Cao Bằng phát huy hiệu quả kinh tế từ cây thạch đen

VOV.VN - Thạch An là địa phương có diện tích trồng thạch đen lớn nhất tỉnh Cao Bằng và hiện cây thạch đen đang là một trong những cây trồng chủ lực giúp người dân xóa đói, giảm nghèo.

 

Để nâng cao giá trị kinh tế của cây thạch đen, chính quyền huyện Thạch An đã tìm nhiều giải pháp giúp người dân thiết lập chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm và hình thành, phát triển các vùng sản xuất tập trung.

Thạch đen là món quà vặt làm từ cây thạch đen được nhiều người ưa thích vì tác dụng giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Trước đây, thạch đen chỉ được sản xuất vào mùa hè, nhưng khoảng 3 năm trở lại đây thạch đen được làm quanh năm và sức tiêu thụ vẫn tốt. 

Chị Trần Thị Hằng chủ cơ sở thạch đen Hằng Hoàng ở xóm Nà Cốc, xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng cho biết, năm vừa qua, trung bình mỗi ngày cơ sở sản xuất được khoảng 1.600 đến 1.800 hộp thạch thành phẩm (tương ứng với khoảng 60-80 kg lá cây thạch đen khô).

"Trước đây vào mùa đông hầu như chúng tôi không sản xuất. Còn 2 năm 3 năm trở lại đây thạch đen là món ăn luôn được khách hàng tin tưởng và ủng hộ nên chúng tôi vẫn sản xuất đều, không nghỉ ngày nào, tuy nhiên số lượng so với mùa hè thì không bằng” - chị Hằng chia sẻ.

Cơ sở sản xuất thạch đen Lê Thùy ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng cũng được nhiều người biết đến với sản phẩm thạch đen đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh và là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Cao Bằng năm 2020, giải “Thương hiệu vàng Nông nghiệp Việt Nam năm 2022” và được khách hàng ở nhiều tỉnh, thành phố tin tưởng lựa chọn. Năm vừa qua, thức đặc sản này của Thạch An có nhiều cơ hội để tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Theo chị Thùy: "Hiện giờ sản phẩm thạch đen đã dần có chỗ đứng trên thị trường. Số lượng thạch tiêu thụ được mỗi ngày cũng ổn định, chủ yếu bán qua mạng Facebook, Zalo và cho các đại lý, siêu thị... Nhờ thạch đen mà cuộc sống ổn định hơn và có thể giúp đỡ được một số chị em trong thôn có việc làm, có thêm thu nhập lo cho con cái ăn học. Cơ sở sản xuất thạch đen của gia đình tôi tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 6 lao động, thu nhập trung bình mỗi ngày khoảng 300.000-400.000 đồng/người".

Để hình thành vùng sản xuất tập trung tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt đáp ứng được thị trường, tăng thu nhập cho người dân, những năm gần đây, huyện Thạch An đã vận động người dân đầu tư, mở rộng diện tích trồng cây thạch đen. Đến nay, thạch đen được trồng rải khắp 9/16 xã, thị trấn và trở thành cây trồng mũi nhọn của huyện, là cơ sở để người dân địa phương thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Anh Trịnh Văn Cửu dân tộc Mông ở xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng cho biết: Nhờ trồng thạch đen, kinh tế gia đình từng bước phát triển, anh có điều kiện sắm sửa nhiều vật dụng phục vụ sinh hoạt gia đình.

“Diện tích trồng thạch của gia đình tôi có khoảng 5ha, tôi cũng dự kiến trong năm tới sẽ trồng thêm. Ở đây không có cây nào trồng dễ mà lại có giá trị kinh tế cao và có đầu ra ổn định hơn cây thạch cả. Ở đây không có ruộng làm lúa vì vậy bà con đều nhờ vào cây thạch để phát triển kinh tế, từ cây thạch nhiều người đã làm được nhà mới, mua xe mới. Từ trước thì chúng tôi chủ yếu bán cho thương lái, nếu như được huyện cấp cho mã vùng trồng thạch để có thể xuất sang nước ngoài thì giá cả sẽ ổn định hơn, bà con sẽ có thu nhập tốt hơn” - Trịnh Văn Cửu cho biết.

Thạch đen dạng thực phẩm và cây thạch đen sấy khô đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ năm 2020; nhãn hiệu do UBND huyện Thạch An là chủ sở hữu. Theo đó, UBND huyện Thạch An đã trao giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Thạch đen - Thạch An” cho 09 hộ chế biến, kinh doanh sản phẩm thạch đen trên địa bàn.

Đây là nền tảng cho các sản phẩm đặc sản tiến xa hơn trên thị trường và cũng là một trong những yếu tố giúp nông dân gắn bó với sản phẩm đặc trưng của địa phương. 

Ông Ngô Thế Mạnh, Phó chủ tịch UBND huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng cho biết, năm 2024 huyện Thạch An tiếp tục triển khai phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị bằng nguồn kinh phí Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để hỗ trợ nhân dân phát triển tăng diện tích cây trồng này.

