Các địa phương không chủ quan với hoàn lưu sau bão Mangkhut

VOV.VN -Bão Mangkhut chưa gây bất kỳ thiệt hại nào đối với nước ta, nhưng các địa phương vùng núi phía Bắc cần chuẩn bị ứng phó với mưa lớn do hoàn lưu bão.

Tại cuộc họp sáng nay (17/09), Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai cho biết, đến thời điểm này, tại các địa phương miền núi Bắc Bộ như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai... vài nơi chỉ có mưa nhỏ, gió nhẹ. Mực nước trên các sông và các hồ chưa chưa có gì biến động.

Trên các vùng biển chỉ có gió nhẹ, hầu hết các tàu thuyền hoạt động ven bờ đã nhận được tin báo và di chuyển đến nơi an toàn. Tuy nhiên, theo báo cáo của lực lượng Bộ đội biên phòng, đến 16h chiều 16/09, vẫn còn một số phương tiện của ngư dân Thanh Hóa đang hoạt động ở ven biển Hải Phòng không chịu vào bờ tránh bão.

Bão số 6 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và có thể gây mưa to ở các tỉnh vùng núi phía Bắc. 
Thượng tá Nguyễn Đình Hưng, Phó phòng Cứu hộ - Cứu nạn Bộ đội biên phòng cho biết: “Chúng tôi chỉ đạo các đơn vị lập danh sách thống kê số phương tiện, số hiệu của các phương tiện này để thông tin cho các đơn vị khi có các phương tiện vào đăng ký tạm trú ở các khu vực do đồn biên phòng quản lý. Trong những ngày tới, biên phòng cũng tiếp tục đôn đốc chỉ đạo các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị vùng núi phía Bắc chủ động các biện pháp ứng phó với mưa lũ sau bão”.

Kết luận tại phiên họp sáng nay 17/9, ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, đối với bão Mangkhut, các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đã lên phương án ứng phó rất kịp thời.

Đến thời điểm này, bão đã di chuyển vào đất liền Trung Quốc và chưa có bất kỳ thiệt hại nào đối với Việt Nam. Tuy nhiên, các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương không được chủ quan mà cần chuẩn bị phương án ứng phó với hoàn lưu của bão. Dự báo mưa không lớn lắm nhưng các hình thái thời tiết sau bão thì vẫn có thể gây mưa cục bộ tại một số địa phương, rất dễ gây ra sạt lở đất và lũ quét.

“Công tác phòng ngừa chuẩn bị ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét vẫn phải triển khai nghiêm túc để đảm bảo giảm thiểu thiệt hại vì những đợt lũ quét, sạt lở đất trước đây cũng không có bão, chỉ có mưa cũng đã gây thiệt hại rất lớn. Công tác phòng ngừa với mưa ở khu vực miền núi phía Bắc, phòng ngừa lũ quét sạt lở đất vẫn thường xuyên phải triển khai bất kể khi có bão hay không có bão. Chúng ta phải chuẩn bị bởi vì ảnh hưởng do mưa trong suốt gần 2 tháng qua đã gây ra những thiệt hại và dấu hiệu nguy hiểm cho miền núi phía Bắc”- ông Nguyễn Trường Sơn cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đêm nay, các tỉnh Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của bão số 6
Đêm nay, các tỉnh Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của bão số 6

VOV.VN -Ở Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; các tỉnh khác ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ít chịu ảnh hưởng về gió mạnh của bão số 6.

Đêm nay, các tỉnh Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của bão số 6

Đêm nay, các tỉnh Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của bão số 6

VOV.VN -Ở Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; các tỉnh khác ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ít chịu ảnh hưởng về gió mạnh của bão số 6.

Bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa to ở Bắc Bộ
Bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa to ở Bắc Bộ

VOV.VN -Sáng nay (17/9), sau khi đi vào phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), bão số 6 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa to ở Bắc Bộ

Bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa to ở Bắc Bộ

VOV.VN -Sáng nay (17/9), sau khi đi vào phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), bão số 6 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Vì sao bão số 6 di chuyển lệch sang Trung Quốc?
Vì sao bão số 6 di chuyển lệch sang Trung Quốc?

VOV.VN - Theo chuyên gia khí tượng, đường đi của bão về mặt lý thuyết khá phức tạp vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngoại lực, quán tính, ma sát...

Vì sao bão số 6 di chuyển lệch sang Trung Quốc?

Vì sao bão số 6 di chuyển lệch sang Trung Quốc?

VOV.VN - Theo chuyên gia khí tượng, đường đi của bão về mặt lý thuyết khá phức tạp vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngoại lực, quán tính, ma sát...