Cà Mau cần giải pháp căn cơ cho vấn đề sụt lún, sạt lở mùa khô

VOV.VN - Tình trạng sụt lún, sạt lở đất trong vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời, Cà Mau đang tăng từng ngày về số vụ, mức độ thiệt hại ngày càng nghiêm trọng. Cơ quan chức năng đang khẩn trương triển khai các giải pháp ứng phó tạm thời, tuy nhiên, về lâu dài cần có giải pháp căn cơ để phòng tránh.

Theo ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, thực trạng sạt, trượt đất trong mùa hạn của tỉnh đã từng xảy ra năm 2016 và 2020. Nguyên nhân của thực trạng này là do mực nước kênh rạch và trên đồng rộng chênh lệch lớn; kết cấu đất ven sông không tốt. Bên cạnh đó, khi thi công, nạo vét kênh rạch thủy lợi có những nơi sâu hơn mức trung bình cho phép nên mất chân đất chịu lực. Ngoài ra, đa số công trình giao thông nằm gần bờ kênh, gia tải lớn, khi mực nước xuống thấp đã dẫn đến trượt, sạt, sụt lún đất.

Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đã khảo sát, đánh giá và đề ra các biện pháp cho từng tình huống cụ thể. Việc cần thiết nhất là nâng cao trách nhiệm của người dân, chính quyền địa phương trong phòng tránh sạt lở, sụt lún. Đẩy mạnh tuyên truyền để người dân có trách nhiệm trong việc phòng sạt, sụt lún ngay phần đất gia đình mình. Đối với các bờ kênh có tình trạng gia tải lớn sẽ tiến hành các biện pháp giảm tải, như: cắt bớt cây cối lớn ven bờ; phân luồng, điều tiết xe; với những tuyến đường quan trọng, có nguy cơ sạt, lún đường giao thông cao thì có thể dừng lưu thông.

Ông Lê Văn Sử nêu rõ, khi xảy ra sụt lún, sạt lở thì thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ: "Dự báo mùa khô năm nay còn kéo dài khoảng 3 tháng, nguy cơ sẽ còn khốc liệt hơn. Quan điểm chỉ đạo của tỉnh Cà Mau là thực hiện các biện pháp nghiêm theo phương châm 4 tại chỗ và thực hiện theo phân cấp. Tức là trách nhiệm của cấp nào thì cấp đó xử lý, đặc biệt là cần có sự tham gia tích cực của người dân". 

Tại các xã trong vùng ngọt huyện Trần Văn Thời như: Khánh Hải, Trần Hợi, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc,… các lực lượng chức năng đang khẩn trương thực hiện tỉa, cắt bỏ các cây thân gỗ lớn ven sông, kênh để giảm tải. Vấn đề này nhận được sự đồng thuận cao từ nhân dân. Bên cạnh đó, người dân cũng đang cùng các lực lượng dân quân tự vệ, đoàn viên thanh niên… tiến hành gia cố, khắc phục các điểm đã và có nguy cơ sạt lở, sụt lún.

Ông Phạm Thành Được, Chủ tịch UBND xã Khánh Hải, địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sụt lún, sạt lở với 170 vị trí, cho biết: "UBND xã đã mua nóng cừa tràm, chỉ đạo tiến hành gia cố những đoạn có nguy cơ, không để sụt lún, sạt lở lộ giao thông. Những đoạn nào đã sụp lộ xuống thì sửa chữa hoặc làm đường tạm để người dân đi lại".

Những vấn đề vừa nêu là giải pháp khắc phục tạm thời, về căn cơ lâu dài, cần đảm bảo vùng ngọt hóa không bị kiệt nước vào mùa khô. Trong buổi làm việc với cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau vừa qua tại huyện Trần Văn Thời, ông Tô Văn Thanh, Phó Viện trưởng Viện khoa học thuỷ lợi miền Nam đã chỉ ra nguyên nhân chính gây sụt, sạt lở đất là thiếu nước và đề xuất, cần cơ cấu, thực hiện sớm vụ mùa sản xuất.

Tuy nhiên, theo UBND huyện Trần Văn Thời, vùng ngọt hóa của huyện chân đất trồng lúa có nơi cao, nơi trung bình và nơi trũng. Vụ mùa Hè - Thu nếu thực hiện sớm nhưng tính toán không hợp lý có nguy cơ thu hoạch ngay cao điểm mưa, gây ngập úng và thiệt hại. Còn tại vụ lúa Đông – Xuân năm nay, cơ quan chức năng đã đánh giá trước tình hình thiếu nước sản xuất, cũng như thiếu nước dẫn đến nguy cơ sụt, sạt lở đất nên đẩy sớm lịch thời vụ và sớm đóng các cống để tránh mất nước.

Nhưng thực tế, một số nơi trũng mực nước quá cao, trong khi bờ bao chống tràn đầu tư lâu đã xuống cấp, không đảm bảo để người dân bơm nước xuống giống. Trước áp lực đảm bảo tiến hành vụ mùa từ người dân, thậm chí cơ quan chức năng đã phải tháo bớt nước trong vùng ngọt, đảm bảo sản xuất.

Để giải quyết vấn đề này, ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời cho biết, đầu tiên cần có thông tin dự báo thời tiết mưa, nắng hạn chính xác, trên cơ sở đó cơ quan chức năng sẽ cơ cấu lại vụ mùa và vận động nhân dân thực hiện. Cũng cần đầu tư đầy đủ hệ thống đê bao chống tràn và các trạm bơm điều tiết chống ngập úng mới đảm bảo sản xuất sớm, tránh mất nước trong mùa khô.

