Bộ Y tế đặt hàng doanh nghiệp thực hiện xét nghiệm COVID-19 tại sân bay

VOV.VN - Tại cuộc họp chiều 9/9, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 tiếp tục nhấn mạnh đến chiến lược xét nghiệm để mở cửa “bầu trời và biên giới”.

Theo kế hoạch do Bộ Giao thông vận tải đề xuất, ngày 15/9, sẽ mở đường bay với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc; và ngày 22/9 sẽ kết nối các chuyến bay với Đài Loan (Trung Quốc), Lào và Campuchia.

Đến nay, Việt Nam đã kiểm soát cơ bản dịch COVID-19. Nhưng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 nhận định, tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới và dịch sẽ chỉ được đẩy lùi thực sự khi có vaccine. Do đó, kịch bản chung sống an toàn với dịch đã đặt Việt Nam vào tình hình mới với mục tiêu “vừa chống dịch và phát triển kinh tế”.

Tại cuộc họp chiều 9/9, Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 tiếp tục nhấn mạnh đến chiến lược xét nghiệm để mở cửa “bầu trời và biên giới”. Theo đó, Bộ Y tế sẽ đặt hàng các doanh nghiệp trong nước sinh phẩm và tổ chức xét nghiệm trên diện rộng tại các sân bay.              

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá cao nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong sản xuất sinh phẩm y tế thời gian qua. Việc chủ động sản xuất được test kit đã góp phần quan trọng vào thành công trong công tác ứng phó dịch bệnh tại Việt Nam. 

“Các doanh nghiệp trong nước cũng đã tích cực hỗ trợ các đơn vị đủ sinh phẩm để chẩn đoán. Bộ Y tế hoan nghênh và tạo mọi điều kiện để các đơn vị này nghiên cứu, sản xuất các loại test kit để phục vụ công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới”, ông Long nhấn mạnh.

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ KH&CN cho biết, sẽ đặt hàng mua test kit nhanh tìm kháng nguyên của Công ty Sao Thái Dương, Công ty Medicon để thử nghiệm trên thực tế. Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Công Tạc, đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất được 2 loại test kit nhanh tìm kháng thể sử dụng máy và không cần sử dụng máy, có độ nhạy, độ đặc hiệu cao đối với người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 sau 7 ngày. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã sản xuất được test kit tìm kháng nguyên thực hiện bằng phương pháp RT-PCR, có độ chính xác cao, phát hiện sớm người nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng thời gian thực hiện lâu, yêu cầu cao về kỹ năng, quy trình thao tác.

Các doanh nghiệp như Sao Thái Dương, Medicon đang khẩn trương nghiên cứu, sản xuất loại test kit nhanh tìm kháng nguyên có giá thành thấp, có thể sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị hiện có, thời gian thực hiện ngắn hơn nhưng độ nhạy, độ đặc hiệu tương đương hoặc cao hơn phương pháp RT-PCR hiện nay. Ông Đào Đình Khôi, Giám đốc Công ty Medicon cam kết sẽ tập trung đầu tư sản xuất loại test kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên trong thời gian nhanh nhất có thể. Doanh nghiệp này đã chuẩn bị lượng nguyên liệu sản xuất 500.000 test, sau khi hoàn tất thử nghiệm, sẽ nộp hồ sơ đăng ký lưu hành và sẵn sàng triển khai sản xuất trên quy mô công nghiệp với lượng khoảng 50.000-100.000 test/ngày. Bước đầu, doanh nghiệp dự kiến giá thành khoảng 3,5 USD/test (bằng 70% so với sản phẩm của nước ngoài).

Trong khi đó, đại diện Công ty Sao Thái Dương cho biết, doanh nghiệp này cùng với các nhà nghiên cứu đã triển khai sản xuất test kit Realtime LAMP phiên bản mới, gửi cơ quan chức năng đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu... Nhóm nghiên cứu của Công ty Sao Thái Dương kỳ vọng sản phẩm mới nâng công suất xét nghiệm gấp nhiều lần, thời gian ngắn hơn, để có thể triển khai trước hết tại các sân bay. 

Qua thảo luận về kinh nghiệm triển khai xét nghiệm COVID-19 tại sân bay ở một số quốc gia như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ… các ý kiến đề nghị Bộ Y tế lên ngay kế hoạch tổ chức đón, xét nghiệm người nhập cảnh tại các sân bay quốc tế khi Việt Nam chuẩn bị mở trở lại một số đường bay quốc tế.

Ban Chỉ đạo đề nghị Bộ Y tế, Bộ KH&CN, các đơn vị liên quan cần tạo điều kiện tối đa để thử nghiệm tất cả các loại test kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên do doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu, sản xuất. Nếu những loại test kit này sử dụng tốt, giá thành thấp thì chúng ta có thể tính đến phương án mở rộng xét nghiệm nhanh ở các bệnh viện, sự kiện tập trung đông người…

Đồng thời, Bộ Y tế tiếp tục siết chặt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trong các cơ sở khám chữa bệnh, không thể để cho mầm bệnh trong cộng đồng lây nhiễm vào các bệnh viện./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thêm 5 ca mắc COVID-19 được cách ly sau khi nhập cảnh
Thêm 5 ca mắc COVID-19 được cách ly sau khi nhập cảnh

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, đến 18h chiều 9/9, Việt Nam có thêm 5 ca mắc COVID-19. Các ca này đều được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Thêm 5 ca mắc COVID-19 được cách ly sau khi nhập cảnh

Thêm 5 ca mắc COVID-19 được cách ly sau khi nhập cảnh

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, đến 18h chiều 9/9, Việt Nam có thêm 5 ca mắc COVID-19. Các ca này đều được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Thêm 4 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh
Thêm 4 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh

VOV.VN - Chiều 9/9, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 đã công bố khỏi bệnh cho 4 bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại Bệnh viện.

Thêm 4 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh

Thêm 4 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh

VOV.VN - Chiều 9/9, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 đã công bố khỏi bệnh cho 4 bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại Bệnh viện.

TP HCM lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho hàng trăm tiểu thương chợ đầu mối
TP HCM lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho hàng trăm tiểu thương chợ đầu mối

VOV.VN - Chiều nay (9/9), 200 tiểu thương chợ đầu mối Hóc Môn tiếp tục được xét nghiệm nhanh Covid-19 ngay tại khu vực chợ để sàng lọc, đánh giá mức độ lây nhiễm trong cộng đồng.

TP HCM lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho hàng trăm tiểu thương chợ đầu mối

TP HCM lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho hàng trăm tiểu thương chợ đầu mối

VOV.VN - Chiều nay (9/9), 200 tiểu thương chợ đầu mối Hóc Môn tiếp tục được xét nghiệm nhanh Covid-19 ngay tại khu vực chợ để sàng lọc, đánh giá mức độ lây nhiễm trong cộng đồng.