Bộ Y tế đề xuất phương án cách ly mới khi mở các chuyến bay thương mại

VOV.VN - Theo đó, phương án mới sẽ chia việc cách ly làm 2 giai đoạn, với 3 lần xét nghiệm, trước khi cho phép người cách ly được trở lại trạng thái hoạt động bình thường.

Chiều 18/9, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, các hoạt động kinh tế - xã hội về cơ bản đã quay trở lại như trước thời điểm dịch bùng phát lần thứ 2. Trong bối cảnh Việt Nam mở cửa trở lại với một số nước để đón chuyên gia, nhà đầu tư, những đối tượng cần thiết vào Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Long lưu ý một trong những vấn đề cần quan tâm khi mở các chuyến bay thương mại, trong đó có vấn đề cách ly. Đến nay Việt Nam đã cho phép 120.000 chuyên gia vào Việt Nam.

Theo đó, ông Long đề xuất phương án mới, đó là chia làm 2 giai đoạn cách ly. Giai đoạn 1 (7 ngày đầu tiên), tiến hành xét nghiệm 2 lần, lần 1 vào ngày đầu trước khi nhập cảnh và lần 2 vào ngày trước khi cho phép họ rời khỏi khách sạn nơi họ cách ly. Sau 7 ngày có thể cho phép người đó trở về khu lưu trú hoặc nhà công vụ hay nơi ở do cơ quan của người đó thu xếp để tiếp tục cách ly trong 7 ngày nữa.

Từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14, chuyên gia có thể làm việc và phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cơ bản đeo khẩu trang, sát trùng tay, đồng thời hạn chế tiếp xúc. Trong giai đoạn này, cần lưu ý ghi lại tiền sử tiếp xúc của người này để đến ngày thứ 14 tiến hành xét nghiệm lần thứ 3, nếu dương tính thì có thể truy xuất nhanh, nếu âm tính có thể cho họ trở về trạng thái bình thường.

Tại cuộc họp, Quyền Bộ trưởng Y tế cũng kiến nghị Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới theo hướng dẫn của Bộ Y tế; thực hiện tốt thông điệp 5K và thực hiện các chế tài xử phạt các trường hợp vi phạm công tác phòng, chống dịch. 

Rà soát, quyết định danh sách người nhập cảnh sẽ được vào làm việc và phối hợp với Bộ Công an để xem xét giải quyết; rà soát, cập nhật các cơ sở cách ly tập trung dành cho người nhập cảnh trên địa bàn, đảm bảo công tác phòng chống dịch theo các hướng dẫn của Bộ Y tế. 

Các đơn vị liên quan xây dựng các phương án quản lý người nhập cảnh và tổ chức triển khai bao gồm tổ chức phân luồng di chuyển, kiểm tra y tế, lấy mẫu xét nghiệm, giám sát chặt chẽ việc đưa đón người nhập cảnh về cơ sở cách ly; quản lý chặt chẽ các cơ sở được lựa chọn thực hiện cách ly; triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự và đảm bảo an toàn phòng chống dịch. 

Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại các cơ sở cách ly tập trung được lựa chọn và tại nơi lưu trú. 

Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép; xử lý nghiêm việc tổ chức nhập cảnh trái phép, các cơ sở lưu trú, khách sạn nhận người nhập cảnh trái phép lưu trú, doanh nghiệp nhận lao động là người nhập cảnh trái phép.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quản lý chặt chẽ các cơ sở lưu trú có thực hiện cách ly; phối hợp với các đơn vị công an, y tế tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ việc cách ly tại cơ sở lưu trú, bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch. Bộ Quốc phòng chuẩn bị tốt các cơ sở cách ly tập trung tại các cơ sở quân đội, thực hiện đầy đủ các hướng dẫn phòng chống dịch của BCĐQG và Bộ Y tế.

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế hoàn thiện và hướng dẫn công cụ chung để khai báo y tế và thực hiện truy vết các trường hợp nghi ngờ đồng thời chỉ đạo các đơn vị công nghệ thông tin xem xét, nghiên cứu các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý các trường hợp thực hiện cách ly đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Bộ, ban, ngành và các địa phương chỉ đạo tổ chức tuyên truyền hướng dẫn thực hiện phòng chống dịch trong tình hình mới, thường xuyên rà soát, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn tại các cơ sở và hoạt động thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý, đặc biệt với các khách sạn, cơ sở lưu trú, các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu kép không để đình trệ, đứt gãy các hoạt động kinh tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sáng 18/9, Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới, 940 bệnh nhân đã khỏi bệnh
Sáng 18/9, Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới, 940 bệnh nhân đã khỏi bệnh

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, đến 6h sáng 18/9, Việt Nam tiếp tục ghi nhận không có ca mắc Covid-19. Như vậy, sau 16 ngày liên tục nước ta không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng.

Sáng 18/9, Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới, 940 bệnh nhân đã khỏi bệnh

Sáng 18/9, Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới, 940 bệnh nhân đã khỏi bệnh

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, đến 6h sáng 18/9, Việt Nam tiếp tục ghi nhận không có ca mắc Covid-19. Như vậy, sau 16 ngày liên tục nước ta không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng.

Chiều 17/9, Việt Nam có thêm 3 ca mắc Covid-19 được cách ly khi nhập cảnh
Chiều 17/9, Việt Nam có thêm 3 ca mắc Covid-19 được cách ly khi nhập cảnh

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, đến 18h chiều 17/9, Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca mắc Covid-19 mới. Đây đều là các ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Hà Nội.

Chiều 17/9, Việt Nam có thêm 3 ca mắc Covid-19 được cách ly khi nhập cảnh

Chiều 17/9, Việt Nam có thêm 3 ca mắc Covid-19 được cách ly khi nhập cảnh

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, đến 18h chiều 17/9, Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca mắc Covid-19 mới. Đây đều là các ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Hà Nội.

Việt Nam điều trị khỏi 936 bệnh nhân COVID-19, không ghi nhận ca mắc mới
Việt Nam điều trị khỏi 936 bệnh nhân COVID-19, không ghi nhận ca mắc mới

VOV.VN - Bộ Y tế thông báo, sáng 17/9, cả nước không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Tổng số ca đến nay là 1.063 người.

Việt Nam điều trị khỏi 936 bệnh nhân COVID-19, không ghi nhận ca mắc mới

Việt Nam điều trị khỏi 936 bệnh nhân COVID-19, không ghi nhận ca mắc mới

VOV.VN - Bộ Y tế thông báo, sáng 17/9, cả nước không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Tổng số ca đến nay là 1.063 người.