Các doanh nghiệp vận tải tại Hà Nội sẵn sàng để bến xe, xe buýt hoạt động trở lại

VOV.VN - TP Hà Nội sẽ cho phép các loại hình vận tải hoạt động trở lại theo từng bước, thận trọng, đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19. Nới lỏng nhưng phải bảo đảm kiểm soát được tình hình dịch bệnh…

Bến xe, doanh nghiệp vận tải đều sẵn sàng hoạt động

Ông Nguyễn Anh Toàn, Giám đốc Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội (đơn vị quản lý 3 bến xe: Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm) cho biết, dù thành phố vẫn chưa cho phép hoạt động vận tải công cộng hoạt động trở lại nhưng công ty đã chuẩn bị sẵn sàng, trong trường hợp được phép sẽ hoạt động được ngay.

“Được biết, dịch Covid-19 ở Hà Nội đang được kiểm soát tốt, chúng tôi tin rằng Hà Nội đang chuẩn bị phương án để các hoạt động vận tải sớm trở lại. Tinh thần của các bến xe là sẵn sàng mở cửa để phục vụ doanh nghiệp và hành khách sau thời gian dài đóng cửa phòng dịch”, ông Toàn cho biết.

Ông Trịnh Hoài Lam, quản lý Bến xe Nước Ngầm cho biết, đều đã chuẩn bị sẵn sàng bến bãi, phương tiện để hoạt động trở lại.

"Hiện nay, chúng tôi chưa nhận được văn bản, hay kế hoạch chi tiết về việc hoạt động vận tải của TP Hà Nội. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 để chuẩn bị cho hoạt động vận tải trở lại. Chúng tôi cũng sẽ có văn bản gửi tới Sở GTVT Hà Nội về những giải pháp, đề xuất cho kế hoạch mở lại hoạt động vận tải", ông Lam cho biết.

Ông Đào Việt Dũng, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Xe điện Hà Nội cho biết, trong thời gian tạm dừng hoạt động vẫn yêu cầu các đơn vị thường xuyên chăm sóc phương tiện để duy trì chất lượng, an toàn. Đơn vị đã chuẩn bị đầy đủ về các điều kiện nhân lực, vật lực. Tất cả lái xe đều được tiêm mũi 1 và 30% tiêm mũi 2.

“Mọi yêu cầu về phòng chống dịch, sắp xe để vận hành, chúng tôi đều đã sẵn sàng để hoạt động trở lại”, ông Dũng cho hay.

Theo lãnh đạo Công ty Cổ phần Xe điện Hà Nội, tất cả nhân viên công ty được phổ biến nghiệp vụ theo hướng dẫn của Sở GTVT như thông tin hành khách, check mã QR, kiểm tra thẻ xanh, thẻ vàng của hành khách, các kỹ năng xử lý khi hành khách có triệu chứng mắc Covid-19.

Với Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco), trong thời gian tạm dừng hoạt động vẫn yêu cầu các đơn vị thường xuyên chăm sóc phương tiện để duy trì chất lượng, an toàn.

“Chúng tôi yêu cầu các đơn vị hoạt động xe buýt phân công 2 - 3 thợ, kỹ thuật theo trực tại xưởng bảo dưỡng để thực hiện công tác vệ sinh, chỉnh trang những xe buýt nằm bãi xe. Định kỳ kiểm tra các trang thiết bị trên xe và PCCC, đồng thời cho nổ máy kỹ thuật luân phiên hàng ngày để đảm bảo phương tiện luôn duy trì, sẵn sàng hoạt động tốt. Còn với người lao động, đến thời điểm này, về cơ bản đã thực hiện tiêm phòng vaccine mũi 1, nhất là đội ngũ gần 7.000 lái xe và nhân viên phục vụ”, lãnh đạo Transerco cho hay.

Cũng theo vị lãnh đạo này, khi xe buýt hoạt động trở lại, Transerco đã ban hành quy định chung về công tác phòng, chống dịch Covid-19 để triển khai đồng bộ các giải pháp.

“Sau mỗi ca làm việc, tất cả các phương tiện tại những đơn vị buýt thuộc Transerco đều được vệ sinh lau rửa sạch sẽ theo đúng quy trình, loại bỏ hết bùn đất, sau đó phun thuốc khử khuẩn toàn bộ theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Những vị trí có nhiều người tiếp xúc như: Tay nắm, ghế ngồi, các điểm bám lên xuống...đều được phun hóa chất khử khuẩn để bảo đảm an toàn phòng dịch. Trước giờ xuất bến, các xe còn được kiểm tra hộp đựng khẩu trang và nước sát khuẩn, bổ sung nếu thiếu”, lãnh đạo Transerco cho biết.

