Bộ Y tế sẽ lùi thời gian tăng viện phí

VOV.VN - Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết: Chúng tôi sẽ lùi thời gian tăng viện phí, có thể vào năm 2016.

Chiều 22/11, tại cuộc đối thoại trực tiếp với chủ đề “Điều chỉnh giá dịch vụ y tế: hướng tới quyền lợi của người bệnh” do Hệ Thời sự Chính trị (VOV1) và Kênh Truyền hình Quốc hội thuộc Đài TNVN tổ chức, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết sẽ lùi thời gian tăng viện phí vào năm 2016.

Các khách mời tham gia cuộc đối thoại trực tiếp tại phòng thu 58 Quán Sứ, Hà Nội.

Giải thích lý do này, ông Nguyễn Nam Liên nói: “Việc tạm lùi thời gian tăng viện phí này nhằm giúp Bộ Y tế và các cơ quan liên quan có thêm thời gian chỉnh sửa phần mềm thu viện phí. Sau khi ban hành Thông tư này liên bộ Y tế, Tài chính, BHXH Việt Nam sẽ phải đi tập huấn cho một số tỉnh, sau đó tỉnh lại tiếp tục tập huấn cho các bệnh viện, kể cả những nhân viên – người trực tiếp làm công tác thu tiền viện phí cũng như y tế, điều dưỡng để họ hiểu hơn tránh xảy ra nhầm lẫn cũng như có thời gian chỉnh sửa phần mềm. Bởi vì, hiện nay, hầu hết giá dịch vụ đều thanh toán bằng phần mềm. Thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã có cuộc làm việc với các bệnh viện và thấy vấn đề khó khăn hiện nay là sẽ phải thực hiện cho người có thể bảo hiểm y tế trước và người không có thẻ BHYT sau. Như vậy, bệnh viện cùng một lúc thực hiện 1 dịch vụ nhưng 2 giá, cho nên phải có phần mềm thật chính xác để tránh xảy ra nhầm lẫn không đáng có”.

“Tới đây, chúng tôi sẽ tăng cường giám sát cũng như thanh tra chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện song song với việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế. Đây là vấn đề mà Bộ Y tế rất quan tâm và chỉ đạo tích cực để thực hiện. Nhưng trước hết, các bệnh viện cũng phải công khai, minh bạch hơn nữa tất cả các bảng giá dịch vụ y tế của đơn vị mình để mọi người dân đều biết. Thời gian vừa qua, chúng tôi thấy cũng đã có rất nhiều bệnh viện thực hiện tốt”, ông Liên nhấn mạnh.

Ông Liên cũng cho biết thêm, những đối tượng tham gia BHYT sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Hiện hơn 10 tỉnh có số người tham gia bảo hiểm y tế dưới 60% số dân và người chưa có bảo hiểm sẽ gặp khó khăn khi áp dụng viện phí mới với nhóm trả viện phí trực tiếp. Vì vậy, người dân phải tăng cường tham gia BHYT. Luật của Việt Nam yêu cầu mua BHYT là bắt buộc và theo hộ gia đình. Thời gian vừa qua, chính phủ đã thông thoáng trong việc đăng ký tham gia BHYT, ai có nhu cầu thì đăng ký tham gia…

Trước đó, Bộ Y tế phối hợp Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam hoàn thiện dự thảo Thông tư liên bộ quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc để áp dụng từ cuối năm nay. Với việc điều chỉnh lần này, khoảng 1.800 dịch vụ y tế sẽ tăng giá từ 20% đến 30%, khi đó hàng chục triệu người nghèo, đối tượng chính sách sẽ được lợi khi khám, chữa bệnh (KCB).

