Bộ trưởng Tô Lâm kể lại vụ cháy tàu dầu kinh hoàng ở Hải Phòng

VOV.VN - Vụ cháy tàu dầu ở Hải Phòng ngày 10/3/2018, Bộ trưởng Tô Lâm trực tiếp chỉ đạo. Nếu vụ cháy này không dập tắt kịp thời sẽ là thảm hoạ quốc gia.

Chiều 13/11, tham gia giải trình làm rõ một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, thời gian qua, lực lượng PCCC tham mưu, hoàn thiện hành lang pháp lý trong công tác PCCC và cứu hộ cứu nạn (CHCN).

Bộ trưởng Công an Tô Lâm.

Các văn bản quy pháp pháp luật trong PCCC hiện khá đầy đủ. Bên cạnh đó, tham mưu cho Ban bí thư ban hành Chỉ thị số 47 ngày 25/6/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC. Phối hợp với cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyền truyền, với nhiều hình thức, nhất là qua truyền hình và tổ chức các hoạt động trải nghiệm kỹ năng PCCC, đặc biệt lực lượng cảnh sát PCCC tại nhiều địa phương đã phối hợp với các nhà trường hướng dẫn kỹ năng PCCC, thoát nạn cho học sinh, sinh viên tại các buổi học tập ngoại khóa.

Công tác nghiệp vụ của lực lượng cảnh sát PCCC được tăng cường, đối với các công trình vi phạm, Bộ Công an đã cương quyết xử phạt, đồng thời đề nghị UBND cấp tỉnh có biện pháp xử lý bắt buộc các chủ đầu tư thực hiện như công khai danh sách chủ đầu tư và các công trình vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng, không xem xét và cấp phép các dự án mới mà các chủ đầu tư chưa khắc phục vi phạm đối với các tòa nhà hiện hữu.

Công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy, cứu nạn cứu hộ đã được thực hiện nghiêm túc, do đó số vụ cháy được dập tắt kịp thời, chiếm tỷ lệ cao. Chỉ 1% số vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng. 99% số vụ cháy còn lại là vừa và nhỏ do được dập tắt kịp thời, bảo vệ được hàng nghìn tỷ đồng tài sản, cứu được hàng nghìn người khỏi các vụ cháy.

Bộ trưởng cũng cho rằng, quy luật kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì càng xảy ra nhiều vụ cháy, tính chất vô cùng phức tạp. “Các nước phát triển cũng có tình trạng này. Ở Nhật Bản trung bình 1 năm có 43.632 vụ cháy, Hàn Quốc 42.335 vụ/năm, Philippines 13.877 vụ, Singapore 4.724 vụ, trong khi ở Việt Nam trung bình khoảng 13.000 vụ/năm. Đây cũng là quy luật, vì vậy chúng ta không chủ quan. Những địa phương phát triển cũng có tình hình như vậy”- Bộ trưởng Công an Tô Lâm nêu rõ.

Bộ trưởng cũng chia sẻ về vụ cháy tàu dầu Hải Hà 18 xảy ra ngày 10/3/2018 tại Hải Phòng. Khi tàu dầu của công ty vận chuyển 900m3 xăng dầu đang bơm vào kho xăng thì xảy ra nổ, cháy. Ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo Bộ trực tiếp phối hợp với Bí thư Thành uỷ Hải Phòng, Chủ tịch UBND TP tham gia ứng cứu. Bộ trưởng cho biết, nếu vụ nổ, cháy này không dập tắt kịp thời sẽ là thảm hoạ quốc gia.

Theo Bộ trưởng, công tác cứu hộ khi đó gặp rất nhiều khó khăn, bởi Hải Phòng chưa có tàu cứu nạn cứu hộ, chữa cháy trên biển.

“Lực lượng phải điều 2 tàu chữa cháy từ Quảng Ninh sang, mất khoảng 4 tiếng di chuyển. Vụ cháy bắt đầu phát hiện là lúc gần 5h chiều, tập trung cứu hộ, cứu nạn, dập tắt được 12h đêm. Bên cạnh đó, TP Hải Phòng chỉ có 2 tấn bọt chữa cháy xăng dầu. Ngay lúc đó, Bộ điều động thêm 10 tấn bọt chữa cháy, nhằm không để cháy lan rộng. Đồng thời lên phương án di dân để bảo đảm tính mạng cho người dân quanh khu vực ấy. Đó là cuộc chiến rất vất vả, khó khăn”- Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết.

Chiến sỹ PCCC dũng cảm quên mình cứu người, cứu tài sản

Tham gia giải trình, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cũng cho biết, từ 2014 đến nay, có 5 chiến sĩ hy sinh, hàng chục chiến sỹ bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ. Công tác cứu hộ cứu nạn cũng đã được tổ chức kịp thời, cứu hàng trăm người khỏi các tai nạn, sự cố. Nhiều chiến sĩ PCCC đã xả thân quên mình, không ngại nguy hiểm để cứu người, cứu tài sản. Hình ảnh chiến sỹ cảnh sát PCCC dũng cảm quên mình được người dân ghi nhận.