Thận trọng mở lại các loại hình vận tải, không nóng vội

Về nguyên nhân chưa thể triển khai cho các loại hình vận tải hoạt động trở lại như dự kiến trước đó, ông Đào Việt Long – Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết: Theo chỉ đạo của thành phố, sẽ mở lại các loại hình vận tải một cách thận trọng, từng bước một, tránh để tình trạng người dân đi lại đông sau thời gian 2 tháng cách ly xã hội.

“Giờ mở bến xe, các loại hình vận tải, công cộng hoạt động tâm lý của người dân ở nhà lâu muốn đi lại, du lịch trong khi đó nguy cơ dịch bệnh vẫn tiềm ẩn cao. Do đó thành phố sẽ mở theo từng bước nới lỏng theo chỉ thị của Chính phủ”, ông Đào Việt Long lý giải.

Theo ông Long, hoạt động phòng dịch căn cứ theo diễn biến dịch bệnh trên địa bàn thành phố sẽ chia ra các mức độ để áp dụng theo Chỉ thị 15 của thành phố, sau đó áp dụng theo Chỉ thị 19 và kèm theo tình hình dịch ở địa phương để đưa ra các mức tỷ lệ % của từng loại hình vận tải.

"Sở GTVT đã xây dựng kế hoạch đối với từng loại hình vận tải, theo từng bước và từng giai đoạn, các tiêu chí về phòng chống dịch trên cơ sở theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GTVT. Theo Chỉ thị 22 của thành phố đối với loại hình vận tải hàng hóa sẽ không đưa ra quy định làm cản trở lưu thông, đặc biệt hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân", ông Long cho hay.

Theo ông Long, trước đó, để sẵn sàng kích hoạt lại dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sau khi Hà Nội nới lỏng giãn cách từ ngày 21/9, Sở GTVT đang xây dựng bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt.

Sở GTVT Hà Nội cũng đưa ra các tiêu chí "thẻ xanh Covid" và "thẻ vàng Covid" để tái khởi động dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sau khi TP. Hà Nội nới lỏng giãn cách từ ngày 21/9.

Cụ thể, "thẻ xanh Covid" được cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử cho các cá nhân đáp ứng một trong các điều kiện sau: Đã tiêm mũi vaccine thứ hai được 14 ngày và không quá 12 tháng hoặc đã được tiêm 1 mũi vaccine (đối với các loại vaccine chỉ cần tiêm 1 mũi như vaccine Janssen của Johnson & Johnson) được 14 ngày và không quá 12 tháng; người nhiễm SARS-CoV-2 khỏi bệnh, đã hoàn thành thời gian cách ly trong vòng 21 ngày tính từ khi khỏi bệnh.

"Thẻ vàng Covid" được cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử cho các cá nhân đáp ứng các điều kiện là đã tiêm 1 mũi đối với vaccine có yêu cầu 2 mũi được 14 ngày.

Đối với các cá nhân không có thông tin dữ liệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử (sổ sức khoẻ điện tử) có thể chứng minh bằng các giấy tờ có liên quan như: giấy chứng nhận tiêm chủng bảo đảm điều kiện của thẻ xanh/thẻ vàng.

Được biết, UBND TP.Hà Nội cũng đã có kế hoạch về kịch bản Hà Nội kết có thể thúc giãn cách sau ngày 21/9. Tuy nhiên, hiện tại các kế hoạch, phương án nới lỏng giãn cách xã hội chưa được báo cáo thường trực Thành uỷ.

Thành phố cần có xem xét, đánh giá tổng thể về tình hình dịch bệnh, đặc biệt là dự báo về nguy cơ của ngành chuyên môn, phối hợp và thống nhất phương án với các tỉnh, thành phố lân cận. Đồng thời, TP.Hà Nội tham khảo ý kiến của các cơ quan để có phương án cụ thể đối với việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn mới trên quan điểm thận trọng, nới lỏng nhưng phải bảo đảm kiểm soát được tình hình dịch bệnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những ai được đi xe buýt ở Hà Nội sau ngày 21/9?
Những ai được đi xe buýt ở Hà Nội sau ngày 21/9?

VOV.VN - Sở GTVT Hà Nội cũng đưa ra các tiêu chí "thẻ xanh Covid" và "thẻ vàng Covid" để tái khởi động dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sau khi TP Hà Nội nới lỏng giãn cách từ ngày 21/9.

Những ai được đi xe buýt ở Hà Nội sau ngày 21/9?

Những ai được đi xe buýt ở Hà Nội sau ngày 21/9?

VOV.VN - Sở GTVT Hà Nội cũng đưa ra các tiêu chí "thẻ xanh Covid" và "thẻ vàng Covid" để tái khởi động dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sau khi TP Hà Nội nới lỏng giãn cách từ ngày 21/9.

