Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về học phí năm học 2022 – 2023

VOV.VN - Bộ GDĐT hiện đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022 – 2023.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết điều này trong văn bản gửi đại biểu Quốc hội, trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội.

Ngày 27/8/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Theo ông Nguyễn Kim Sơn, do dịch vụ giáo dục ảnh hưởng đến an sinh xã hội, nếu thực hiện lộ trình tính đủ chi phí vào năm 2021 thì mức học phí tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, theo đó Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định giữ ổn định mức học phí của năm học 2021 - 2022, không tăng so với năm học 2020 - 2021 để chia sẻ khó khăn với người dân do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Từ năm học 2022 - 2023, mức tăng học phí hằng năm phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế hàng năm. Theo lộ trình, dự kiến đến năm 2025 tính đủ chi phí giáo dục đại học công lập, đến năm 2030 tính đủ chi phí giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập.

Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được áp dụng mức trần học phí gấp 2 hoặc 2,5 lần đơn vị chưa tự bảo đảm chi thường xuyên nên cơ bản đã bù đắp được chi phí theo yêu cầu của Nghị quyết số 19-NQ/TW.

Cũng theo ông Nguyễn Kim Sơn, bộ này đã chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương rà soát, đánh giá tác động của việc tăng học phí tới học sinh, sinh viên, hộ gia đình thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn, đề xuất chính sách học phí năm học 2022 - 2023 phù hợp, ưu tiên kiểm soát lạm phát.

“Bộ GDĐT hiện đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022 – 2023” – ông Nguyễn Kim Sơn thông tin.

Theo đó, đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên thì giữ ổn định mức thu học phí như năm học 2021 – 2022. Trường hợp địa phương tăng học phí thì ngân sách địa phương đảm bảo phần chênh lệch tăng thêm so với số thu học phí năm học 2021 - 2022. Mức hỗ trợ cho từng cơ sở giáo dục do địa phương xem xét quyết định.

Đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thì xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, trình UBND để đề nghị HĐND cấp tỉnh xem xét phê duyệt.

Học phí của các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập cũng giữ ổn định mức thu như năm học 2021 – 2022. Nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí theo mức trần học phí năm học 2021 - 2022 đã quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Cấm các trường ép hay gợi ý mua sách tham khảo
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Cấm các trường ép hay gợi ý mua sách tham khảo

VOV.VN - Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn lưu ý, cấm các trường ép, gợi ý phụ huynh, học sinh mua các loại sách tham khảo.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Cấm các trường ép hay gợi ý mua sách tham khảo

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Cấm các trường ép hay gợi ý mua sách tham khảo

VOV.VN - Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn lưu ý, cấm các trường ép, gợi ý phụ huynh, học sinh mua các loại sách tham khảo.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngành giáo dục sẽ triển khai rất nhiều công việc lớn
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngành giáo dục sẽ triển khai rất nhiều công việc lớn

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm 2022 sẽ là năm triển khai rất quan trọng, một trong số đó là công cuộc chuyển đổi số để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngành giáo dục sẽ triển khai rất nhiều công việc lớn

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngành giáo dục sẽ triển khai rất nhiều công việc lớn

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm 2022 sẽ là năm triển khai rất quan trọng, một trong số đó là công cuộc chuyển đổi số để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.