Các cơ sở núp rào tôn kinh doanh sau khi Hà Nội tiến hành cưỡng chế

VOV.VN - Sau hơn 1 tháng chính quyền quận Cầu Giấy tiến hành cưỡng chế vi phạm tại mương thoát nước Nghĩa Đô, nhiều cơ sở vẫn kinh doanh sau hàng rào tôn

Trong khi những vi phạm tại dự án cống hóa mương Phan Kế Bính (phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội) chưa được chính quyền thực hiện cưỡng chế do một số đơn vị thuê lại mặt bằng doạ khởi kiện đơn vị cho thuê là Công ty Cổ phần Đa quốc gia thì tại dự án mương Nghĩa Đô (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã thực hiện cưỡng chế xong cách đây hơn 1 tháng (ngày 17/5).

Lực lượng chức năng đã phá dỡ xong phần vi phạm trật tự xây dựng, thiết lập hàng rào tôn.

Một cơ sở tập GYM vẫn hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV đến thời điểm hiện nay, bên cạnh một số cơ sở kinh doanh ngành nghề không đúng mục tiêu đã đóng cửa dán thông báo chuyển địa điểm thì vẫn còn nhiều cơ sở đang hoạt động kinh doanh bình thường ngay phía sau hàng rào tôn, trong đó phần lớn những cơ sở này là kinh doanh dịch vụ ăn uống, phòng tập gym- thuộc ngành nghề không đúng mục tiêu dự án.

Dự án Cống hóa mương thoát nước Nghĩa Đô kết hợp làm bãi đỗ xe và công trình dịch vụ phụ trợ (Đất cơ sở sản xuất kinh doanh) đường Nguyễn Khánh Toàn được UBND TP Hà Nội giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư xây lắp thương mại và dịch vụ làm chủ đầu tư với mục tiêu cống hóa mương, giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao khả năng thoát nước, xây dựng bãi đỗ xe tĩnh trong khu vực; Bãi đỗ xe  sức chứa 185 xe ô tô, 500 xe máy và các dịch vụ kèm theo.

Tổng diện tích sử dụng hơn 14.000 m2, trong đó Thành phố nêu rõ: không cấp Giấy chứng nhận cho 1.190m2 đất để làm đường quy hoạch, không được xây dựng công trình. Sau khi làm đường xong, bàn giao lại cho cơ quan quản lý chuyên ngành và chính quyền địa phương.

Một cửa hàng kinh doanh đồ điện tử tại mương Nghĩa Đô.

Tuy nhiên, sau khi hoàn thành dự án mương nước thải chủ đầu tư đã có hành vi vi phạm về trật tự xây dựng như dựng khung sắt, mái tôn, xây tường gạch, tạo vách ngăn giữa các ô để cho các cơ sở kinh doanh thuê lại.

Theo ông Cù Đức Tố - Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư xây lắp thương mại và dịch vụ, cho rằng không có chuyện công ty sử dụng đất đất mương đã được cống hóa để xây dựng công trình thay thế bãi đỗ xe “Thực tế diện tích cống hóa đã được kiên cố và bảo vệ tốt. Công ty không xây dựng công trình trên diện tích kênh mương, theo giấy chứng nhận đầu tư đã cấp quy mô dự án là 185 xe ô tô và 500 xe máy được công ty bố trí thừa vị trí. Kể cả diện tích dành cho cây xanh cũng được đảm bảo”, ông Tố nói.

Chủ đầu tư cũng đồng tình với TP, toàn bộ phần cống hóa tổng diện tích hơn 5.000 m2 của con mương thoát nước Nhà nước giao quản lý sử dụng, không được cấp bìa đỏ là đúng.  Tuy nhiên, cần đưa phần diện tích này  ra khỏi diện tích tính tiền thuê đất.

Còn đối với hơn 7.900 m2 còn lại của dự án nằm ngoài diện tích cống hóa, theo chủ đầu tư thì vẫn cần được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và được tính giá ưu đãi theo Luật đầu tư đối với công trình xã hội hóa.