Hà Nội: Hành khách đi xe buýt phải có thẻ xanh/thẻ vàng
Hà Nội: Hành khách đi xe buýt phải có thẻ xanh/thẻ vàng

VOV.VN - Việc áp dụng thẻ xanh/thẻ vàng theo 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu là 15 ngày sau thời điểm giãn cách xã hội trên toàn Thành phố Hà Nội kể từ 6 giờ ngày 21/9 đến hết ngày 5/10; giai đoạn từ ngày 6/10; và giai đoạn bình thường mới.

Hà Nội: Hành khách đi xe buýt phải có thẻ xanh/thẻ vàng

Hà Nội: Hành khách đi xe buýt phải có thẻ xanh/thẻ vàng

VOV.VN - Việc áp dụng thẻ xanh/thẻ vàng theo 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu là 15 ngày sau thời điểm giãn cách xã hội trên toàn Thành phố Hà Nội kể từ 6 giờ ngày 21/9 đến hết ngày 5/10; giai đoạn từ ngày 6/10; và giai đoạn bình thường mới.

Hà Nội lại đề xuất đường riêng cho xe buýt: Hãy nhìn vào tuyến BRT đang vận hành
Hà Nội lại đề xuất đường riêng cho xe buýt: Hãy nhìn vào tuyến BRT đang vận hành

VOV.VN - Lòng đường phố ở Hà Nội quá hẹp, nhiều đường cắt ngang, dễ gây xung đột giao thông, trong khi lại phải bỏ ra khoảng 5m mặt cắt ngang cho riêng xe buýt, thì liệu có khả thi?

Hà Nội lại đề xuất đường riêng cho xe buýt: Hãy nhìn vào tuyến BRT đang vận hành

Hà Nội lại đề xuất đường riêng cho xe buýt: Hãy nhìn vào tuyến BRT đang vận hành

VOV.VN - Lòng đường phố ở Hà Nội quá hẹp, nhiều đường cắt ngang, dễ gây xung đột giao thông, trong khi lại phải bỏ ra khoảng 5m mặt cắt ngang cho riêng xe buýt, thì liệu có khả thi?

Thất bại của xe buýt nhanh (BRT) Hà Nội, bài học cho TP HCM
Thất bại của xe buýt nhanh (BRT) Hà Nội, bài học cho TP HCM

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng nếu TP HCM không thận trọng rất dễ sẽ đi vào vết xe đổ của Hà Nội, cần tính đến chuyện "Ai đi, đối tượng đi xe buýt nhanh là ai, đi từ đâu đến đâu. Đây là chưa có số liệu chứng minh cho BRT, chưa có cơ sở xã hội học nên thất bại".

Thất bại của xe buýt nhanh (BRT) Hà Nội, bài học cho TP HCM

Thất bại của xe buýt nhanh (BRT) Hà Nội, bài học cho TP HCM

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng nếu TP HCM không thận trọng rất dễ sẽ đi vào vết xe đổ của Hà Nội, cần tính đến chuyện "Ai đi, đối tượng đi xe buýt nhanh là ai, đi từ đâu đến đâu. Đây là chưa có số liệu chứng minh cho BRT, chưa có cơ sở xã hội học nên thất bại".

Mở làn riêng cho xe buýt: Đi vào “vết xe đổ” của buýt nhanh BRT?
Mở làn riêng cho xe buýt: Đi vào “vết xe đổ” của buýt nhanh BRT?

VOV.VN -Hà Nội cần có hạ tầng giao thông tốt rồi hãy nghĩ đến chuyện tách riêng làn cho từng phương tiện. Bài học của tuyến buýt nhanh BRT vẫn nguyên giá trị...

Mở làn riêng cho xe buýt: Đi vào “vết xe đổ” của buýt nhanh BRT?

Mở làn riêng cho xe buýt: Đi vào “vết xe đổ” của buýt nhanh BRT?

VOV.VN -Hà Nội cần có hạ tầng giao thông tốt rồi hãy nghĩ đến chuyện tách riêng làn cho từng phương tiện. Bài học của tuyến buýt nhanh BRT vẫn nguyên giá trị...

Đường sắt đô thị Hà Nội liệu có chung số phận với buýt nhanh BRT?
Đường sắt đô thị Hà Nội liệu có chung số phận với buýt nhanh BRT?

VOV.VN - Thực trạng ngõ nhỏ, thói quen đi lại và những bất cập trong kết nối... liệu đường sắt đô thị có giúp người dân giảm dần phương tiện cá nhân?

Đường sắt đô thị Hà Nội liệu có chung số phận với buýt nhanh BRT?

Đường sắt đô thị Hà Nội liệu có chung số phận với buýt nhanh BRT?

VOV.VN - Thực trạng ngõ nhỏ, thói quen đi lại và những bất cập trong kết nối... liệu đường sắt đô thị có giúp người dân giảm dần phương tiện cá nhân?