Tổ chức bộ máy của lực lượng Cảnh sát PCCC được kiện toàn, sắp xếp theo hướng  tinh gọn cơ quan cấp bộ, cấp tỉnh, mở rộng mạng lưới PCCC xuống huyện bám địa bàn, bám cơ sở. Bộ Công an chỉ đạo Công an các địa phương bổ nhiệm các đồng chí có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ PCCC vào các vị trí lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị PCCC địa phương. Không điều chuyển cán bộ chiến sỹ đang công tác tại lực lượng cảnh sát PCCC sang lực lượng khác. Tập trung đấu tranh chống tiêu cực của lực lượng chức năng khi thi hành công vụ.

Trong giai đoạn 2014-2018, lực lượng công an đã khởi tố 66 vụ liên quan đến cháy nổ và đã truy tố 43 bị can; xử phạt 98.398 trường hợp, với tổng số tiền xử phạt hơn 200 tỷ đồng; Đình chỉ 1956 trường hợp vi phạm và tạm đình chỉ 2.720 trường hợp những vi phạm này.  

Về những nhiệm vụ trong thời gian tới, Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo lực lượng cảnh sát PCCC và CHCN tăng cường công tác tham mưu, phối hợp với các cấp các ngành, các cơ quan truyền thông tăng thời lượng, thời gian tuyên truyền về PCCC. Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tham mưu xây dựng đề án đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền về PCCC, tạo sự đột phá trong công tác này, đưa công tác này đi vào thiết thực, hiệu quả.

Rà soát các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để bổ sung chỉnh lý, sửa đổi phù hợp với thực tiễn, nhất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật PCCC hiện nay. Chỉ đạo lực lượng PCCC tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật PCCC, quá trình kiểm tra, phát hiện vi phạm, kiên quyết xử lý nghiêm các chung cư, nhà cao tầng, chủ đầu tư vi phạm, cố tình chây ì, không chấp hành các quy định PCCC, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân cùng tham gia giám sát, kiểm tra.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư trang bị thiết bị cho lực lượng cảnh sát PCCC. Rà soát đề xuất mô hình của lực lượng dân phòng PCCC, CHCN ở cơ sở sao cho hiệu quả, nâng cao năng lực, phát huy  phương châm 4 tại chỗ của lực lượng tại chỗ. Đề xuất xây dựng lực lượng dân phòng, tự vệ, bảo vệ cơ quan xí nghiệp là lực lượng quan trọng trong xây dựng Dự luật lực lượng trị an cơ sở trình Quốc hội xem xét; Tiếp tục kiện toàn bộ máy của lực lượng PCCC, bám sát địa bàn, cơ sở, đồng thời nâng cao chất lượng huấn luyện, bảo đảm phát huy tính chuyên nghiệp của lực lượng PCCC, đổi mới phương thức hoạt động, coi việc phòng cháy là quan trọng nhất, gắn liền công tác PCCC với CHCN, xây dựng lực lượng PCCC, CHCN chuyên nghiệp, hiện đại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bao nhiêu cán bộ bị kỷ luật, mất chức khi xảy ra hàng nghìn vụ cháy?
Bao nhiêu cán bộ bị kỷ luật, mất chức khi xảy ra hàng nghìn vụ cháy?

VOV.VN - “Hàng nghìn vụ cháy xảy ra, hàng trăm người thiệt mạng, nhưng bao nhiêu cán bộ bị kỷ luật, mất chức về trách nhiệm quản lý trong công tác PCCC?”

Bao nhiêu cán bộ bị kỷ luật, mất chức khi xảy ra hàng nghìn vụ cháy?

Bao nhiêu cán bộ bị kỷ luật, mất chức khi xảy ra hàng nghìn vụ cháy?

VOV.VN - “Hàng nghìn vụ cháy xảy ra, hàng trăm người thiệt mạng, nhưng bao nhiêu cán bộ bị kỷ luật, mất chức về trách nhiệm quản lý trong công tác PCCC?”

Nhiều địa phương giao trắng nhiệm vụ PCCC cho công an, kiểm lâm
Nhiều địa phương giao trắng nhiệm vụ PCCC cho công an, kiểm lâm

VOV.VN - Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) cho rằng, nhiều địa phương gần như giao trắng nhiệm vụ PCCC cho lực lượng chuyên nghiệp của công an, kiểm lâm.

Nhiều địa phương giao trắng nhiệm vụ PCCC cho công an, kiểm lâm

Nhiều địa phương giao trắng nhiệm vụ PCCC cho công an, kiểm lâm

VOV.VN - Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) cho rằng, nhiều địa phương gần như giao trắng nhiệm vụ PCCC cho lực lượng chuyên nghiệp của công an, kiểm lâm.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhận trách nhiệm vì xử lý vi phạm PCCC chưa nghiêm
Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhận trách nhiệm vì xử lý vi phạm PCCC chưa nghiêm

VOV.VN - Ông Phạm Hồng Hà cho rằng, việc kiểm tra, xử lý vi phạm về phòng cháy chữa cháy chưa nghiêm dẫn đến chủ đầu tư có biểu hiện “nhờn”.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhận trách nhiệm vì xử lý vi phạm PCCC chưa nghiêm

Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhận trách nhiệm vì xử lý vi phạm PCCC chưa nghiêm

VOV.VN - Ông Phạm Hồng Hà cho rằng, việc kiểm tra, xử lý vi phạm về phòng cháy chữa cháy chưa nghiêm dẫn đến chủ đầu tư có biểu hiện “nhờn”.