"Cần bồi đắp đê bao quanh các kênh rạch vùng ngọt như chương trình chống tràn trước đây đã làm. Chúng tôi sẽ tính toán, dịch chuyển bờ bao này vào bên trong để tránh sạt lở, đồng thời tận dụng lòng kênh phục vụ cho sản xuất vào vụ Đông Xuân", ông Công nói.

Vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời đã xảy ra hơn 400 vị trí sạt lở, sụt lún đất. Thực trạng lún, lở đất đã từng 2 lần diễn ra nghiêm trọng tương tự. Đặc biệt, trong mùa khô năm 2019 – 2020, vùng ngọt tỉnh Cà Mau đã xảy ra hơn 1.000 vụ sụt lún, sạt lở mà chủ yếu gây thiệt hại ở huyện Trần Văn Thời.

Theo dự báo, mùa khô năm nay kéo dài, tình hình nắng hạn gay gắt sẽ khốc liệt nên vấn đề sụt, sạt lở có thể phức tạp hơn. Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đang khẩn trương thực hiện các giải pháp khắc phục tạm thời, tuy nhiên, cũng cần có những giải pháp căn cơ để tránh lặp lại trong những mùa khô tiếp theo.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Báo động tình trạng sụt lún, sạt lở nghiêm trọng ở Cà Mau
Báo động tình trạng sụt lún, sạt lở nghiêm trọng ở Cà Mau

VOV.VN - Vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau đang chịu thiệt hại nặng nề bởi hạn hán. Trong đó, sụt lún, sạt lở đất đang là thực trạng rất nan giải. Chỉ địa bàn 1 xã ở huyện Trần Văn Thời, Cà Mau đã xảy ra 139 vụ sụt lún, sạt lở làm hư hỏng nhiều tuyến đường giao thông.

Báo động tình trạng sụt lún, sạt lở nghiêm trọng ở Cà Mau

Báo động tình trạng sụt lún, sạt lở nghiêm trọng ở Cà Mau

VOV.VN - Vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau đang chịu thiệt hại nặng nề bởi hạn hán. Trong đó, sụt lún, sạt lở đất đang là thực trạng rất nan giải. Chỉ địa bàn 1 xã ở huyện Trần Văn Thời, Cà Mau đã xảy ra 139 vụ sụt lún, sạt lở làm hư hỏng nhiều tuyến đường giao thông.

Lão nông trồng dừa lùn ở Cà Mau cho thu nhập cao
Lão nông trồng dừa lùn ở Cà Mau cho thu nhập cao

VOV.VN - Mô hình trồng dừa lùn Bến Tre trên đất nhiễm mặn ở Cà Mau của ông Lê Quang Dễ đang giúp gia đình có nguồn thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.

Lão nông trồng dừa lùn ở Cà Mau cho thu nhập cao

Lão nông trồng dừa lùn ở Cà Mau cho thu nhập cao

VOV.VN - Mô hình trồng dừa lùn Bến Tre trên đất nhiễm mặn ở Cà Mau của ông Lê Quang Dễ đang giúp gia đình có nguồn thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.

Tiếp tục xảy ra sụp lún nghiêm trọng trong vùng ngọt hoá ở Cà Mau
Tiếp tục xảy ra sụp lún nghiêm trọng trong vùng ngọt hoá ở Cà Mau

VOV.VN - Vụ sụt lún làm một trong những tuyến huyết mạch của tỉnh Cà Mau tạm thời bị chia cắt giao thông.

Tiếp tục xảy ra sụp lún nghiêm trọng trong vùng ngọt hoá ở Cà Mau

Tiếp tục xảy ra sụp lún nghiêm trọng trong vùng ngọt hoá ở Cà Mau

VOV.VN - Vụ sụt lún làm một trong những tuyến huyết mạch của tỉnh Cà Mau tạm thời bị chia cắt giao thông.

Lại sụt lún nghiêm trọng đường về xã đảo ở Cà Mau
Lại sụt lún nghiêm trọng đường về xã đảo ở Cà Mau

VOV.VN -Ngày 30/3, UBND xã Khánh Bình Tây (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) cho biết, tuyến lộ Co Xáng- Cơi 5 - Đá Bạc lại tiếp tục sụt lún nghiêm trọng.

Lại sụt lún nghiêm trọng đường về xã đảo ở Cà Mau

Lại sụt lún nghiêm trọng đường về xã đảo ở Cà Mau

VOV.VN -Ngày 30/3, UBND xã Khánh Bình Tây (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) cho biết, tuyến lộ Co Xáng- Cơi 5 - Đá Bạc lại tiếp tục sụt lún nghiêm trọng.

Đường ở Cà Mau sụt lún kéo theo 3 xe máy và 5 người rơi xuống
Đường ở Cà Mau sụt lún kéo theo 3 xe máy và 5 người rơi xuống

VOV.VN -Đoạn đường bị sụt lún nằm trên tuyến huyết mạnh về trung tâm xã Trần Hợi (Cà Mau). Cả 5 người ngồi trên 3 xe máy may mắn không bị thương nặng.

Đường ở Cà Mau sụt lún kéo theo 3 xe máy và 5 người rơi xuống

Đường ở Cà Mau sụt lún kéo theo 3 xe máy và 5 người rơi xuống

VOV.VN -Đoạn đường bị sụt lún nằm trên tuyến huyết mạnh về trung tâm xã Trần Hợi (Cà Mau). Cả 5 người ngồi trên 3 xe máy may mắn không bị thương nặng.