“Để thực hiện đưa sản phẩm thạch đen ra thị trường, ngoài sự đầu tư của nhà nước, huyện Thạch An chúng tôi đã tranh thủ nguồn hỗ trợ của dự án do quỹ nông nghiệp quốc tế IFAT tài trợ, thì cũng đã cấp được 189 mã vùng trồng cây thạch, đảm bảo đủ chất lượng xuất sang nước ngoài. Từ tháng 5/2023 các cửa khẩu được mở trở lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu thạch nguyên liệu sang Trung Quốc, huyện đã chỉ đạo đầu năm 2024 sẽ trồng đảm bảo diện tích tỉnh giao khoảng 500 ha/năm, năng suất ước tính khoảng 5-6tấn/1 ha, giá trị kinh tế hàng năm thu về cho huyện khoảng 100-120 tỷ đồng” - ông Ngô Thế Mạnh nhấn mạnh.

Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho cây thạch đen phát triển, cùng với những nỗ lực cố gắng của chính quyền địa phương, tin rằng cây thạch đen của huyện Thạch An sẽ ngày càng được nâng cao về chất lượng, sản lượng cũng như giá trị, góp phần phát triển kinh tế cho bà con và địa phương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cao Bằng xây dựng Trà Lĩnh thành Cửa khẩu số trong năm 2024
Cao Bằng xây dựng Trà Lĩnh thành Cửa khẩu số trong năm 2024

VOV.VN - Sau khi nâng cấp cửa khẩu Trà Lĩnh (huyện Trùng Khánh) trở thành cửa khẩu quốc tế cuối 2023, tỉnh Cao Bằng đang tiếp tục đầu tư để ngay trong năm 2024 xây dựng Trà Lĩnh thành cửa khẩu số, tiến tới mô hình cửa khẩu thông minh đầu tiên của tỉnh.

Cao Bằng xây dựng Trà Lĩnh thành Cửa khẩu số trong năm 2024

Cao Bằng xây dựng Trà Lĩnh thành Cửa khẩu số trong năm 2024

VOV.VN - Sau khi nâng cấp cửa khẩu Trà Lĩnh (huyện Trùng Khánh) trở thành cửa khẩu quốc tế cuối 2023, tỉnh Cao Bằng đang tiếp tục đầu tư để ngay trong năm 2024 xây dựng Trà Lĩnh thành cửa khẩu số, tiến tới mô hình cửa khẩu thông minh đầu tiên của tỉnh.

Nuôi cá tầm trên dòng nước chảy tự nhiên ở Cao Bằng
Nuôi cá tầm trên dòng nước chảy tự nhiên ở Cao Bằng

VOV.VN - Những năm gần đây người dân huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã phát triển mô hình nuôi cá tầm trên dòng nước chảy tự nhiên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nuôi cá tầm trên dòng nước chảy tự nhiên ở Cao Bằng

Nuôi cá tầm trên dòng nước chảy tự nhiên ở Cao Bằng

VOV.VN - Những năm gần đây người dân huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã phát triển mô hình nuôi cá tầm trên dòng nước chảy tự nhiên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bình Định còn 9 hộ dân chưa giao mặt bằng cao tốc Bắc - Nam
Bình Định còn 9 hộ dân chưa giao mặt bằng cao tốc Bắc - Nam

VOV.VN - Tại tỉnh Bình Định vẫn còn 1 tổ chức, 9 hộ dân trên tuyến chính Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025 chưa bàn giao mặt bằng.

Bình Định còn 9 hộ dân chưa giao mặt bằng cao tốc Bắc - Nam

Bình Định còn 9 hộ dân chưa giao mặt bằng cao tốc Bắc - Nam

VOV.VN - Tại tỉnh Bình Định vẫn còn 1 tổ chức, 9 hộ dân trên tuyến chính Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025 chưa bàn giao mặt bằng.

Cao Bằng từng bước tạo đột phá trong phát triển kinh tế cửa khẩu
Cao Bằng từng bước tạo đột phá trong phát triển kinh tế cửa khẩu

VOV.VN - Bước tiến của kinh tế biên mậu Cao Bằng đang từng bước cụ thể hóa, với mục tiêu đưa lĩnh vực này trở thành 1 trong 3 mũi nhọn đột phá của kinh tế địa phương, nhất là sau thời gian dài ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cao Bằng từng bước tạo đột phá trong phát triển kinh tế cửa khẩu

Cao Bằng từng bước tạo đột phá trong phát triển kinh tế cửa khẩu

VOV.VN - Bước tiến của kinh tế biên mậu Cao Bằng đang từng bước cụ thể hóa, với mục tiêu đưa lĩnh vực này trở thành 1 trong 3 mũi nhọn đột phá của kinh tế địa phương, nhất là sau thời gian dài ảnh hưởng của dịch Covid-19.