Bộ trưởng GD-ĐT: Hà Nội dứt khoát không để cảnh phụ huynh xếp hàng thâu đêm

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu, trong công tác tuyển sinh đầu cấp, Hà Nội dứt khoát không để còn cảnh phụ huynh xếp hàng thâu đêm mua, nộp hồ sơ đăng ký nguyện vọng.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 của Sở GD-ĐT Hà Nội diễn ra hôm nay (16/6), Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn ghi nhận những kết quả nổi bật ngành giáo dục Thủ đô đã đạt được trong năm học vừa qua.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, giáo dục Thủ đô đã nỗ lực hoàn thành kế hoạch năm học 2022-2023 và hoàn thành các chỉ tiêu phát triển giáo dục. Đã và đang xây dựng, phát triển hệ thống giáo dục Thủ đô cả về quy mô và chất lượng, đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; xây dựng xã hội học tập, tạo tiền đề phát triển kinh tế tri thức, phục vụ thiết thực yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước.

Năm học mới 2023-2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị toàn ngành Giáo dục ra sức đổi mới, đổi mới theo chiều sâu, tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.

“Đề nghị thành phố trong công tác tuyển sinh đầu cấp, dứt khoát không để còn cảnh phụ huynh xếp hàng thâu đêm mua, nộp hồ sơ đăng ký nguyện vọng. Với thời đại công nghệ số, quản trị hiện đại, Thủ đô dẫn đầu cả nước đây là việc không nên. Giám đốc Sở đã rất quyết tâm nên chắc chắn thực hiện được”, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng đề nghị ngành giáo dục Thủ đô cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đẩy mạnh việc thực hiện phân cấp quản lý, cải cách hành chính và cơ chế phối hợp, phát huy tính năng động, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả giáo dục của địa phương và các cơ sở giáo dục.

Tiếp tục chủ động thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục, đẩy mạnh công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các gương người tốt - việc tốt: “Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, nhiều địa phương, nhà trường đã làm tốt nhưng chưa có hình thức biểu dương để làm mẫu, làm điển hình để cho các trường học, địa phương học tập và làm theo. Mong trong năm học mới Hà Nội sẽ làm được việc này và đây cũng là đặt hàng của Bộ với giáo dục Hà Nội”.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng nhấn mạnh, Hà Nội cũng cần tập trung thực hiện hiệu quả việc triển khai Chương trình GDPT mới theo lộ trình và đặc biệt năm nay là năm trọng tâm của quá trình triển khai chương trình với khối lượng công việc lớn. Trong đó, tiếp tục triển khai các lớp theo đã thực hiện theo chương trình mới, triển khai mới với các lớp 4,8,11, chuẩn bị điều kiện triển khai các lớp cuối cùng 5,9,12 - có ý nghĩ quan trọng; tiếp tục rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp học; tiếp tục quan tâm đến đổi mới phương pháp, xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường.

Tiếp tục chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới một cách chủ động, chu đáo. Đặc biệt, chú ý chuẩn bị chu đáo đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ, tin học cho cấp tiểu học để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Xác định lộ trình cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế để phối hợp (liên hệ) với các cơ sở đào tạo giáo viên thực hiện việc đặt hàng đào tạo nâng trình độ chuẩn giáo viên được đào tạo theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ và để có các thông tin về sinh viên sư phạm ra trường hàng năm nhằm chủ động nguồn tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động.

Quan tâm, chỉ đạo và triển khai cụ thể, sâu rộng văn hóa học đường, sức khỏe học đường, tâm lý học đường, và phòng chống bạo lực học đường. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Trong công tác xây dựng xã hội học tập, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị UBND thành phố, các Sở ban ngành liên quan cần quan tâm chỉ đạo, phối hợp và có những giải pháp thúc đẩy xây dựng các mô hình học tập, trong đó có việc xây dựng “Đơn vị học tập” cấp thành phố, cấp quận, huyện trên địa bàn; hưởng ứng tốt Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030” do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo; sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục, đặc biệt chú trọng về "chất" trong tất cả các khía cạnh: trong dạy-học, kiểm tra-đánh giá; đảm bảo hạ tầng thiết bị, an toàn thông tin; đảm bảo dữ liệu ngành đúng, đủ, kịp thời phục vụ công tác quản lý; tăng cường kho học liệu số; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, thúc đẩy học tập suốt đời với sự hỗ trợ của công nghệ số.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hơn 1.800 học sinh khó khăn nhận học bổng Quỹ Khuyến học Phạm Văn Trà
Hơn 1.800 học sinh khó khăn nhận học bổng Quỹ Khuyến học Phạm Văn Trà

VOV.VN - Những suất học bổng này không chỉ giúp các em về mặt vật chất mà còn là nguồn động viên tinh thần, tạo niềm tin vào cuộc sống, giúp các em nỗ lực vươn lên, vững bước trên con đường học tập.

