tương lại đất nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thiếu trường lớp do lỗi quy hoạch: Chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm
Thiếu trường lớp do lỗi quy hoạch: Chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm

VOV.VN - Thiếu trường học, thiếu giáo viên là một trong những áp lực khiến ngành giáo dục không thể thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục và cũng không đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân.

Thiếu trường lớp do lỗi quy hoạch: Chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm

Thiếu trường lớp do lỗi quy hoạch: Chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm

VOV.VN - Thiếu trường học, thiếu giáo viên là một trong những áp lực khiến ngành giáo dục không thể thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục và cũng không đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân.

ĐBQH: Thiếu trường học tại các khu đô thị do tâm lý "chưa làm cũng chưa chết"?
ĐBQH: Thiếu trường học tại các khu đô thị do tâm lý "chưa làm cũng chưa chết"?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, tại nhiều khu đô thị, việc điều chỉnh quy hoạch thiếu tính đồng bộ dẫn đến tình trạng "vỡ trận", thiếu trường lớp, giao thông ùn tắc. Thậm chí nhiều công trình trường học còn bị "lấn ép" bởi các công trình thương mại sinh lời khác.

ĐBQH: Thiếu trường học tại các khu đô thị do tâm lý "chưa làm cũng chưa chết"?

ĐBQH: Thiếu trường học tại các khu đô thị do tâm lý "chưa làm cũng chưa chết"?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, tại nhiều khu đô thị, việc điều chỉnh quy hoạch thiếu tính đồng bộ dẫn đến tình trạng "vỡ trận", thiếu trường lớp, giao thông ùn tắc. Thậm chí nhiều công trình trường học còn bị "lấn ép" bởi các công trình thương mại sinh lời khác.

Hiệu quả từ mô hình thảm an toàn cho học sinh qua đường ở Cần Thơ
Hiệu quả từ mô hình thảm an toàn cho học sinh qua đường ở Cần Thơ

VOV.VN - Hiệu quả từ “Thảm an toàn cho học sinh qua đường” tại một số trường học trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã mang lại hiệu quả tích cực, người tham gia giao thông nhận diện thảm an toàn từ xa để giảm tốc độ và ý thức của phụ huynh học sinh trong chấp hành quy định về an toàn giao thông được nâng lên rõ

Hiệu quả từ mô hình thảm an toàn cho học sinh qua đường ở Cần Thơ

Hiệu quả từ mô hình thảm an toàn cho học sinh qua đường ở Cần Thơ

VOV.VN - Hiệu quả từ “Thảm an toàn cho học sinh qua đường” tại một số trường học trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã mang lại hiệu quả tích cực, người tham gia giao thông nhận diện thảm an toàn từ xa để giảm tốc độ và ý thức của phụ huynh học sinh trong chấp hành quy định về an toàn giao thông được nâng lên rõ

Nhan nhản học sinh ở TP.HCM không đội mũ bảo hiểm, đi xe phân khối lớn, lạng lách
Nhan nhản học sinh ở TP.HCM không đội mũ bảo hiểm, đi xe phân khối lớn, lạng lách

VOV.VN - Thời gian gần đây, tình trạng học sinh điều khiển xe gắn máy, xe điện vi phạm Luật Giao thông đường bộ diễn ra phổ biến tại nhiều trường THPT trên địa bàn TP.HCM. Không chỉ chưa đủ tuổi điều khiển xe phân khối lớn tham gia giao thông, nhiều học sinh còn không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định...

Nhan nhản học sinh ở TP.HCM không đội mũ bảo hiểm, đi xe phân khối lớn, lạng lách

Nhan nhản học sinh ở TP.HCM không đội mũ bảo hiểm, đi xe phân khối lớn, lạng lách

VOV.VN - Thời gian gần đây, tình trạng học sinh điều khiển xe gắn máy, xe điện vi phạm Luật Giao thông đường bộ diễn ra phổ biến tại nhiều trường THPT trên địa bàn TP.HCM. Không chỉ chưa đủ tuổi điều khiển xe phân khối lớn tham gia giao thông, nhiều học sinh còn không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định...

Thay đổi giờ vào học, phụ huynh vẫn phải đưa con đến trường như trước
Thay đổi giờ vào học, phụ huynh vẫn phải đưa con đến trường như trước

VOV.VN - TP.HCM đã chính thức ban hành văn bản về việc điều chỉnh giờ vào học. Đối với cấp mầm non, tiểu học và THCS, dù thời gian có lùi một chút nhưng một số phụ huynh cho biết, do tính chất công việc nên vẫn phải đưa con đến trường trong khung giờ cũ.

Thay đổi giờ vào học, phụ huynh vẫn phải đưa con đến trường như trước

Thay đổi giờ vào học, phụ huynh vẫn phải đưa con đến trường như trước

VOV.VN - TP.HCM đã chính thức ban hành văn bản về việc điều chỉnh giờ vào học. Đối với cấp mầm non, tiểu học và THCS, dù thời gian có lùi một chút nhưng một số phụ huynh cho biết, do tính chất công việc nên vẫn phải đưa con đến trường trong khung giờ cũ.