Trao đổi với PV về việc hiện nay sau khi quận Cầu Giấy cưỡng chế đến vẫn còn một số cơ sở đang kinh doanh, ông Cù Đức Tố cho biết: “Các đơn vị thuê lại mặt bằng và kinh doanh đều hoạt động theo đúng giấy đăng ký kinh doanh thành phố cấp. Sau khi quận cưỡng chế, chủ đầu tư cũng như doanh nghiệp thuê lại mặt bằng đã chuyển đổi sang trông giữ phương tiện ngày đêm. Tuy nhiên, không có phương tiện nào vào gửi vì không có mái che, rất lãng phí”.

 

Thừa nhận sai phạm và chấp nhận việc cưỡng chế các vi phạm trật tự xây dựng tại dự án. Tuy nhiên, ông Cù Đức Tố cho rằng, mục tiêu cải tạo mương thoát nước ô nhiễm hôi thối thành nơi sạch đẹp xong thì nhà đầu tư cần được khai thác nhằm mục đích thu hồi vốn.

Ông Cù Đức Tố cho biết, năm 2007 khi khu vực này còn là kênh sông bẩn thỉu, đơn vị đã đầu tư 40 tỷ đồng nạo vét và làm 2 lớp cốt thép, giúp lòng sông sâu 7m được cống hóa như ngày nay. Toàn bộ khu đất cũng đã được Sở TN-MT cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 50 năm, ghi rất rõ là đất dành cho sản xuất kinh doanh. Về thuế đất, mỗi năm công ty nộp thuế 500 triệu đồng, từ 2013 đến nay thu thành 9 tỷ đồng/năm (tương đương với toàn bộ là thuế kinh doanh dịch vụ)./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xử lý các cơ sở kinh doanh tại mương Phan Kế Bính
Xử lý các cơ sở kinh doanh tại mương Phan Kế Bính

VOV.VN - UBND phường Cống Vị, quận Ba Đình đã có thông báo di dời tới các cơ sở kinh doanh sử dụng đất sai mục đích tại dự án cống hóa mương Phan Kế Bính

Xử lý các cơ sở kinh doanh tại mương Phan Kế Bính

Xử lý các cơ sở kinh doanh tại mương Phan Kế Bính

VOV.VN - UBND phường Cống Vị, quận Ba Đình đã có thông báo di dời tới các cơ sở kinh doanh sử dụng đất sai mục đích tại dự án cống hóa mương Phan Kế Bính

Cưỡng chế các cơ sở thuê kinh doanh sai phạm ở mương Phan Kế Bính
Cưỡng chế các cơ sở thuê kinh doanh sai phạm ở mương Phan Kế Bính

VOV.VN - 6 cơ sở kinh doanh trên phần đất xây dựng sai phép, không phép và sử dụng sai mục đích sẽ bị cưỡng chế di dời.

Cưỡng chế các cơ sở thuê kinh doanh sai phạm ở mương Phan Kế Bính

Cưỡng chế các cơ sở thuê kinh doanh sai phạm ở mương Phan Kế Bính

VOV.VN - 6 cơ sở kinh doanh trên phần đất xây dựng sai phép, không phép và sử dụng sai mục đích sẽ bị cưỡng chế di dời.

Hà Nội: Khu vực mương Phan Kế Bính “án binh bất động” trước hạn di dời
Hà Nội: Khu vực mương Phan Kế Bính “án binh bất động” trước hạn di dời

VOV.VN - Dân kinh doanh khu vực mương Phan Kế Bình vẫn "án binh bất động" mặc dù ngày phải di dời các công trình sai phép đã cận kề.

Hà Nội: Khu vực mương Phan Kế Bính “án binh bất động” trước hạn di dời

Hà Nội: Khu vực mương Phan Kế Bính “án binh bất động” trước hạn di dời

VOV.VN - Dân kinh doanh khu vực mương Phan Kế Bình vẫn "án binh bất động" mặc dù ngày phải di dời các công trình sai phép đã cận kề.