Hơn 1.800 học sinh khó khăn nhận học bổng Quỹ Khuyến học Phạm Văn Trà

Hơn 1.800 học sinh khó khăn nhận học bổng Quỹ Khuyến học Phạm Văn Trà

VOV.VN - Những suất học bổng này không chỉ giúp các em về mặt vật chất mà còn là nguồn động viên tinh thần, tạo niềm tin vào cuộc sống, giúp các em nỗ lực vươn lên, vững bước trên con đường học tập.

Tự chủ đại học vẫn đang được hiểu là tự thu học phí
Tự chủ đại học vẫn đang được hiểu là tự thu học phí

VOV.VN - Khó khăn khi thực hiện tự chủ đại học là sự hiểu sai về tự chủ; có nơi hiểu chưa hết, không dám làm hết; có nơi hiểu tự chủ là thích làm gì thì làm - cả hai cách hiểu trên đều dẫn đến sai lệch trong quá trình thực hiện.

Tự chủ đại học vẫn đang được hiểu là tự thu học phí

Tự chủ đại học vẫn đang được hiểu là tự thu học phí

VOV.VN - Khó khăn khi thực hiện tự chủ đại học là sự hiểu sai về tự chủ; có nơi hiểu chưa hết, không dám làm hết; có nơi hiểu tự chủ là thích làm gì thì làm - cả hai cách hiểu trên đều dẫn đến sai lệch trong quá trình thực hiện.

Giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhận 10-15 triệu đồng/năm để nghiên cứu khoa học
Giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhận 10-15 triệu đồng/năm để nghiên cứu khoa học

VOV.VN - Đại diện Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, trung bình mỗi giảng viên có từ 10 - 15 triệu đồng/năm để nghiên cứu khoa học. Đây là còn số chưa đủ lớn để thu hút mọi người.

Giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhận 10-15 triệu đồng/năm để nghiên cứu khoa học

Giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhận 10-15 triệu đồng/năm để nghiên cứu khoa học

VOV.VN - Đại diện Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, trung bình mỗi giảng viên có từ 10 - 15 triệu đồng/năm để nghiên cứu khoa học. Đây là còn số chưa đủ lớn để thu hút mọi người.

Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk trả lời về thông tin gần 3.000 học sinh không có trường để học
Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk trả lời về thông tin gần 3.000 học sinh không có trường để học

VOV.VN - Trước thông tin gần 3.000 học sinh tốt nghiệp THCS tại Đắk Lắk hiện chưa có trường để học khiến học sinh và phụ huynh lo lắng. Chiều nay, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đã trả lời VOV về phương án giải quyết vấn đề này.

Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk trả lời về thông tin gần 3.000 học sinh không có trường để học

Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk trả lời về thông tin gần 3.000 học sinh không có trường để học

VOV.VN - Trước thông tin gần 3.000 học sinh tốt nghiệp THCS tại Đắk Lắk hiện chưa có trường để học khiến học sinh và phụ huynh lo lắng. Chiều nay, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đã trả lời VOV về phương án giải quyết vấn đề này.

Gánh trên vai 2 "chữ thầy"... nhưng lương chỉ được 1
Gánh trên vai 2 "chữ thầy"... nhưng lương chỉ được 1

VOV.VN - PGS.TS Phạm Ngọc Minh cho biết, giảng viên Trường ĐH Y Hà Nội ngoài việc giảng dạy còn làm công tác kiêm nhiệm ở bệnh viện. Thời gian làm việc ở bệnh viện ít nhất bằng thời gian làm việc ở trường, thậm chí là nhiều hơn. Tuy nhiên, giảng viên chỉ được hưởng 1 loại lương, phụ cấp.

Gánh trên vai 2 "chữ thầy"... nhưng lương chỉ được 1

Gánh trên vai 2 "chữ thầy"... nhưng lương chỉ được 1

VOV.VN - PGS.TS Phạm Ngọc Minh cho biết, giảng viên Trường ĐH Y Hà Nội ngoài việc giảng dạy còn làm công tác kiêm nhiệm ở bệnh viện. Thời gian làm việc ở bệnh viện ít nhất bằng thời gian làm việc ở trường, thậm chí là nhiều hơn. Tuy nhiên, giảng viên chỉ được hưởng 1 loại lương, phụ cấp.