Giá dịch vụ y tế không chỉ là giá để người dân chi trả chi phí KCB mà quan trọng hơn là cơ sở để cơ quan Bảo hiểm xã hội thay mặt cho người dân thanh toán cho bệnh viện. Hiện nay giá dịch vụ y tế mới tính ba trong số bảy yếu tố. Tại nhiều địa phương cũng mới chỉ tính từ 60% đến 70% giá trị thật của ba yếu tố đó. Vì thế liên bộ xây dựng điều chỉnh giá dịch vụ thống nhất các bệnh viện đồng hạng trong toàn quốc với khoảng 1.800 giá dịch vụ mà chủ yếu điều chỉnh ở giá tiền khám bệnh và tiền giường. Và theo lộ trình trước mắt chỉ điều chỉnh giá dịch vụ đối với người bệnh có thẻ BHYT. Khi điều chỉnh giá, khoảng 23,7 triệu người là người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội có thẻ BHYT là những người hưởng lợi vì họ được ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác mua thẻ BHYT, khi đi KCB được quỹ BHYT thanh toán 100%. 

Như vậy, họ không phải chi trả thêm một phần chi phí mà trước đây chưa kết cấu vào giá. Đối với người thuộc diện cận nghèo, cũng đã được ngân sách hỗ trợ 70% chi phí để mua thẻ BHYT, nhiều địa phương cũng đã hỗ trợ thêm 30% chi phí còn lại, cho nên khi đi KCB, những người này được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí, chỉ phải đồng chi trả 5%, cho nên mức độ tác động không lớn. Các đối tượng có thẻ BHYT phải đồng chi trả 20% chi phí KCB BHYT thì có bị ảnh hưởng, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không lớn.

Lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế:

- Đến năm 2016: Giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp.

- Đến năm 2018: Giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý.

- Đến năm 2020: Giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sẽ tiếp tục tăng viện phí thêm 20%
Sẽ tiếp tục tăng viện phí thêm 20%

Mức tăng này ở một số dịch vụ để “gánh” thêm tiền lương, phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật...

Sẽ tiếp tục tăng viện phí thêm 20%

Sẽ tiếp tục tăng viện phí thêm 20%

Mức tăng này ở một số dịch vụ để “gánh” thêm tiền lương, phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật...

Tăng viện phí để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Tăng viện phí để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

VOV.VN - Việc tăng viện phí phải được thực hiện nhằm nâng giá trần thanh toán của bảo hiểm y tế đang gây khó khăn cho các bệnh viện khi khám chữa bệnh.

Tăng viện phí để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Tăng viện phí để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

VOV.VN - Việc tăng viện phí phải được thực hiện nhằm nâng giá trần thanh toán của bảo hiểm y tế đang gây khó khăn cho các bệnh viện khi khám chữa bệnh.

Người có BHYT có bị ảnh hưởng quyền lợi khi tăng viện phí?
Người có BHYT có bị ảnh hưởng quyền lợi khi tăng viện phí?

VOV.VN -Những đối tượng có BHYT vẫn được Nhà nước mua thẻ và được BHYT thanh toán toàn bộ nên không bị ảnh hưởng.

Người có BHYT có bị ảnh hưởng quyền lợi khi tăng viện phí?

Người có BHYT có bị ảnh hưởng quyền lợi khi tăng viện phí?

VOV.VN -Những đối tượng có BHYT vẫn được Nhà nước mua thẻ và được BHYT thanh toán toàn bộ nên không bị ảnh hưởng.

Hà Nội lại đề xuất tăng viện phí
Hà Nội lại đề xuất tăng viện phí

Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND đề nghị điều chỉnh tăng phí 1.300 dịch vụ khám chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập.

Hà Nội lại đề xuất tăng viện phí

Hà Nội lại đề xuất tăng viện phí

Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND đề nghị điều chỉnh tăng phí 1.300 dịch vụ khám chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập.

Bộ trưởng Y tế: “Không có chuyện hoãn tăng viện phí”
Bộ trưởng Y tế: “Không có chuyện hoãn tăng viện phí”

VOV.VN -Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định với PV tại hành lang Quốc hội: “Không có chuyện hoãn tăng viện phí”.

Bộ trưởng Y tế: “Không có chuyện hoãn tăng viện phí”

Bộ trưởng Y tế: “Không có chuyện hoãn tăng viện phí”

VOV.VN -Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định với PV tại hành lang Quốc hội: “Không có chuyện hoãn tăng viện phí”.